Lao đao vì hoa Tết
Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng người trồng hoa Tết năm nay tại cao nguyên Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không khỏi buồn rầu vì hoa phát triển chậm, thậm chí một số nhà vườn “đứng ngồi không yên” vì quất cảnh bị vàng lá, rụng quả.
Hoa Tết tại cao nguyên Buôn Ma Thuột đang bước vào giai đoạn chăm sóc cuối cùng để “cười” cho đúng dịp Tết.
Canh cánh nỗi lo
Thời điểm này, tại các vựa hoa lớn của “phố núi” Buôn Ma Thuột như: Khánh Xuân, Thành Nhất, Ea Tam, Hòa Thắng… hoa Tết đang bước vào giai đoạn chăm sóc cuối cùng để “cười” cho đúng dịp Tết. Có mặt tại các nhà vườn trồng hoa cúc, hướng dương, hoa ly… PV Dân trí chứng kiến người dân đang tất bật chăm bón, bơm thuốc, cắt tỉa, buộc cành vào chậu…
Theo phản ánh của người trồng hoa, hơn một tháng đến nay, do thời tiết lạnh kéo dài nên ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của hoa. Hoa phát triển chậm hơn, chiều cao không đạt, nụ hoa nhỏ lại ra không đều… càng khiến mối lo hoa Tết sẽ nở không đúng dịp.
Chị Nguyễn Việt Chiều, chủ vườn hoa có hơn 800 chậu cúc vàng pha lê ở tổ 37, phường Thành Nhất, cho biết: “Hoa Tết năm nay thật khó trồng, cứ 1.000 cây là có 700 đến 800 cây là không đạt về chiều cao, thân cây nhỏ lại còn bị thối hàng loạt nên hao hụt lắm. Dự kiến, số hoa Tết nhà tôi sẽ nở vào độ 20 tháng Chạp âm lịch, nhưng thời tiết cứ lạnh mãi như thế này, tôi lo là hoa không vào vụ”.
Video đang HOT
Theo người trồng hoa, hoa cúc vàng pha lê phát triển chậm, chiều cao không đạt, nụ hoa nhỏ lại ra không đều do trời lạnh.
Chị Chiều cũng cho biết hiện gia đình chị đang huy động tất cả mọi nhân công hiện có chăm sóc cho vựa hoa nở đúng hẹn. “Bây giờ gần đến Tết rồi, khâu chăm sóc càng quan trọng, mình mà thực hiện không đúng quy trình có khi vườn hoa này bỏ đi là chắc. Bây giờ chúng tôi đang tập trung tỉa nụ, và phun thuốc để cho hoa phát triển bình thường”, chị Chiều nói.
Trong khi đó, anh Đỗ Tất Luyện, người trồng hoa Tết ở khối 4, phường Thành Nhất cho hay: “Mọi năm vào giờ này, vườn hoa nhà tôi, nụ đã to lắm rồi, nhưng năm nay do lạnh quá nên nụ ra rất ít. Tôi dự định hoa sẽ nở trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tuần, nhưng thời tiết như thế này, có lẽ chắc muộn hơn. Nghề trồng hoa là vậy, có khi người ta ăn tết xong hoa mới nở”.
Tại các nhà vườn ở phường Khánh Xuân, phường Ea Tam… người trồng hoa cũng lâm cảnh “đứng ngồi không yên”. Khoảng 1.500 chậu hoa cúc vàng pha lê của bà Nguyễn Thị Hương và ông Tạ Văn Thưởng (khối 6, phường Ea Tam) hoa không đạt độ cao, kích thước không đều.
Mong đừng “rớt giá”
Theo anh Lưu Mạnh Cường, nhà vườn trồng hoa lâu năm ở khối 10, phường Khánh Xuân, với tình hình hiện nay, các nhà vườn chỉ mong hoa nở đúng “hẹn” và giá cả không thấp hơn so với năm ngoái. Riêng hoa cúc, dao động từ 200.000 đồng – 250.000 đồng/chậu nhỏ; 250.000 đồng – 350.000 đồng/chậu trung bình; chậu lớn 350.000 đồng – 450.000 đồng/chậu.
“Nói chung chất lượng hoa năm nay không đạt so với mọi năm, như vườn hoa cúc nhà tôi,hoa không đạt độ cao vì lạnh, bên cạnh đó người trồng hoa ở Buôn Ma Thuột bây giờ rất nhiều”, anh Cường lý giải.
“Chúng tôi cũng mong giá hoa bán ra sẽ bằng với năm ngoái mới mong có lãi chứ thấp hơn là nhà vườn chịu chết. Để đầu tư một vườn hoa phải bỏ chi phí ra rất nhiều, nào là giống, phân bón, thuê mướn nhân công… nhưng không được giá là lỗ”, chị Chiều – chủ vườn hoa ở phường Thành Nhất trăn trở.
Các nhà vườn trồng hoa Tết năm nay tại Buôn Ma Thuột mong cho hoa nở đúng hẹn và giá cả không thấp hơn so với năm ngoái.
