Lào Cai: Lại mưa đá như… ném gạch
Rạng sáng nay 29/3, những hạt mưa đá to bằng quả trứng gà, trứng vịt, có nhiều hạt lớn bằng nắm tay rơi xuống ầm ầm đã tàn phá nhiều nhà cửa, hoa màu, cây cối ở tỉnh Lào Cai. Đây là trận mưa đá lớn thứ 2 ở tỉnh này trong 2 ngày.
Một trận mưa đá dữ dội diễn ra vào rạng sáng nay (29/3) lại gây thiệt hại nặng cho 3 xã và thị trấn của huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai, gồm: thị trấn Phố Ràng; và 3 xã Lương Sơn, Xuân Thượng, và Long Phúc.
Theo đó, lúc đêm về sáng ngày 29/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa, mưa rào rải rác và giông rải rác. Tuy nhiên mưa không đồng đều, lượng mưa thu được phổ biến từ 5-10mm.
Đặc biệt, tại huyện Bảo Yên có mưa đá dữ dội tại 4 địa phương, gồm: thị trấn Phố Ràng và 3 xã: Lương Sơn, Xuân Thượng, Long Phúc. Bị nặng nhất là thị trấn Phố Ràng và xã Lương Sơn.
Ông Đinh Quang Hạnh, Trạm trưởng Trạm thủy văn Bảo Yên, cho biết mưa đá kéo dài khoảng 20 phút, bắt đầu lúc 1 giờ 40 phút, kết thúc lúc khoảng 2 giờ sáng nay. Hạt đá to bằng quả trứng gà, trứng vịt, rất nhiều hạt lớn bằng nắm tay rơi xuống ầm ầm.
Lá cây nát tơi tả vì mưa đá
Mưa đá đi kèm với mưa rào và gió xoáy mạnh, tốc độ gió khoảng cấp 7-8, giật cấp 9. Đến 7 giờ 30 phút sáng 29/3, hạt đá vẫn phủ kín sân trước nhà, trong vườn và đường đi, nhiều nơi đá dồn lại đóng cục to như chiếc xô đựng nước.
Thống kê sơ bộ cho thấy, mưa đá làm hàng trăm nóc nhà bị hư hỏng, nhiều nhà bị hỏng hoàn toàn. Mưa đá làm một số người bị thương do bị hạt đá rơi vào người. Lúa, hoa màu các loại xơ xác vì mưa đá, gió xoáy mạnh gây sập đổ nhiều nhà làm bằng gỗ, tranh tre. Gió lốc vặn gẫy, làm bật gốc rất nhiều cây xanh trồng ven đường, trong vườn của người dân địa phương.
Ngay sau trận mưa đá, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão huyện Bảo Yên đã huy động lực lượng tại các xã và ngành chức năng kiểm tra tình hình, thống kê và có kế hoạch hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại nặng. Những gia đình bị thiệt hại nhẹ, chính quyền và các đoàn thể xã vận động nhân dân giúp đỡ nhau sữa chữa nhà cửa.
Video đang HOT
Trận mưa đá rạng sáng 29/3 làm hư hỏng nhiều ngôi nhà
Trận mưa đá rạng sáng 29/3 là trận mưa đá lớn gây thiệt hại nặng thứ 2 ở tỉnh Lào Cai trong vòng 2 ngày qua. Trước đó, trận mưa đá lớn dị thường kéo dài khoảng 20 phút vào rạng sáng ngày 27-3 cũng đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho người dân các huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai (Lào Cai).
Tuy không có thiệt hại lớn về người nhưng hiện tượng thời tiết này cũng người dân địa phương lo ngại. Trận mưa đá ngày 27/3 được xác định là trận mưa đá lớn nhất từ trước tới nay từng được ghi nhận tại Lào Cai. Các hạt mưa đá có đường kính phổ biến từ 4 – 6 cm, nhiều hạt lên tới trên 10 cm, to như nắm đấm, thậm chí bằng chiếc ấm pha trà.
Một số hình ảnh trận mưa đá rạng sáng 29/3
Những hạt mưa đá to như quả trứng gà, trứng vịt, thậm chí to như nắm đấm
Mưa đá rơi dày thành lớp…
… và vón thành cục lớn
Mưa đá rơi dày dưới mái hiên nhà
Mưa đá làm xơ xác cây cối
Cây cảnh giập nát hoàn toàn vì mưa đá
Theo 24h
Mưa đá ở Lào Cai: Tàn khốc nhất 50 năm qua
Lúc 0h ngày 27/3, tại 26 xã, thị trấn của huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) đã hứng chịu trận mưa đá kéo dài khoảng 20 phút.
Mái nhà dân biến mất sau trận mưa đá
Theo ông Lê Thanh Hải - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, trận mưa đá này có cường độ, kích thước rất lớn, hiếm gặp.
Có mặt tại thị trấn Mường Khương cách TP Lào Cai hơn 50km, chúng tôi chứng kiến khung cảnh tan hoang ở đây. Trung tâm thị trấn Mường Khương ngổn ngang như bãi chiến trường, hai bên đường Giải Phóng 11/11, những mái nhà thủng lỗ chỗ như tổ ong, nhiều nhà không còn mái.
"50 năm mới thấy một trận mưa khủng khiếp!"
