“Lão bà bà” 81 tuổi làm vườn lan tiền tỷ “khủng” nhất tỉnh Lai Châu
Bà Nguyễn Thị Kim, 81 tuổi, ở bản Mới (xã San Thàng, thành phố Lai Châu) đang sở hữu một vườn lan rừng “khủng” nhất tỉnh Lai Châu. Mặc dù được nhiều “cao thủ” trong giới chơi lan “cảnh báo”, nhưng PV Báo điện tử DANVIET.VN vẫn thực sự choáng ngợp khi bước vào vườn lan “khủng” này…
Mặc dù đã ở tuổi thượng thọ nhưng mỗi khi bước chân vào vườn lan của mình và được chăm sóc chúng hàng ngày, bà Kim lại cảm thấy mình khỏe mạnh và nhanh nhẹn như tuổi thanh xuân.
Theo chân “Lão bà bà” Nguyễn Thị Kim, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN bước vào vườn lan của bà Kim mà cứ như đang lạc vào một rừng lan hoang dã từ cổ xưa…còn chủ nhân của vườn lan có phong thái hết sức nhẹ nhàng, thanh thoát và lịch thiệp.
Chia sẻ với Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, bà Nguyễn Thị Kim cho hay, bà bước vào nghề trồng lan rừng, thế giới lan rừng khá muộn so với tuổi nghề của nhiều người khác. Bắt đầu tập tành chơi lan từ năm 1999, đến nay, sau 20 năm gây dựng, bà Kim đang sở hữu vườn lan rừng “khủng” nhất tỉnh Lai Châu, với trên 10.000 giò lan các loại, có giá trị lên đến hàng tỷ đồng.
Trong vườn lan rừng của bà Nguyễn Thị Kim có không ít loài lan quý hiếm, đẹp và được giới chơi lan ưa chuộng, săn tìm. Trong ảnh là những giò lan phi điệp đột biến với giá 6 triệu đồng/giò.
Bà Kim tiết lộ với Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN rằng, ban đầu bà đến với nghề trồng lan rừng với mục đích giải trí, làm vườn, nhưng rồi bà kiếm được thu nhập không hề nhỏ từ niềm đam mê, thú vui tao nhã ấy. Từ bán lan, mỗi năm bà Kim thu lãi cả trăm triệu đồng.
Giò lan Phi điệp tím được khách hàng đến tham quan vườn trả 50 triệu đồng nhưng bà Kim vẫn không muốn bán.
Video đang HOT
Giò lan Đùi gà đột biến của bà Kim có giá lên tới 30 triệu đồng.
Từng giò lan được bà Kim làm rất kỳ công. Chúng được treo khắp nơi. Trước cửa nhà, sau nhà, sân thượng đều phủ kín các giò lan.
Trong số hàng nghìn giò lan bà Kim đang sở hữu, nổi lên những cái tên có giá trị như: Sơn thủy tiên, Phi điệp tím, Đùi gà đột biến, lan Giả hạc…
Hơn 20 năm gắn bó với hàng ngàn giò lan, bà Kim tâm sự với PV Báo điện tử DANVIET.VN: “Ngày nào mà không được đụng chân, đụng tay tới lan thì trong người tôi rấm rút không chịu được…”.
Hàng ngày, “Lão bà bà” Nguyễn Thị Kim chăm bẵm vườn lan của mình tỉ mỉ đến nỗi nhiều lúc quên cả ăn, cả ngủ. “Chơi lan cũng như khi mình mới bắt đầu học toán, học văn; muốn thành công không phải là chuyện một sớm một chiều được. Phải bắt đầu học trình bày từ cái nhỏ nhất, cái đơn giản nhất rồi mới đến cái lớn hơn, cái nghệ thuật hơn…”, bà Kim “tổng kết” với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo Danviet
Mãn hạn tù về nuôi gà Tàu, cứ bán 1 lứa lãi gần 50 triệu đồng
Ở thành phố Lai Châu có nhiều người nuôi gà nhưng nuôi với quy mô lớn như anh Thào Văn Hoan bản San Thàng 2 (xã Sang Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lứa nuôi khoảng 1.000 con gà Tàu, sau 3 tháng bán ra thị trường, anh Hoan thu gần 50 triệu đồng tiền lãi.
Ngồi đối diện với tôi bên bộ bàn ghế cũ kĩ trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng là người đàn ông trung niên, vóc dáng cao to, vạm vỡ. Đó là anh Thào Văn Hoan, dân tộc Giáy, bản San Thàng 2, xã San Thàng, thành phố Lai Châu.
Anh Hoan bắt đầu nuôi gà Tàu từ năm 2018.
Vẫn giọng nói nhỏ nhẹ nhưng có phần tự tin hơn lần gặp đầu tiên cách nay gần 2 năm, anh Hoan nói: "Tôi đã chọn được hướng đi đúng trong phát triển kinh tế gia đình, đó là nuôi gà Tàu theo mô hình bán chăn thả. Đây là một giống gà bản địa của Việt Nam. Tên gọi Tàu chỉ ra nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu. Từ khi chuyển sang nuôi gà Tàu, thu nhập của gia đình tôi đã ổn định hơn, mỗi lứa cũng lãi gần 50 triệu đồng".
Nhìn khu chăn nuôi gà Tàu được xây dựng khá quy mô, bài bản cộng với cái dáng vẻ hiền lành, chất phác của ông chủ trại gà, ít ai nghĩ anh Hoan từng một thời lầm lỗi phải đi cải tạo. Trong lần gặp đầu tiên cách đây gần 2 năm, anh Hoan không ngần ngại kể cho tôi nghe về quá khứ lầm lỗi của mình.
