Lãnh đạo phòng GD huyện “rớt thành thủ khoa” bị tố nhận hối lộ
Đơn tố cáo ông N, một cán bộ lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Bình Sơn nhận hối lộ tiền tỷ trong kỳ thi tuyển giáo viên là nặc danh, nhưng nhận thấy nội dung tố cáo đúng như dư luận phản ánh, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển và yêu cầu Huyện ủy, UBND huyện này chỉ đạo điều tra, làm rõ.
Trưa 18.11, trao đổi với PV Dân Việt, bà Hà Thị Anh Thư – Bí thư Huyện ủy Bình Sơn xác nhận: “Ngay sau khi nhận được đơn chuyển của Sở Nội vụ tỉnh, Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp ngành chức năng khẩn trương điều tra làm rõ nội dung tố cáo đối với ông N”.
Trước đó, ngày 1.11.2018, khi nhận được đơn phản ánh tố cáo ông N nhận hối lộ tiền tỷ của thí sinh tại kỳ thi tuyển giáo viên do huyện này tổ chức, ông Đoàn Dụng – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi đã ký văn bản (số 2229/SNV-CCVC), chuyển cho Huyện ủy và UBND huyện Bình Sơn.
Cùng với chuyển đơn, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Huyện ủy và UBND huyện Bình Sơn điều tra, làm rõ tố cáo đối với ông N.
Theo đó, Sở Nội vụ nhận định đơn không có chữ ký và tên người gửi, nội dung tố cáo có đoạn: “…vai trò lớn nhất của thầy N, từ việc coi thi đến chấm thi tiếng tăm của thầy ở huyện Bình Sơn không ai là không biết. Thầy là một người quyền lực nhất ở Phòng GDĐT từ việc thuyên chuyển đến việc thi cử. Kỳ thi (tuyển giáo viên) vừa rồi, thầy N nhận tiền tỷ của thí sinh, vì vậy nhiều giáo viên chịu kỷ luật thay thầy N “, là đúng như dư luận huyện này đang phản ánh nên đề nghị Huyện ủy và UBND huyện Bình Sơn chỉ đạo làm rõ.
Được biết, tại kỳ thi tuyển giáo viên ở Hội đồng thi huyện Bình Sơn năm 2017-2018, sau khi thông báo kết quả vào tháng 2.2018 vừa qua, có đến 71/86 trường hợp xin phúc khảo đã được chấm tăng điểm, mà trường hợp được tăng cao nhất lên đến 14 điểm, dẫn đến hàng loạt trường hợp thí sinh từ chỗ bị rớt đã trở thành đậu và ngược lại, đặc biệt là trường hợp của thí sinh N.T.T.
Video đang HOT
Các thí sinh Quảng Ngãi tham gia thi tuyển giáo viên.
Là người có số điểm đứng thứ 3 và bị rớt so với chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên của ngành Hóa học THCS, thế nhưng sau khi xin phúc khảo, thí sinh N.T.T đã vươn lên dẫn đầu ngành này ở Hội đồng thi huyện Bình Sơn, gây nhiều dư luận xấu trong và ngoài tỉnh. Vì vậy UBND tỉnh đã giao và Sở Nội vụ Quảng Ngãi tiến hành thành lập 3 đoàn kiểm tra, rút 1.627 bài thi ở huyện Bình Sơn và 10/14 huyện khác trong tỉnh về chấm thẩm định lại.
Kết quả, bài tăng điểm cao nhất là 34,25 điểm (thang điểm 100) và có 83 bài tăng, giảm trên 10 điểm. Trong tổng số 148 thí sinh biến động điểm sau khi chấm thẩm định, có 42 thí sinh từ không đỗ đã trở thành đỗ và 67 thí sinh có kết quả ngược lại. Nổi cộm nhất là huyện Bình Sơn có 8 thí sinh từ không đỗ trở thành đỗ và 21 thí sinh có kết quả ngược lại.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Cá bớp nuôi chết không phải do ô nhiễm môi trường
Đó là khẳng định của các cơ quan chuyên môn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trong buổi gặp mặt để trả lời những vướng mắt với các hộ dân bị thiệt hại do cá bớp nuôi lồng của họ bị chết hàng loạt trong mấy ngày vừa qua.
Chiều 16/10, huyện Bình Sơn đã tổ chức buổi gặp mặt trực tiếp để giải đáp các vướng mắt cũng như tìm hướng giải quyết những khó khăn của người dân các xã Bình Thạnh, Bình Thuận và Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cũng như công bố các kết quả xét nghiệm mẫu nước và mẫu cá bị chết trong mấy ngày vừa qua tại khu vực biển vịnh Dung Quất.
Tham dự buổi gặp mặt có bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn; ông Lý Thọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn; lãnh đạo Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các phòng chuyên môn của huyện; cùng đông đảo các hộ dân bị thiệt hại khi cá bớp nuôi lồng của họ bị chết với số lượng lớn.
