Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt
Hàng chục hộ dân đào hố sâu chừng 3- 5m, rộng chừng 2-3m2, rải vôi bột rồi phủ lên lớp nilong cáu bẩn, sau đó chôn chanh, quất, sấu xuống hố, phủ lớp muối lên, để cả chục ngày bốc mùi hôi nồng nặc, rồi đem bán cho các cơ sở khác làm ô mai, mứt.
Đó là cảnh quy trình ủ chanh, quất, sấu… để làm ô mai, mứt của hàng chục hộ dân thuộc địa bàn xã Đồng Mai (quận Hà Đông – Hà Nội). Theo tìm hiểu của PV, thì phần lớn các cơ sở ủ quất, sấu thối ở đây xuất khẩu đi Trung Quốc, cơ sở đặt hàng trong nước chỉ chiếm số ít.
Trong vai một cơ sở cần tìm mua quất, sấu khô để làm ô mai, PV Infonet đã tìm về Đồng Mai để tìm hiểu quy trình làm nguyên liệu ô mai, mứt. Tiếp cận được chị T, một cơ sở chuyên ủ quất, sấu làm ô mai, mứt, chị T vừa trả lời vừa dò xét, chú cần mua nhiều không? Cơ sở địa chỉ ở đâu? Nếu đặt mua để lại số điện thoại, khi nào có mẻ ủ mới ra, tôi sẽ gọi điện cho!
Hàng tấn quất bốc mùi được người làm nghề phơi khô để làm ô mai
PV hỏi về quy trình làm nguyên liệu ở đây, chị T cho rằng, những mẻ ủ nguyên liệu này đã có cơ sở đặt hàng từ đầu năm và những hộ làm nghề cả chục năm nay chuyên ủ sấu, quất cho các cơ sở làm ô mai, mứt.
PV được tận mắt chứng kiến quy trình ủ quất, sấu thối của cơ sở chị T. Bước chân vào đây, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ruồi nhặng bay vo ve, mùi khó chịu và ô nhiễm vậy khiến bất cứ ai bước chân vào đây cũng thấy rợn người… bởi cảnh quá mất vệ sinh.
Quy trình ủ quất, sấu thối ở đây rất lạ đời. Người dân đào hố sâu chừng 3 -5m, rộng chừng 2 -3m2, rồi dựng vài tấm prôximăng che nắng, che mưa. Sau đó rắc lớp vôi bột rồi rải nilong lên, đổ quất, sấu, chanh… xuống ủ. Khi đã đổ một lớp quất, sấu, chanh người làm nghề phủ 1 lớp muối lên trên và cứ để như vậy chừng 10 ngày khi sấu, quất, chanh chảy nước, bốc mùi, vỏ thâm xì rồi “vớt” lên phơi khô.
Nhìn hình ảnh này không ít người rùng mình khi nghĩ đến ô mai, mứt tết.
Sau khi người làm nghề “vớt” những đống quả dưới hố đem đi phơi, nhưng không hề có động tác vệ sinh hố đất hay lớp nilong trải đựng sấu, quất, chanh ủ mà chỉ phơi khôi qua loa, để vài hôm lại cho ủ mẻ khác.
PV tìm vào cơ sở của anh H, một người làm nghề ủ sấu, quất, chanh thối nhiều năm qua. Dựng xe bước vào sân, chúng tôi chứng kiến cả sân các loại quả này đã thối, chuyển màu thâm thâm, bốc mùi khó chịu được anh H đánh thành từng luống phơi ở sân. Theo anh H, anh mới “vớt” quả lên hôm trước, chưa được nắng, phải phơi vài hôm nắng to thì “hàng” khô quắt lại rồi đóng tải nilong bán cho các cơ sở làm ô mai, làm mứt…
PV đặt vấn đề mua lại một vài tấn để làm ô mai, mứt. Anh H không ngừng giới thiệu sản phẩm của cơ sở mình làm ra cho chúng tôi biết. Quy trình làm cũng tương tự cơ sở của chị T, nhưng quy mô của anh H lớn hơn. Theo anh H, vào những mùa này, hàng tiêu thụ rất chậm. Chỉ vào những tháng cuối năm, nhu cầu làm mứt, ô mai tăng cao. Người ta gọi điện về đây đặt mua hàng chục tấn một…
Nhưng theo anh H, vào những tháng cuối năm, người làm nghề chúng tôi không được nắng để phơi khô sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi phải tranh thủ mùa nắng ráo làm để tích trữ rồi bán cho những cơ sở trong nước và nước ngoài.
