Lào Cai: Bát Xát phát triển du lịch leo núi
Vùng cao Bát Xát có khí hậu và phong cảnh khá tương đồng với Sa Pa – đây được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong định hướng phát triển, huyện Bát Xát đang tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch ‘Chinh phục đỉnh cao’ để thỏa mãn niềm đam mê khám phá thiên nhiên của du khách.
Chị Khánh Vân vui mừng khi chinh phục được đỉnh Lảo Thẩn.
Với những ai chưa từng đi trekking hay cả với những người đã từng có kinh nghiệm leo núi thì việc thuê porter là vô cùng cần thiết. Thông thường, porter sẽ là những người sinh sống tại bản làng, họ rất thông thạo địa hình, hướng dẫn du khách đi đúng hướng, tuyến du lịch. Tại các địa phương như Y Tý, Sàng Ma Sáo đã bắt đầu hình thành các tổ porter chuyên nghiệp, đồng hành cùng du khách trong suốt hành trình tham quan, trải nghiệm. Anh Lầu A Lù, porter xã Y Tý, huyện Bát Xát cho biết: “Ngay đầu hành trình, du khách sẽ bị cuốn hút bởi cỏ cây, hoa lá của đại ngàn. Đây cũng là đặc thù của vùng núi Tây Bắc”.
Đối với những người có đam mê chinh phục độ cao thì những đỉnh núi ở Bát Xát như Ky Quan San, Nhìu Cồ San hay Lảo Thẩn có sức hấp dẫn đặc biệt. Bởi quá trình chinh phục các đỉnh núi cao này du khách sẽ được đắm mình trong rừng hoa đỗ quyên bạt ngàn sắc thắm; được tận mắt khám phá, trải nghiệm rừng trúc, hay những thác nước mát lành giữa đại ngàn… Còn khi đã chinh phục được những đỉnh núi cao, mỗi du khách đều có cảm nhận đã vượt qua được giới hạn của chính bản thân mình. Chị Lê Thị Khánh Vân, khách du lịch chinh phục đỉnh Lảo Thẩn cho biết: “Tôi cùng các bạn đã chinh phục đỉnh Lảo Thẩn, cung đường đi rất đẹp. Tôi thấy rất tuyệt vời”.
Huyện Bát Xát đang có các giải pháp để thu hút khách du lịch.
Hết tháng 10 năm 2022, du lịch Bát Xát đã đón trên 75.000 lượt khách đến tham quan, khám phá. Trong đó, có hàng ngàn du khách thực hiện các tour du lịch leo núi. Xây dựng và phát triển tua du lịch “Chinh phục đỉnh cao”, Bát Xát kỳ vọng tạo ra sản phẩm du lịch đặc hữu của địa phương. Ông Phạm Năng Chung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát cho biết: “Đối với khu vực phía Tây của huyện thì chúng tôi sẽ phát triển bảo tồn bản sắc và phát triển các đỉnh núi. Quan điểm phát triển du lịch của chúng tôi là phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm không phải du lịch có sự sắp đặt. Từ đó, đối với những du lịch mạo hiểm như là leo núi, trọng tâm trọng điểm để chúng tôi phát triển. Như thế mới thu hút được khách du lịch, giữ được khách du lịch và lần sau khách du lịch lại muốn đến với huyện Bát Xát”.
Thời gian tới, Bát Xát sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giúp du khách biết tới các điểm đến du lịch trên địa bàn. Đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Các địa phương miền Bắc đẩy mạnh phát triển du lịch trekking, dựa vào cộng đồng
Tận dụng lợi thế về thiên nhiên và bản sắc văn hóa riêng biệt, các địa phương miền Bắc như Bát Xát (Lào Cai), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Mù Cang Chải (Yên Bái) đã và đang đẩy mạnh các hoạt động du lịch leo núi, trekking và các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng.
Video đang HOT
Bát Xát (Lào Cai): Đẩy mạnh phát triển du lịch trekking, leo núi
Đối với những người có đam mê chinh phục độ cao thì những đỉnh núi ở Bát Xát như Ky Quan San, Nhìu Cồ San hay Lảo Thẩn... có sức hấp dẫn đặc biệt.
Vẻ đẹp yên bình vùng cao Bát Xát. Ảnh: Nguyễn Nhi
Bởi quá trình chinh phục các đỉnh núi cao này du khách sẽ được đắm mình trong rừng hoa đỗ quyên bạt ngàn sắc thắm; được tận mắt khám phá, trải nghiệm rừng trúc, hay những thác nước mát lành giữa đại ngàn... Còn khi đã chinh phục được những đỉnh núi cao, mỗi du khách đều có cảm nhận đã vượt qua được giới hạn của chính bản thân mình.
Du khách trải nghiệm leo núi Ky Quan San. Ảnh: Nguyễn Thu Hương
Với những ai chưa từng đi trekking hay cả với những người đã từng có kinh nghiệm leo núi thì việc thuê porter là vô cùng cần thiết. Thông thường, porter sẽ là những người sinh sống tại bản làng, họ rất thông thạo địa hình, hướng dẫn du khách đi đúng hướng, tuyến du lịch. Tại các địa phương như Y Tý, Sàng Ma Sáo đã bắt đầu hình thành các tổ porter chuyên nghiệp, đồng hành cùng du khách trong suốt hành trình tham quan, trải nghiệm.
