Lào Cai: Lo tiêu thụ 40.000 tấn quả nhiều mắt vì chưa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Trong khuôn khổ Diễn đàn trực tuyến kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản phía Bắc ( Diễn đàn kết nối Nông sản 970 – Phiên thứ XVI) ngày 18/12, nhiều doanh nghiệp, HTX, nông dân đã kết nối, hợp tác tiêu thụ các mặt hàng nông sản đặc sản tại các địa phương.
Điều chỉnh để tránh ùn ứ nông sản từ phía Nam
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Vương Tiến Sỹ – Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lào Cai cho biết, hiện tỉnh có nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản thế mạnh như chuối, chè, dứa, rau ôn đới và quế.
Ngoài ra, do đặc điểm khí hậu, Lào Cai còn tiềm năng phát triển cá nước lạnh, với sản lượng khoảng 700 tấn/năm.
Theo ông Sỹ, Lào Cai đã lựa chọn 6 loại nông sản chủ lực để tập trung đầu tư, sản xuất, chế biến, tạo ra các chuỗi liên kết vùng.
“Hiện tại, chè, chuối là những sản phẩm đã được Lào Cai đưa ra nước ngoài tiêu thụ. Trong đó, chuối được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, còn chè đã xuất sang Trung Đông, châu Âu” – ông Sỹ nói.
Các đại biểu, khách hàng tham gia kết nối, mua hàng nông sản trong khuôn khổ diễn đàn. Ảnh: Hải Đăng
Trong khuôn khổ diễn đàn, Ban tổ chức đã kết nối cho các đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát Lào Cai) ký với Công ty CP Sữa Hmilk; Công ty CP Đầu tư An Hòa ký kết với Công ty TNHH Hương Linh (Điện Biên). HTX Anh Tài ( Bắc Quang, Hà Giang) ký với Công ty CP Nông nghiệp sinh thái ECOVI.
Ông Sỹ cho biết thêm, vấn đề của Lào Cai hiện là sản phẩm dứa, với diện tích khoảng 1.600ha và sản lượng khoảng 40.000 tấn.
Tuy nhiên, mặt hàng này chưa được xuất chính ngạch sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong khi, các nhà máy chế biến dứa hiện mới tiêu thụ khoảng 1/3 sản lượng. Tỉnh đang phải phân phối qua các kênh nhỏ lẻ trong nước.
“Qua diễn đàn, chúng tôi rất mong được kết nối với các địa phương lân cận và Trung Quốc, đặc biệt là ở những sản phẩm đã được Lào Cai sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo chất lượng” – ông Sỹ nói.
Cũng theo ông Sỹ, là cửa ngõ kết nối giữa Trung Quốc với khu vực ASEAN, lượng hàng nông sản đi qua Lào Cai rất lớn.
Do đó, tỉnh mong muốn Chính phủ, Bộ NNPTNT, và các bộ, ban, ngành liên quan nghiên cứu việc xây dựng khu logistics, triển lãm, trưng bày nông sản. Lào Cai đã dành ra quỹ đất hơn 300ha để chuẩn bị cho kế hoạch này. Bên cạnh đó, Lào Cai kiến nghị sớm đàm phán để tỉnh đưa sản phẩm dứa, quế xuất chính ngạch sang Trung Quốc.
Ông Vi Văn Đức – Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp VIGIA (tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Hiện nay, công ty đang thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm khoai tây, khoai lang, thạch đen cho người dân trên địa bàn tỉnh Lang Sơn.
Về khoai tây, mỗi năm công ty có 700-1.200 tấn có nhu cầu tiêu thụ. Hiện, khoai tây bắt đầu vào vụ gieo trồng, dự kiến tháng 3-5 sẽ cho thu hoạch, sản lượng sẽ tăng cao hơn so với mọi năm.
Về khoai lang, năng lực sản xuất của công ty có thể cung cấp 1.000-2.000 tấn/năm. Tuy nhiên, đầu ra còn rất hạn chế nên chưa thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ. Đây là tiềm năng các đơn vị có nhu cầu có thể khai thác.
Đối với thạch đen, đơn vị có thể cung cấp 2.000-5.000 tấn/năm. Hiện, công ty đã đăng ký mã cơ sở đóng gói nhưng hải quan Trung Quốc chưa chấp thuận.
Đẩy mạnh bán hàng qua nhiều kênh
Chia sẻ bí quyết tiêu thụ nông sản trong tâm thế “bình thường mới”, bà Vũ Thị Hậu – Chủ tịch Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng: Các mặt hàng nông sản của các tỉnh phía Bắc hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Việc tiêu thụ sản phẩm ở mỗi gia đình có xu hướng tăng lên. Do đó, để sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh giá bán hợp lý… sẽ dễ dàng được thị trường nội địa chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cập nhật công nghệ mới nhất, đẩy mạnh việc bán hàng qua nhiều kênh khác nhau, sẽ giúp công tác tiêu thụ thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh việc mua hàng trực tiếp đang gặp khó khăn do dịch bệnh như hiện nay. Mong các địa phương hỗ trợ HTX, người dân nâng cấp phương tiện sản xuất, bán hàng để thích nghi tình hình mới.
Bà Hậu cũng góp ý với tỉnh Lào Cai trong việc tiêu thụ sản phẩm cá tầm, cá hồi. Theo đó, tỉnh nên có phương án đưa sản phẩm này vào tiêu thụ trong các siêu thị.