Khác với các hộ trồng cúc, hướng dương, hoa ly ở phường Khánh Xuân, Thành Nhất, hàng chục hộ dân trồng quất cảnh ở xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột) đang đứng trước một mùa vụ bết bát chưa từng có trong nhiều năm qua vì quất bỗng nhiên vàng lá, rụng quả hàng loạt.
Ông Quách Thùy Dương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Thắng cho biết ước tính thiệt hại cho các hộ trồng quất trên đia bàn xã là 70%. “Năm nay tình hình mưa nhiều, quất thối rễ, cộng với quá trình chăm sóc quất bị sâu bệnh nên vàng lá và rất ít quả. Hiện bà con trong xã cố gắng vớt vát, phục hồi lại được phần nào hay phần đó”, ông Dương cho biết.
Viết Hảo
Theo Dantri
Đào, quất được giá khi vào Nam
Còn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, tại những làng hoa nổi tiếng Hà Nội, đào, quất vẫn đang được thương lái hối hả gom chuyển vào Nam.
Năm nay, do thời tiết diễn biến bất thường, nhất là đợt rét đậm, rét hại vừa qua nên nhiều cây đào ở khu vực Nhật Tân (Hà Nội) chậm nở hoa, nụ bé. Những cây đã nở thì hoa nhỏ, màu nhạt.
Anh Tuấn, chủ một vườn đào ở Nhật Tân, cho biết: Trời rét, nhà vườn phải chăm bón đặc biệt, tôn nhiêu công sức, nhất là phải tốn công hun khói, ủ ấm để đào ra hoa nhưng dự báo giá bán so với năm trước tăng không đáng kể. Tuy vậy, những gốc đào đẹp đến thời điểm này hầu như không còn. "Bao nhiêu gốc đẹp đã gom chuyển vào Nam cách đây cả tuân rồi, còn lại hầu hết là những gốc chậm nở để dành phục vụ khách hàng bình dân tại Hà Nội" - anh Tuấn nói.
Cũng theo anh Tuấn, thời điểm này, các thương lái chủ yếu gom đào từ các nhà vườn vùng lân cận Hà Nôi như Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình...
Các chủ vườn chọn những cây đẹp để chuyển vào Nam. Ảnh: NLĐ
Theo các chủ vườn, đào ở Nhật Tân năm nay được gom chuyên vào Nam loại có giá "bèo" nhất cũng khoảng 5-7 triệu đồng, có gốc vài chục triệu đồng. Hiên đào bán sớm tại vườn giá khoảng 700.000 - 800.000 đông/cành. Trong khi đó, đào ở các khu vực lân cận có giá rẻ hơn từ vài trăm đến vài triệu đồng mỗi gốc.
Anh Đỗ Viết Sơn, chủ một vườn đào ở Nam Trực (Nam Định), cho biết mỗi ngày, thương lái đến gom cả trăm gốc đào chuyển vào phía Nam. Riêng vườn nhà anh cũng đã bán được hơn 100 gốc đào trong tổng số 200 gốc cho thương lái.
Theo đánh giá của nhiều chủ vườn, giá quất sẽ thấp hơn năm trước ít nhất 10% do chín đúng vụ và được mùa. Ghi nhân thực tê cho thây dù còn nửa tháng nữa mới đến Tết nhưng hầu hết quất tại khu vực nội và ngoại thành Hà Nội đều cho quả to, đẹp, mọng và khá đều. "Quất năm nay đẹp nhưng khó bán giá cao vì được mùa. Ngay cả quất chuyển vào Nam cũng chỉ bán với mức giá ngang năm ngoái" - ông Nguyễn Công Sự, chủ một vườn quất ở Từ Liêm - Hà Nội, cho hay.
Tại khu vực Tứ Liên, Quảng Bá - Hà Nội, quất chuyển vào Nam thường là loại gốc trung bình, giá từ 1 triệu đến dưới 10 triệu đồng. Những gốc đẹp, giá cao trên 10 triệu đồng năm nay ít được chuộng, nếu có thì chỉ khách lẻ đến đặt trực tiếp tại vườn.
Anh Quang (Quảng Bá) cho biết mọi năm, anh vẫn bán quất cho thương lái nhưng năm nay, họ gom hàng với giá thâp nên anh quyết định tự tổ chức chuyển vào Nam bán. "Như thế, mình vừa được lãi hơn mà khách cũng mua được quất giá phải chăng" - anh Quang nói. Không riêng anh Quang, nhiều chủ vườn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng đang tính toán tự chuyển quất, đào vào Nam, không qua thương lái...
Theo VNE
Nông dân và nỗi lo hoa Tết mất mùa Còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thế nhưng nhiều vườn đào, quất tại Hà Nội vẫn tiếp tục... "ngủ đông". Anh Hoàng Văn Hùng, một chủ vườn hoa ở Nhật Tân cho biết, nếu tiếp tục rét đậm, gần ½ gốc đào sẽ không nở như ý Thấp thỏm canh hoa chờ tết Trong dịp Tết cổ truyền...