Lãnh đạo Sở còn nhớ hay quên vụ sửa điểm ở trường Nguyễn Công Trứ?
Người dân cả nước bức xúc trước việc gian lận thi cử đã xảy ra thì ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, sự việc ấy đã bị các cấp các ngành quên lãng.
Theo công bố điểm tại điểm thi Trung học phổ thông quốc gia 2019 ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ, học sinh được nâng điểm bài kiểm tra giữa học kỳ II đã có điểm thi đạt mức trung bình.
Nữ sinh được nâng điểm là Hồ Như Uyên Tiên (đã đổi tên nhân vật) – cựu học sinh lớp 12A9 có điểm thi các môn: Toán 6,6 điểm; Văn 6,0 điểm; Lý 4,25 điểm; Hóa 4,5 điểm; Sinh 5,0 điểm và Ngoại ngữ 6,0 điểm.
Như vậy, với điểm số như trên, nữ sinh Uyên Tiên đã tốt nghiệp Trung học phổ thông và vẫn được mang điểm số đang có dấu hiệu nghi vấn được cạo sửa từ giữa học kỳ II.
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ và điểm thi tốt nghiệp của nữ sinh được được sửa điểm. (Ảnh: H.L)
Nhiều giáo viên bức xúc trước hành vi sửa điểm bài kiểm tra giữa kỳ của Phó Hiệu trưởng nhà trường nên đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng.
Sự việc diễn ra từ giữa tháng 3 và đến tháng 4/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ nhận được đơn tố cáp của giáo viên.
Video đang HOT
Lãnh đạo Sở cũng đã hứa sẽ xử lý nghiêm vụ việc nếu có sai phạm và Ban Giám hiệu nhà trường cũng sẽ công bố thông tin sau khi có kết quả chính thức từ cơ quan chức năng.
Những ngày qua, hàng chục giáo viên của trường đã ký tên trong “Thư Đề Nghị” dài 8 trang gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến vụ việc.Lời hứa như “mây bay” của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh khiến tập thể giáo viên trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ bức xúc.
Các giáo viên đặt câu hỏi, vì sao cô Huỳnh Thị Ngọc Lành – Phó Hiệu trưởng nhà trường có dấu hiệu tiếp tay cho việc sửa điểm học sinh nhưng đến nay chưa có kết luận và vẫn được phân công làm Phó Hiệu trưởng.
Ngày 5/8, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với cô Phạm Thị Thu Hồng – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ nhưng không thể được.
Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, theo phản ánh của các giáo viên trong trường, cô Huỳnh Thị Ngọc Lành – Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ, phụ trách chấm thi cho trường có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quy chế thi cử.
Cô Lành đã có hành vi sửa bài thi để nâng điểm cho học sinh.
Nhiều giáo viên phát hiện ra bài thi có sự khác nhau về kết quả của bài thi trắc nghiệm lúc thu bài tại phòng thi và sau khi đã được chấm.
Bài thi của học sinh đã được sửa lại nhiều câu trắc nghiệm từ sai thành đúng nhằm nâng điểm cho học sinh.
Quá trình theo dõi, các giáo viên phát hiện kết quả học lực và điểm số của học sinh tại lớp và kết quả thi có sự bất thường.
Cụ thể, ngày 11/3 – 13/3, Trường Nguyễn Công Trứ tổ chức kiểm tra giữa học kỳ 2 năm 2018 – 2019 cho học sinh các khối lớp.
Cô Lành đã chỉ đạo chỉnh sửa bài thi phần trắc nghiệm các môn: Toán, Lý, Hóa, Anh văn, Sinh học theo hướng nâng điểm cho học sinh Hồ Như Uyên Tiên.
Các môn được nâng điểm từ 0,8 điểm lên 1,8 điểm bằng cách chỉnh sửa bài làm trắc nghiệm từ sai thành đúng cho học sinh.
Hưng Long
Theo giaoduc.net
Thủ tướng Chính phủ: Các địa phương chịu trách nhiệm về chất lượng kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa diễn ra chiều ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các các địa phương phải chủ động và phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân về chất lượng và đảm bảo tổ chức an toàn tuyệt đối kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Ảnh minh họa
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có những chỉ đạo liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải có phương án tổ chức kỳ thi chi tiết, đi cùng với việc tăng cường giám sát để đảm bảo kỳ thi trong sạch, minh bạch, thành công trên cả nước.
Đối với chính quyền các địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải chủ động và phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân về chất lượng và đảm bảo tổ chức kỳ thi an toàn tuyệt đối. Các địa phương tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thông đồng sửa điểm các bài thi như ở một số địa phương trong kỳ thi năm ngoái.
Trước đó, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại nghị trường Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề cập đến một số giải pháp mà ngành Giáo dục sẽ triển khai nhằm khắc phục hạn chế của kỳ thi năm 2018. Theo đó, sẽ tăng cường quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi, thanh tra thi... và công an các địa phương được giao nhiệm vụ cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện các gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.
Điều động các trường ĐH, CĐ đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác coi thi, chấm thi, nhất là các địa bàn có khả năng xảy ra tiêu cực trong thi cử.
Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng lưu trữ đề thi/bài thi, phòng chấm thi 24/24 giờ; sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng mã hóa dữ liệu toàn bộ dữ liệu chấm thi; "đánh phách điện tử" Phiếu trả lời trắc nghiệm; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.
Đối với việc chấm bài thi tự luận (Ngữ văn) do sở GDĐT chủ trì, quy định chặt chẽ hơn khâu chấm 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.
Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và đặc biệt là các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, hỗ trợ ngành Giáo dục tổ chức Kỳ thi 2019 diễn ra thành công, lấy lại niềm tin của xã hội.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Ý nghĩa thật sự của điểm 10 Những ngày qua, thông tin một lớp học tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình (TP Vũng Tàu) có 42/43 học sinh giỏi khiến lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải chỉ đạo Phòng GD-ĐT Vũng Tàu thành lập ngay hội đồng thẩm định quá trình đánh giá và xếp loại học sinh của lớp này từ khâu xét tuyển...