Lào chính thức gia nhập WTO sau nhiều thập kỷ chờ đợi
Sau nhiều thập kỷ đóng cửa với tình trạng nghèo đói, Lào chưa bao giờ được coi là một lựa chọn tiềm năng của các nhà đầu tư.
Lào gia nhập WTO
Nhưng đất nước hơn 6.4 triệu dân này đang hy vọng có thể thay đổi vị thế của mình sau khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) vào ngày 26/10/2012 vừa qua, vốn là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình cải cách nền kinh tế suốt nhiều năm qua và sẵn sàng đón đầu xu thế tìm kiếm điểm đến đầu tư nhân công giá thấp thay cho thị trường Trung Quốc.
“Lào dường như đã tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình” giáo sư Hal Hill, một chuyên gia nghiên cứu các nền kinh tế Đông Nam Á tại trường Đại học Quốc gia Australia cho biết.
Video đang HOT
Sau 15 năm đàm phán, tổ chức thương mại thế giới có trụ sở tại Geneva với 157 thành viên chính thức Lào là thành viên vào ngày 26/10 vừa qua. Chính phủ Lào ky vọng sự kiện này sẽ thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế nước này, qua đó giảm tỉ lệ đói nghèo vốn được coi là một trong những tỉ lệ cao nhất ở Châu Á.
Tuy nhiên, câu chuyện hậu WTO mới thực sự là vấn đề lớn. Các vấn đề quan liêu và thủ tục hành chính sẽ phải được cải thiện. Đồng thời, khung pháp lý phù hợp, minh bạch hơn cần phải được sớm hoàn thiện để tránh các trường hợp tranh chấp và kiện tụng. Đây sẽ là một thử thách thực sự cho Chính phủ Lào.
Một ví dụ gần đây nhất là vụ tranh chấp dẫn đến kiện tụng của Sanum- Investment, một công ty đầu tư của Macao đã có nhiều dự án đầu tư trong khoảng 5 năm trở lại đây tại Lào. Sanum Investment đã gửi đơn tới Trung tâm Quốc tế Giải quyết Tranh chấp đầu tư – một bộ phận độc lập của Ngân hàng Thế giới (WB) đề nghị giải quyết những tranh chấp pháp lý liên quan đến khối tài sản được tạo nên từ các khoản đầu tư trực tiếp của Sanum Investment tại Lào, tính đến nay khoảng hơn 85 triệu đô la Mỹ.
Theo ông Jody Jordahl,chủ tịch của Sanum, những chính sách của Chính phủ Lào đã ảnh hưởng đến việc đầu tư của họ dẫn đến nguy cơ họ có thể mất trắng khối tài sản. Doanh nghiệp này đã mất quyền kiểm soát câu lạc bộ Thanaleng Slot Machine – tọa lạc gần Thủ đô Vientiane. Họ còn bị thu hồi một số giấy phép hoạt động và nhượng quyền các dự án trị giá hàng trăm triệu đô la..Hậu quả là Lao Holdings đã mất 1,8 triệu đô la Mỹ mỗi tháng. Ngoài ra, họ còn bị Tòa án Lào áp hơn 23 triệu đô la Mỹ tiền thuế và tiền phạt các hoạt động kinh doanh của Sanum trong nhiều năm trước đây. Giới quan sát đánh giá, những khiếu kiện của Sanum Investment Limited sẽ còn kéo dài và chắc chắn họ sẽ còn chịu thiệt hại nhiều hơn.
Với sự phát triển nhanh chóng của khai khoáng và thủy điện, Lào đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Châu Á, ước tính 7.9% trong năm nay với tỉ lệ tăng trưởng xuất nhập khẩu ở mức hai chữ số – theo ghi nhận của Ngân hàng phát triển Châu Á. Những con phố trầm lắng buồn tẻ ngày nào của Viên Chăn giờ đã tràn ngập những chiếc xe hơi , xe thể thao của Nhật Bản. Để gia nhập WTO, Lào đã ban hành và sửa đổi hơn 90 bộ luật và quy định pháp lý và tiến tới hoàn thiện cải cách nền kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu ASEM vừa được tổ chức đầu tháng 11 vừa qua tại Viên Chăn là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực hội nhập của chính phủ Lào.
Đôi khi những nhà cải cách kinh tế của các quốc gia như Lào nhận thấy công cuộc cải cách có thể được đẩy mạnh hơn thông qua việc gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Điều này sẽ tạo ra một phép thử chuẩn xác cho các doanh nghiệp nhà nước vốn vẫn đượcbảo hộ từ trước đến nay, giáo sư Hill nói.
Nền kinh tế của Lào phụ thuộc phần nhiều vào các hoạt động khai thác tài nguyên trong nước. Lào bắt đầu mở cửa nền kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986. Các giao dịch xuất nhập khẩu của Lào chủ yếu tại các nước phương Tây, Trung Quốc và đặc biệt là các nước trong khối ASEAN vốn chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu trị giá 2,2 tỷ đô la mỗi năm của Lào.
“Hàng hóa xuất khẩu ra thị trường khu vực của Lào chủ yếu là nguyên liệu thô, các hàng hóa lương thực và thủy điện” ông Ken Stevens- quản lý cấp cao của nhà đầu tư Leopard Capital nói – “ nhưng tôi kỳ vọng kinh tế Lào sẽ phát triển nhiều hơn là một nền kinh tế chỉ dựa vào xuất khẩu tài nguyên”.
“Với một nền kinh tế nhỏ như Lào, sản xuất may mặc là khá cần thiết” vẫn lời giáo sư Hill ” nó có thể là sản phẩm xuất khẩu ưu thế cho nền kinh tế Lào, thực sự mang tính cạnh tranh chứ không phải chỉ vì do được nhà nước bảo hộ”.
Theo xahoi
Chủ tịch Hội đồng châu Âu sắp thăm Việt Nam
Theo Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy sẽ có buổi nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tại TPHCM vào ngày 2.11.
Trước đó, ngày 31.10, Chủ tịch EC sẽ tới Hà Nội và có các buổi làm việc tại đây.
Chuyến đi chính thức lần này của ông Herman Van Rompuy được cho là quan trọng vì diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) và đã ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện.
Trong bảy tháng đầu năm 2012, thương mại hai chiều giữa EU và Việt Nam đạt 15,47 tỉ USD, tăng 20,39% so với cùng kỳ năm ngoái.
EC và các nước thành viên EU hiện là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, với tổng số vốn ODA cam kết từ năm 1996 đến 2013 hơn 13 tỉ USD.
Theo TNO
Ông Putin và nỗ lực trấn áp oligarch Sau gần 10 năm, những vấn đề liên quan đến nỗ lực trấn áp oligarch (nhóm thiểu số thao túng) do Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành vẫn chưa kết thúc. Ngày 21.8, RIA - Novosti đưa tin một tòa án tại thủ đô Moscow, Nga, đang tổ chức phiên tòa liên quan đến tập đoàn dầu khí Yukos. Trước đây, tập...