Vẻ đẹp thác Ong Chúa, điểm đến mới tại Bát Xát. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện
Theo Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai, thời gian tới, Bát Xát sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giúp du khách biết tới các điểm đến du lịch trên địa bàn. Đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng
Là địa phương cửa ngõ phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, Hữu Lũng có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du dịch cộng đồng. Huyện hiện có 72 di tích kiến trúc nghệ thuật, bốn di tích lịch sử, sáu di tích khảo cổ, cùng hàng trăm lễ hội dân gian, lễ hội tín ngưỡng, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
Cảnh sắc thanh bình tại xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng. Ảnh: Hùng Vĩ
Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, bao quanh là núi đá vôi trùng điệp cùng hệ thống các hang động, hố sụt, Hữu Lũng còn có Lễ hội Trò Ngô là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, có những homestay đậm chất văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số bản địa... Tất cả hòa quyện tạo cho du lịch huyện Hữu Lũng bức tranh muôn màu.
Theo trang TTĐT huyện Hữu Lũng, với những thế mạnh hiện hữu, việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái được người dân địa phương quan tâm. Một số hộ gia đình tự tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn đầu tư vào du lịch, xây dựng homestay bài bản. Xã cũng phát triển du lịch leo núi, thể thao mạo hiểm...
Ảnh: Hùng Vĩ
Một điểm du lịch sinh thái nổi bật khác của Hữu Lũng là di tích danh lam thắng cảnh Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên. Đồng Lâm có diện tích trên 100ha, được bao quanh bởi dãy núi đá vôi hùng vĩ cùng hệ thống động thực vật của rừng nguyên sinh Hữu Liên. Mùa mưa, nơi đây ngập nước trắng xóa, mùa khô lại trở thành đồng cỏ mênh mông tạo thành nơi check-in, cưỡi ngựa, cắm trại, chèo thuyền... lý tưởng của những du khách ưa thích vẻ đẹp lãng mạn.
Ảnh: Hùng Vĩ
Hữu Lũng còn có các điểm du lịch khác như rừng đặc dụng Hữu Liên, đền Bắc Lệ, đền Quan giám sát và các điểm du lịch khác... Để phát huy lợi thế du lịch, chính quyền các cấp huyện Hữu Lũng đã và đang tạo mọi điều kiện, quan tâm đầu tư, phát huy giá trị các di tích để phát triển du lịch như khoanh vùng bảo vệ, xếp hạng di tích, hướng dẫn người dân hoàn thiện đầy đủ điều kiện hoạt động của các homestay, triển khai chính sách hỗ trợ du lịch của tỉnh.
Mù Cang Chải (Yên Bái): Hướng đến các hoạt động du lịch thể thao
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, thời gian gần đây, huyện Mù Cang Chải đã chủ động xây dựng các sản phẩm mang tính đặc trưng, gắn với sinh kế cộng đồng địa phương như như phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm OCOP chè Shan tuyết Púng Luông, mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải; phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc phục vụ phát triển du lịch cộng đồng vừa đem lại nguồn thu vừa góp phần bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Du khách trải nghiệm xe địa hình ATV. Ảnh: VOV
Về hoạt động du lịch thể thao, huyện từng bước phát triển sản phẩm du lịch dù lượn tại đèo Khau Phạ theo hướng chuyên nghiệp với sự tham gia của các phi công trong nước và quốc tế; tổ chức thành công Giải chạy Marathon "Mu Cang Chai Ultra Trail" với trên 760 vận động viên tham gia...
Thời gian gần đây, huyện cũng đã đưa một số dịch vụ cao cấp khác vào khai thác, phục vụ du khách như khám phá Mù Cang Chải từ trực thăng và trải nghiệm xe địa hình ATV.
Ảnh: Phượng Đi Đâu
Theo báo Yên Bái, để kích cầu, thu hút du khách, huyện Mù Cang Chải đã thực hiện nhiều giải pháp mở cửa du lịch như đẩy mạnh tuyên truyền các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đầu tư, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao chất lượng phục vụ sẵn sàng đón tiếp khách du lịch.
Trekking đỉnh Lùng Cúng, trải nghiệm mới khi đến Mù Cang Chải. Ảnh: Tâm Cô Cô
Địa phương cũng chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tham gia chương trình kích cầu giảm giá từ 10 - 50% các dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng; tuyên truyền, thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đúng cam kết về giá cả, chất lượng dịch vụ, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh liên quan...
Thơ mộng vẻ đẹp thác Ong Chúa giữa núi rừng Nhìu Cồ San Cách trung tâm xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát khoảng 7km, thác Ong Chúa nằm trên cung đường chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San hùng vĩ. Ảnh: Vũ Ngọc Thiện Từ trung tâm xã Sàng Ma Sáo, du khách sẽ vượt chặng đường gần 7km vào thôn Nhìu Cồ San. Sau đó, du khách phải vượt qua nhưng con đường nhỏ xuyên...