Hàng cây xanh dọc phố Mã Tuyển 3 xơ xác, chỉ trừ loáng thoáng vài ngôi nhà mái đúc bêtông, còn lại hai bên đường phố là những ngôi nhà xiêu vẹo, mái trống huơ trống hoác. Nhà lợp ngói đỏ thì vỡ vụn, nhà lợp tấm ximăng thì thủng lỗ chỗ, nát như tàu lá bị bão dập. Ông Vàng Phà Cửi, đôi mắt hốc hác vì thức trắng cả đêm, mệt mỏi nói với chúng tôi: "Chú nhìn xem, mái nhà thủng lỗ chỗ; bát đĩa vỡ vụn; quần áo, chăn màn ướt hết, nhà vẫn ngập nước. Sống ở đây hơn 50 năm mà tôi chưa bao giờ thấy trận mưa đá khủng khiếp như thế. Nhỏ thì bằng nắm tay người lớn, to thì bằng cái bát ăn cơm, cứ thế xuyên thủng mái nhà lợp bằng tấm ximăng lao xuống, đồ đạc trong nhà vỡ tan. Tôi phải chui xuống gầm giường để tránh bị thương tích".
Tiếp giáp với thôn Mã Tuyển 3, thôn Mã Tuyển 2 cũng tan hoang không kém. Trận mưa đá khiến nhiều người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Anh Tải Văn Thảo kể lại sự việc trong nỗi sợ hãi: "Tiếng sấm chưa dứt, những hòn đá từ trên trời ào ào đổ xuống. Biết là xảy ra mưa đá, một tay bế con, một tay lôi vợ lao vội vào lò sấy lá thuốc lá. Sau 20 phút, trận mưa chấm dứt, tôi chui ra khỏi lò sấy thuốc lá, không tin vào mắt mình nữa, mái nhà biến mất, đồ đạc trong nhà vỡ vụn, ngổn ngang".
Hơn 10.500 nhà bị hư hỏng
Thông tin từ văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết mưa đá ở Lào Cai và Hà Giang đã làm 26 người bị thương và hơn 10.500 ngôi nhà bị hư hại tính đến chiều tối 27-3.
Số người bị thương đều do mưa đá gây ra ở Lào Cai. Trong đó huyện Mường Khương có 23 người bị thương, huyện Bắc Hà có 2 người và huyện Si Ma Cai có 1 người. Tổng cộng tại Lào Cai có khoảng 10.500 nhà bị hư hỏng (Mường Khương 7.000 nhà, Bắc Hà 2.500 nhà, Si Ma Cai 1.000 nhà). Hiện có 1.389 bộ đội, dân quân và các lực lượng khác khắc phục hậu quả tại Lào Cai.
Còn tại Hà Giang, mưa đá xảy ra ở ba huyện Bắc Quang, Quang Bình và Yên Minh khiến 80 nhà bị hư hỏng. Trong đó Quang Bình hư hỏng 60 nhà, Yên Minh 14 nhà và Bắc Quang 6 nhà (1 nhà bị sập).
Không dự báo được, chỉ cảnh báo
Ông Lê Thanh Hải cho biết trong thời điểm giao mùa từ tháng 3 đến tháng 5 rất dễ xảy ra các hiện tượng mưa đá, dông, tố lốc ở bất cứ khu vực nào. Theo ông Hải, trận mưa đá ở Lào Cai có cường độ, kích thước rất lớn, hiếm gặp. Hạt nước đá đường kính 8-10cm là rất to, thông thường viên đá kích thước 2-4cm như quả trứng gà thường gặp nhưng to như bình pha nước thì rất ít thấy. Ông Hải cho biết thêm mưa đá ở vùng núi phía Bắc thường có hạt to hơn và cường độ khủng khiếp.
"Một trong những lý do làm mưa đá ở Lào Cai lớn bất thường nữa là mấy hôm trước đó ở miền Bắc khá nóng nên gặp khối khí lạnh thì sự xung đột giữa hai khối khí mạnh hơn. Từ nay đến tháng 5 mưa đá có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở các địa phương. Hiện nay không dự báo được mà chỉ đưa tin cảnh báo khi xuất hiện các hệ thống gây ra thời tiết nguy hiểm như dông, tố lốc, mưa đá" - ông Hải cho biết.
Từ đầu năm tới nay, mưa đá kèm dông lốc từng xảy ra ở các huyện miền núi Quảng Nam và huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) trong chiều 20-3. Chiều 22-3 ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng xảy ra mưa đá và lốc làm tốc mái hơn 100 ngôi nhà.
Đề phòng sấm sét
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, khi thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt và khối mây có dạng như bầu vú, gió mạnh nổi lên tạo ra tiếng rít ù ù, ầm ầm liên tục thì cần cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó có lắc rắc vài hạt mưa rào và cảm thấy nhiệt độ không khí lạnh đi nhanh chóng, có thể mưa đá sẽ xảy ra. Khi có nguy cơ xảy ra mưa đá, mọi người nên tạm trú sang những nhà kiên cố như mái bằng. Mưa đá thường xuất hiện với dông lốc kèm theo sấm sét nên cần đề phòng cả sấm sét.
Theo xahoi
Giây phút sinh tử đối chọi với mưa đá khủng khiếp Nhiều người dân ở Lào Cai vẫn chưa hết bàng hoàng, kinh hãi sau trận mưa đá khủng khiếp hôm 27/3. Khoảng 0 giờ ngày 27/3, tại huyện Mường Khương (Lào Cai) đã xảy ra trận mưa đá với thời gian kéo dài (30 phút), cường độ lớn chưa từng có, đã gây thiệt hại nặng cho huyện vùng cao này. Lời kể...