Video đang HOT
Những chiếc hố sâu được người làm nghề đào để ủ quất, sấu làm ô mai.
Nguyên liệu chính của những cơ sở này là mua nguyên liệu sấu xanh, quả quất, chanh đóng thành từng tải chuyển về sau đó người ta “vô tư” đổ xuống hố. Người ta thu mua chỉ vài ba trăm ngàn đồng đến gần 1 triệu/tấn quất, sấu nguyên liệu… Sau quá trình “chế biến” có thể xuất xưởng tới vài triệu đồng/tấn, tùy từng loại quả, giá khác nhau. Quy trình vận chuyển những quả dập, thối, nát… đều được người làm nghề ở đây tận dụng đưa hết xuống ủ muối. Sau vài ngày, bốc mùi hôi thối, nồng nặc cả một khu vực…
Lấy lý do đi tìm hiểu tham khảo vài cơ sở khác, PV rời cơ sở của anh H. Anh H không quên nhắn nhủ: “Các chú cứ đi tìm hiểu kỹ đi, quyết được thì quay lại đặt hàng của anh. Đảm bảo giá rẻ hơn và chất lượng hơn…”
Một vài hình ảnh làm nghề ô mai, mứt:
Quất, sấu được đưa xuống hố, lẫn cả muối trắng.
Những chiếc hố được che chắn sơ sài
Sau khoảng 10 ngày, người ta vớt nguyên liệu làm ô mai lên đây
Theo Infonet
Mứt dừa làm từ dừa phế thải, ômai lẫn trong khói bụi
Bên cạnh các loại gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm liên tiếp đưa vào Sài Gòn để tiêu thụ thì các loại thực phẩm khác phục vụ cho nhu cầu Tết như bánh kẹo, mứt, hạt dưa,... kém chất lượng cũng chen vào tràn lan và công khai tại các chợ.
Trong vai một người đi mua mứt số lượng lớn để về bán lẻ, chúng tôi dễ dàng tiếp cận một vài cơ sở và chứng kiến một vài qui trình sản xuất với công nghệ...thấy ớn.
Theo tìm hiểu, hầu hết trái cây được chuyển đến các lò mứt đều chưa chín, có cả trái non. Muốn ép chín, tẩy trắng sản phẩm, các chủ lò phải dùng hóa chất. Ảnh Ngô Đồng
Sự thật đằng sau thị trường mứt Tết
Tại một cơ sở sản xuất thuộc Xóm Đất, phường 9, quận 11 TP.HCM, chúng tôi chứng kiến một vài qui trình làm mứt. Cơ sở sản xuất công khai ngay trước mặt tiền nhà, nhiều người qua lại, lấn cả đường đi, giày dép để đầy trước ngạch cửa chen lẫn trong đống cơm dừa. Gần 10 thanh niên trai tráng ở trần, mồ hôi nhễ nhại, không găng tay, vừa hút thuốc vừa múc dừa đổ vào máy bào.
Sau khi cơm dừa được bào thành sợi, những người này lại mang đổ vào những chiếc thùng phi cỡ lớn đặt trước nhà, kế bên là miệng cống rãnh hôi thối.
Cơm dừa được ngâm trong một loại nước đặc biệt trong thùng phi, có khả năng là chất tẩy trắng. Nhìn vào thấy màu trắng bệch, đặc quánh, kèm mùi khó chịu. Một thanh niên cho chúng tôi biết, cơm dừa được ngâm như vậy cả ngày để...làm trắng sạch.
Qua tìm hiểu được biết cơm dừa này một phần được thu mua từ những người nhặt ve chai, gom rác thải. Mỗi vỏ dừa gom được, những người gom rác thải bán lại cho các cơ sở sản xuất từ 500 - 1.000 đồng/vỏ.
Một cơ sở sản xuất mứt, ô mai quận Bình Tân, TP.HCM. Nguyên liệu làm mứt được chứa trong những cần xé đầy cáu bẩn. Ảnh: Ngô Đồng
Kế bên cơ sở này cũng là một cơ sở sản xuất mứt khác, qui mô không kém. Theo quan sát, bên trong nhà, nhiều thùng mứt thành phẩm đã được đóng gói bao bì sẵn. Người chở hàng đến đưa hàng đi tiêu thụ liên tục. Qua trao đổi giá cả, được biết giá phân phối mứt dao động từ 30.000 - 90.000 đồng/kg tùy từng loại; như mứt dừa, giá lẻ: 85.000 đồng/500g, giá sỉ: 150.000 đồng/kg.