“Nếu Lào Cai đưa được sản phẩm siêu thị sẽ có sự cạnh tranh về giá, giúp người tiêu dùng bình dân cũng có thể tiếp cận những sản phẩm giá trị cao này, khả năng tiêu thụ sẽ tăng lên” – bà Hậu phân tích.
Bà Nguyễn Thị Thu – Giám đốc Công ty CP Hỗ trợ sáng kiến kinh doanh tạo tác động MEVI đề xuất một số giải pháp như: Tạo các điểm tập kết tại các vùng nguyên liệu như Lào Cai, Sơn La… Điểm này sẽ tập trung toàn bộ thông tin về sản lượng, năng suất, giá bán… của người dân. Một lưu ý nữa, là việc nâng cao kiến thức về việc đóng gói, bao bì.
Giá cà chua tăng sốc, có phải do Trung Quốc "siết" xuất nhập khẩu nên khan hàng?
Giá cà chua tăng cao chưa từng có, lên đến 65.000 đồng/kg. Ngoài lý do nhiều diện tích cà chua bị thiệt hại do mưa, liệu có phải do Trung Quốc "siết" kiểm soát xuất, nhập khẩu nông sản nên hàng hóa trở nên khan hiếm.
Giá cà chua tăng cao chưa từng có
Đã có nhiều năm kinh doanh mặt hàng rau, củ ở chợ dân sinh trên địa bàn phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Hương chưa bao giờ thấy giá cà chua lại tăng cao như hiện nay, một điều có vẻ như bất thường khi thời điểm này nhiều diện tích cây vụ đông, trong đó có cà chua đã cho thu hoạch.
"Cách đây 2 - 3 tuần, giá cà chua chỉ 30.000 - 35.000 đồng/kg, sau đó cứ tăng dần, có lúc lên đến 65.000 đồng/kg, hiện giá cà chua đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức khá cao. Giá cà chua không những tăng cao mà còn rất khan hiếm" - chị Hương cho biết.
Lý giải nguyên nhân giá cà chua tăng cao chưa từng có, nhiều hợp tác xã trồng rau màu ở Hải Dương, Hưng Yên cho biết, do khi bắt đầu vào vụ đông, cây cà chua gặp mưa và sương muối nên thiệt hại nhiều, số còn lại không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, theo các thương lái kinh doanh rau, màu ở chợ đầu mối phía Nam (Hà Nội), nguyên nhân chính khiến giá cà chua tăng cao đột biến là do Trung Quốc hạn chế xuất nhập khẩu mặt hàng rau củ, nên cà chua và một số loại rau củ khan hiếm, việc nông sản ùn ứ ở cửa khẩu do Trung Quốc kiểm soát chặt hoạt động xuất, nhập khẩu cũng khiến hàng hóa về chậm hơn, tạo nên tình trạng khan hiếm.
Được biết, 2/3 lượng cà chua cung cấp cho thị trường là nhập về từ Trung Quốc, còn lại được cung ứng từ các vùng trồng rau màu lớn ở Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội...
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2021, giá trị nhập khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 1,201 tỉ USD, tăng 14,7 % so với cùng kỳ 2020.
Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung rau quả lớn nhất cho Việt Nam (trong đó có cà chua), chiếm đến gần 30% thị phần, tương đương 317,4 triệu USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà chua tăng cao chưa từng có. Trong ảnh: Thu hoạch, phân loại cà chua tại một hợp tác xã ở Hải Phòng. Ảnh: Thu Thủy.
Trong khi giá cà chua tăng vì khan hàng từ Trung Quốc thì nhiều loại rau, củ khó tiêu thụ vì Trung Quốc "siết" kiểm soát
Trong khi giá cà chua tăng cao chưa từng có thì nhiều loại rau, của ở các địa phương lại khó tiêu thụ vì Trung Quốc "siết" kiểm soát.
Chia sẻ tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 16 do Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức sáng 18/12, ông Vương Tiến Sỹ, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản Lào Cai cho biết, tỉnh có nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Hiện tại, chè, chuối là những sản phẩm đã được Lào Cai đưa ra nước ngoài tiêu thụ. Trong đó, chuối được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, còn chè đã xuất sang Trung Đông, châu Âu.
Vấn đề của Lào Cai hiện là dứa, với diện tích khoảng 1.600 ha và sản lượng khoảng 40.000 tấn. Tuy nhiên, mặt hàng này chưa được xuất chính ngạch sang Trung Quốc.
"Rất mong được kết nối với các địa phương lân cận và Trung Quốc, đặc biệt là ở những sản phẩm đã được Lào Cai sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo chất lượng", ông Sỹ nói.
Ông Vi Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp VIGIA (tỉnh Lạng Sơn) thông tin, công ty đang thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm khoai tây, khoai lang, thạch đen cho người dân trên địa bàn tỉnh Lang Sơn.
Riêng đối với thạch đen, đơn vị có thể cung cấp 2.000-5.000 tấn/năm. Hiện, công ty đã đăng ký mã cơ sở đóng gói nhưng hải quan Trung Quốc chưa chấp thuận.
Tham tán thương mại Trung Quốc: Ùn ứ nông sản sang Trung Quốc lần này là nghiêm trọng nhất Trao đổi với phóng viên chiều 20/12, ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết, ùn ứ nông sản quy mô nhỏ ở các cửa khẩu hàng năm đều có nhưng trong ấn tượng của tôi, đây là lần ùn tắc nghiêm trọng nhất". Tham tán thương mại Trung Quốc: 6.000 xe ùn...