Tại buổi gặp mặt, đại diện các phòng chuyên môn của huyện Bình Sơn như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố kết quả xét nghiệm mẫu nước nơi lồng nuôi cũng như khu vực xung quanh không bị ô nhiễm và mẫu cá bị chết cũng an toàn, tất cả các chỉ số đã xét nghiệm đều nằm trong quy chuẩn. Nguyên nhân cá chết là do số hộ dân này đã di chuyển lồng nuôi từ vị trí này sang vị trí khác để tránh bão, lũ nên làm thay đổi môi trường nước đột ngột.
Thương lái tập trung đến để mua cá bớp với giá rẻ
Sau khi nghe những kết luận từ phía cơ quan chức năng, nhiều hộ dân hoan nghênh sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp đỡ và giải quyết tiêu thụ số cá bị chết trong mấy ngày vừa qua. Bên cạnh đó, mong muốn các cơ quan chức năng phải tìm hiểu thật rõ nguyên nhân chính làm cá bớp chết hàng loạt để người nuôi được biết rõ hơn, cũng như kiến nghị đến các cơ quan chức năng tìm giải pháp để giúp đỡ số hộ nuôi bị thiệt hại này.
"Các cơ quan chức năng cố gắng xét nghiệm để biết nguyên nhân vì sao cá chết, do bị thiếu ôxy hay bị nhiễm khuẩn mới giải quyết được vấn đề. Đồng thời, thiệt hại của bà con quá lớn nên mong muốn các cơ chức năng hỗ trợ tiêu thụ số cá còn lại, cũng như số cá hiện giờ vẫn đang chết để chúng tôi có thể vớt vát lại vì thiệt hại quá lớn", anh Nguyễn Nhật Nam, 1 hộ nuôi cá cho biết.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn đã chia sẻ những khó khăn mà người nuôi cá gặp phải khi cá bị chết hàng loạt. Đồng thời, khẳng định sẽ tìm cách để giải quyết giúp các hộ nuôi này tiêu thụ số cá bị chết. Bên cạnh đó, bà Thư còn chỉ ra cái sai của các hộ dân khi nuôi cá ở khu vực này, bởi khu vực mà người dân đang nuôi dẫn đến cá chết hàng loạt là nơi mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu không được nuôi trồng thủy sản.
"Hiện huyện đã báo cáo với tỉnh và làm việc với 1 số nhà thầu trên địa bàn huyện Bình Sơn để họ hỗ trợ mua số cá đã chết đang được cáp đông cũng như số cá đang sống khỏe mạnh nếu bà con muốn bán với giá hiện tại trên thị trường. Xong khu vực này đã được UBND tỉnh yêu cầu người dân không được nuôi cá bằng rất nhiều văn bản, nhưng bà con vẫn nuôi ở khu vực này là không đúng" bà Thư cho biết.
"Trước đây bà con đã ký vào biên bản thống nhất là tỉnh phải hỗ trợ tiền để người dân chuyển đổi ngành nghề là khoảng 7,1 tỷ đồng, UBND huyện có phương án để gửi tỉnh nhưng tỉnh vẫn chưa hỗ trợ mà đề nghị huyện bố trí ngân sách nhưng chính quyền huyện Bình Sơn lại chưa đề nghị lại với tỉnh về vấn đề này, cũng như không trả lời cho bà con biết, nên trong giai đoạn chờ đợi hỗ trợ người dân lại tiếp tục nuôi, dẫn đến việc cá chết, cái này chính quyền cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm".
"Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất gửi văn bản cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh đề nghị hỗ trợ kinh phí thiệt hại cho bà con do cá chết vừa qua, cũng như đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho bà con được bao nhiêu thì hỗ trợ số còn lại huyện sẽ hỗ trợ tiếp", bà Thư khẳng định thêm.
Kết thúc buổi gặp mặt, ông Lý Thọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn chỉ đạo: "Chính quyền xã Bình Thạnh và 2 xã Bình Đông, Bình Thuận cần khẩn trương thống kê cụ thể tổng số hộ nuôi cá trên biển ở từng địa phương. Số cá đã chết và còn lại trong các lồng bè là bao nhiêu...Trên cơ sở này huyện sẽ có đề xuất, trả lời cụ thể cách giải quyết cho từng hộ nuôi".
Trước đó, trong thời gian từ ngày 5 đến 9/10, khoảng trên 35 hộ dân nuôi cá bớp lồng bè ở 3 xã Bình Thạnh, Bình Đông và Bình Thuận, huyện Bình Sơn bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng do cá bất ngờ có hiện tượng bỏ ăn, đổi màu da, phù cơ thể, nổi chấm trắng, hai bên mang có bám bùn và chết.
Minh Quân
Theo congly
Xe tải tông vào đám đông giúp người bị tai nạn, 6 người thương vong Trong lúc nhiều người đang vây quanh một nạn nhân bị ngã xe máy để giúp đỡ, xe tải chở gỗ dăm lao vào, tông liên hoàn khiến 6 người dân thương vong, hàng loạt xe hư hỏng... Sáng nay (26.8), trao đổi với PV Dân Việt, bà Hà Thị Anh Thư - Bí thư huyện ủy Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho hay,...