5 năm trời đằng đẵng anh chìm đắm trong làn khói của "nàng tiên nâu". Tài sản của gia đình anh lần lượt "đội nón" ra đi, bay theo làn khói thuốc đầy ma mị ấy. Và rồi, anh bị bắt, bị kết án và phải ngồi tù hơn 9 năm trời vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Anh Hoan cho gà uống nước thông qua hệ thống tự động.
Năm 2014, mãn hạn tù, anh trở về quê với quyết tâm làm lại cuộc đời. Trên diện tích gần 1ha mà gia đình anh khai hoang từ nhiều năm trước, ngoài trồng ngô, anh Hoan dành hơn 2.000 m2 đất để đào ao, thả cá.
Ông trời không phụ lòng người chịu khó, sau vài năm lao động chăm chỉ, anh Hoan đã kiếm được chút vốn liếng kha khá. Lúc này, anh mới nghĩ đến chuyện làm giàu. Sau khi bàn với vợ con, anh Hoan quyết định xây dựng chuồng trại để nuôi gà Tàu theo kiểu bán chăn thả.
Trại nuôi gà Tàu của anh Hoan được xây dựng khá khoa học. Trên diện tích hơn 200m2, anh xây kín 2 bên hồi, còn 2 bên sườn thì xây lửng, đổ cột bê tông, quây lưới, lợp mái tôn, nền láng xi măng.
Anh Hoan xây dựng chuồng trại nuôi gà khá bài bản.
Sau 6 tháng tự tay xây dựng chuồng trại và tường bao xung quanh diện tích đất trồng ngô của gia đình, tháng 8/2018, anh Hoan bắt đầu mua gà về nuôi. Ban đầu anh nuôi gà ta (giống gà Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) nhưng loại gà này tiêu thu chậm nên anh chuyển sang nuôi gà Tàu.
"Tôi may mắn được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi gà do Hội Nông dân thành phố Lai Châu tổ chức nên hiểu rõ cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh xảy ra ở gà. Ngay sau khi mang con giống về, tôi tiến hành tiêm các loại vắc xin cho gà nên từ khi nuôi gà đến nay, tỷ lệ gà sống luôn đạt hơn 95%" - anh Hoan vui vẻ chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo anh Hoan, nuôi gà Tàu không vất vả là mấy, chỉ cần chú ý tiêm vắc xin đầy đủ cho gà và cho chúng ăn đủ dinh dưỡng thì đàn gà sẽ sinh trưởng, phát triển tốt.
Vì nuôi với quy mô lớn nên anh Hoan đặc biệt quan tâm tới việc vệ sinh phòng dịch. Anh làm đệm lót sinh học trong nền chuồng và làm sàn cho gà ở. Anh thường xuyên phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng trại. Đàn gà nhà anh thường xuyên được thả tự do đi lại, kiếm ăn trong nương ngô, vườn cây ăn quả rộng rãi.
Theo anh Hoan, ngoài chọn con giống khỏe thì khâu cho gà ăn rất quan trọng. Nếu cho ăn không đảm bảo, gà rất dễ bị khô chân, chậm lớn. Trong thời kì đầu, tức là từ lúc mua con giống về đến khi được khoảng 50 ngày tuổi, anh Hoan chủ yếu cho gà ăn cám công nghiệp. Thỉnh thoảng anh bổ sung thuốc bổ trộn vào cám cho gà ăn. Sau thời kì đó, anh cho gà ăn cám công nghiệp trộn với ngô, rau xanh, thân cây chuối. Mỗi ngày anh Hoan cho đàn gà ăn 2 bữa.
Mô hình nuôi gà bán chăn thả đã mang lại cuộc sống mới cho gia đình anh Thào Văn Hoan.
Nhờ chăm sóc, cho ăn đủ dinh dưỡng nên đàn gà Tàu nhà anh Hoan sinh trưởng, phát triển tốt. Chỉ sau 3 tháng nuôi, anh Hoan đã có gà thương phẩm bán ra thị trường, với trọng lượng bình quân đạt trên dưới 3kg/con. Anh Hoan chủ yếu bán cho những người buôn gà ở các chợ trong tỉnh: Mường So (Phong Thổ), Bình Lư (Tam Đường)...với giá bình quân khoảng 70.000 đồng/kg. Mỗi lứa bán ra thị trường gần 3 tấn gà, sau khi trừ chi phí, anh Hoan thu lãi gần 50 triệu đồng.
"Gà Tàu vàng hay gà Ta vàng là một giống gà bản địa của Việt Nam Tên gọi Tàu chỉ ra nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ lâu, hiện chúng được nuôi dưỡng thuần hóa và lai tạo để sống chủ yếu ở phía Nam Việt Nam và hoàn toàn là một giống gà bản địa của Việt Nam. Chúng được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và hiện nay, phát triển mạnh ở một số địa phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu Long. Giống gà này được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi...", theo vi.wikipedia.org.
Theo Danviet
Lai Châu: Loài cây ra quả sai như sung, ăn vài hạt khỏe cả người Ông Trần Đức Văn, tổ 15 (phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) là một trong những người đầu tiên trồng mắc ca ở TP Lai Châu. Vườn mắc ca hơn 1.000 cây của ông Văn đã có nhiều cây cho quả sai như sung. Giữa cái nắng như thiêu đốt của đất trời Tây Bắc, PV báo điện tử...