Lào Cai: 72 công nhân ăn phở bị ngộ độc, doanh nghiệp bị xử phạt
Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai vừa quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu 16 triệu đồng do dùng bánh phở có chất độc hại nấu ăn cho công nhân.
Công nhân ăn phở có chất bảo quản gây độc phải vào viện điều trị (Ảnh: Sở y tế Lào Cai).
Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai vừa quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu 16 triệu đồng do dùng bánh phở có chất độc hại nấu ăn cho công nhân làm 72 người bị ngộ độc thực phẩm phải vào viện điều trị.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết, trước đó ngày 11/7 tại bếp ăn tập thể Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu có địa chỉ ở thôn Giáp Cư, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tăng ca với món phở đã làm cho 72 người bị mắc và phải nhập viện, không có trường hợp tử vong.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Mường Khương, UBND xã Lùng Vai ( huyện Mường Khương) và các cơ quan liên quan tiến hành điều tra, xác minh, lấy mẫu thực phẩm để gửi kiểm nghiệm.
Video đang HOT
Tại phiếu kiểm nghiệm số 20911/PKN-VKNQG ngày 20/7 của Viện Kiểm nghiệm Quốc gia cho thấy, trong mẫu phở tráng lấy tại công ty cổ phần thực phẩm Á Châu có hàm lượng formaldehyde là 480mg/kg.
Formaldehyde (phormol) là chất hữu cơ không màu, dễ bay hơi, sát khuẩn mạnh, được dùng để tẩy uế dụng cụ, mặt đất và môi trường bị nhiễm khuẩn, nấm mốc.
Đây cũng là chất được sử dụng trong công nghiệp với các sản phẩm đã qua chế biến như là: Dầu bóng, gỗ ép, sơn, chất chống cháy, các chất bảo quản, cách ly, chất dẻo, giấy…
Phormol là chất độc nguy hiểm đến sức khỏe con người, có thể gây ngộ độc mãn tính (gây ung thư); với hàm lượng cao, có thể gây ra các hiện tượng như đau bụng, nôn, nặng hơn có thể gây viêm loét, hoại tử tế bào, nôn ra máu, tiêu chảy, tiểu ra máu hoặc có thể gây tử vong.
Trong sản xuất, chế biến thực phẩm (đặc biệt là sản xuất bánh phở), cơ sở thường sử dụng phormol như một phụ gia thực phẩm nhằm mục đích bảo quản, do phở rất dễ bị hỏng trong điều kiện thường.
Tuy nhiên, formol không có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai quyết định xử phạt hành chính Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu số tiền 16 triệu đồng, đồng thời khuyến cáo cơ sở chế biến thực phẩm và người tiêu dùng cần lựa chọn loại thực phẩm không có nguy cơ gây độc và mua sản phẩm ở những cơ sở có uy tín.
Thời gian dùng thuốc súc họng nên bao lâu?
Gần đây do lo sợ bệnh tật, đặc biệt là COVID-19, tôi lại thường xuyên dùng thuốc súc họng. Tuy nhiên, trên các lọ thuốc súc họng lại không ghi thời gian dùng trong bao lâu. Vậy xin bác sĩ cho biết thời gian dùng thế nào cho hợp lý?
Nguyễn Ngọc Anh (Hưng Yên)
Súc họng là để làm sạch khoang miệng họng (loại bỏ mảng bám, vi khuẩn...) giúp phòng ngừa bệnh, khử mùi hôi do các vi khuẩn gây ra hoặc hỗ trị điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn tại chỗ vùng mũi họng, răng miệng...
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc súc họng khác nhau, của nhiều nơi sản xuất (trong nước và ngoài nước) với các màu sắc rất bắt mắt. Tên gọi cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, thuốc súc họng thường được chia làm các loại sau: Kháng sinh (tyrothricin), sát khuẩn (givalex, betadin) và trung hoà PH (nước muối 0,9%, natribicarbonat)... Ngoài ra, tùy từng loại mà trong thành phần của thuốc súc họng còn có thêm một số chất làm dịu ho, giảm đau, giảm viêm...
Khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, do lo sợ nhiễm bệnh, nhiều người đã tìm đến với các loại nước súc họng với hy vọng giúp phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng.
Đối với các thuốc súc họng được các bác sĩ kê đơn (để hỗ trợ điều trị bệnh), thời gian dùng cần theo đơn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Đối với các loại không kê đơn, trừ nước muối sinh lý, chỉ nên dùng các loại nước súc họng này dưới 10 ngày.
Bởi việc lạm dụng các thuốc súc họng cũng có thể gây bất lợi như: Dùng lâu dài có thể làm mất cân bằng sinh thái của lớp thảm vi khuẩn tại miệng, họng và gây ra một số bệnh như nấm họng, viêm loét họng, mất sức đề kháng vùng họng (tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển).
Ngoài ra, các thuốc súc họng cũng có thể gây các tác dụng không mong muốn như: Phồng rộp môi, phát ban, ngứa họng và miệng... Trong trường hợp dùng thuốc súc họng mà gặp các biểu hiện trên, cần ngừng thuốc và đi khám.
Để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, ngoài việc tiêm phòng, người dân cần thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của ngành y tế.
3 loại cá là "bể chứa" chất gây ung thư và kim loại nặng tuyệt đối đừng nên mua, nhưng nhiều người không biết vẫn ăn hàng ngày Thịt cá có mùi vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải tất cả đều như vậy, đặc biệt là 3 loại dưới đây chứa cực nhiều formaldehyde và kim loại nặng gây hại lớn cho sức khỏe. Cá là một món ngon phổ biến trên bàn ăn của...