Lào Cai: Chấm dứt hoạt động 4 địa điểm kiểm tra hàng hóa
Tổng cục Hải quan vừa ban hành các quyết định chấm dứt hoạt động 4 địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Lào Cai trên cơ sở đề xuất của Cục Hải quan Lào Cai.
Cán bộ hải quan và bộ đội biên phòng Lào Cai giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: CTV. HQLC
Cụ thể, tại Quyết định 629/QĐ-TCHQ, Tổng cục Hải quan chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai của Công ty cổ phần kho vận AB Plus.
Video đang HOT
Tại Quyết định 632/QĐ-TCHQ, Tổng cục Hải quan chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới tại khu Tả Van, thôn Phố Mới 2, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai của Công ty cổ phần Khoáng sản Hoàng Gia.
Tiếp đến, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 633/QĐ-TCHQ chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát của Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Phú Việt; Quyết định 634/QĐ-TCHQ chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai của Công ty cổ phần thương mại Trung Thành.
Hải quan thực hiện Thông tư về thời điểm nộp C/O trong Hiệp định EVFTA
Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố chủ động tập huấn triển khai Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định EVFTA, có hiệu lực từ 1/3/2021.
Cán bộ hải quan hướng dẫn DN hoàn thiện thủ tục XNK. Ảnh: Hải Anh
Để có cơ sở thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (Hiệp định EVFTA), ngày 25/1/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó, Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đáng chú ý tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau thời hạn hiệu lực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc các trường hợp xuất trình muộn khác, Bộ Tài chính (cụ thể là Tổng cục Hải quan) xem xét, quyết định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA đối với các trường hợp cụ thể.
Đối với trường hợp xuất trình muộn khác, hàng hóa phải được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA thực hiện theo Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư 62/2020/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Đối với các tờ khai hải quan của mặt hàng nhập khẩu đăng ký từ ngày 1/8/2020 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các quy định để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, Nghị định 111/2020/NĐ-CP quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020-2022.../.
Xử lý triệt để các trường hợp phá rào tôn sóng trên các tuyến cao tốc Bộ Giao thông Vận tải GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) xử lý các trường hợp phá rào tôn sóng, vi phạm, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên tất cả các tuyến cao tốc. Vi phạm hành lang an toàn giao thông của 1...