Việc sản xuất, gom hàng thực phẩm tết cũng diễn ra khá tấp nập tại khu Cư xá Đường Sắt (đường Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3, TP.HCM). Tại đây, nhiều lò mứt thủ công đang hoạt động nhộn nhịp. Từ đầu hẻm 290 kéo dài qua hướng đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), hàng chục hộ dân nhộn nhịp lột vỏ me, ai cũng mồ hôi nhễ nhại. Me sau khi lột được vứt vội vào rổ hoặc thau nhựa để trên nền đất cát bụi. Một số nam thanh niên mình trần, hì hục làm việc trong những căn nhà lụp xụp, cửa mở he hé.
Một người dân sống hơn 20 năm tại đây cho biết: "Xóm này nhỏ, dân sản xuất mứt quen nhau, nên người lạ tới là họ nghi ngay".
Theo tìm hiểu, hầu hết trái cây được chuyển đến các lò mứt đều chưa chín, có cả trái non. Muốn ép chín, tẩy trắng sản phẩm, các chủ lò phải dùng hóa chất.
Điều đáng nói là một vài cơ sở tại các điểm nêu trên từng bị cơ quan chức năng "tuýt còi" vì vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; thuê nhân công không hợp đồng lao động, không kiểm tra sức khỏe,...nhưng cứ đến hẹn lại lên, các cơ sở này vẫn tấp nập sản xuất.
Thâm nhập vào chợ
Theo ghi nhận tại chợ Bình Tây, An Đông, Bà Chiểu,...các loại bánh kẹo mứt tết không nguồn gốc, nhãn mắc, không hạn sử dụng hiện đã được bày bán ngổn ngang.
Hàng trăm loại mứt tết, ô mai được bày bán...trần như nhộng, không có bất cứ thứ gì che chắn và cũng chẳng có nhãn mác gì gắn kèm. Các loại ô mai khác như bí đao, kiwi, mơ, mận,... cũng không có xuất xứ nào ngoài lời chào mời có cánh của chủ hàng.
Nhiều loại mứt được bày bán tại các chợ trần như nhộng. Ảnh: Ngô Đồng
Trong khi đó, tại nhiều chợ dân sinh, nhiều thực phẩm tết như bò khô, măng khô, lạp xưởng,... cũng được bày bán la liệt ở các quầy hàng gia vị, không đề nhãn mác xuất xứ. Điều đáng nói là vẫn có người mua hàng, bởi đơn giản giá các mặt hàng này mềm hơn nhiều so với giá bán ở siêu thị, cửa hàng lớn.
Mặt hàng giò chả là một trong những mặt hàng được tiêu thụ mạnh vào dịp Tết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo chị Quỳnh, một người có thâm niên làm giò chả nhiều năm, giò chả nếu như không có độ giòn, dai thì sẽ không bán được hàng. Do đó, những người sản xuất thường cho hàn the và một ít bột tạo nạc vào để làm cho cây giò thêm thơm giòn và ngon hơn. Biết là độc hại, nhưng nếu không làm như vậy thì sẽ khó bán được hàng và lợi nhuận cũng không cao.
Trong vai một người cần đặt mua lượng mứt nhiều để chuẩn bị biếu tặng, một tiểu thương ở chợ Bình Tây giới thiệu cho chúng tôi các loại mứt giá từ hơn 100.000 đồng/kg đến loại thấp nhất 40.000 đồng/kg. Khi được hỏi vì sao mứt không có nhãn mác thì chị bán hàng hồn nhiên nói: "Nếu cần nhãn thì khi nào em mua chị bỏ vào bao rồi dán nhãn mác vào. Em thích thương hiệu gì thì chị dán vào cho em".
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM khuyến cáo, vào dịp Tết các cơ sở sản xuất kinh doanh theo thời vụ lại nở rộ. Vì làm thời vụ nên hầu hết các cơ sở này "phớt lờ" quy định về ATVSTP. Bởi thế, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình người tiêu dùng nên "tẩy chay" những mặt hàng không nguồn gốc, không nhãn mắc, không hạn sử dụng.
Theo các chuyên gia y tế, chất lượng ATVSTP tác động trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng; về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc. Ngoài ra, chất lượng ATVSTP còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Theo Đất Việt
Bộ Công thương "trả nợ" câu hỏi về thủy điện Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là người nhận được khá nhiều câu hỏi chất vấn về thủy điện tại kỳ họp Quốc hội vừa qua mặc dù ông vắng mặt do đi công tác. Hôm qua (8/12), Bộ trưởng đã trả lời những câu hỏi này trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời... Sau những nghi ngờ về...