Lãnh đạo Nghệ An vào cuộc vụ phụ huynh phản đối sáp nhập trường
UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo kiên quyết và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở, đe dọa, ngăn cấm học sinh đến trường theo đúng quy định của pháp luật.
Chiều nay (9/9), thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho biết Phó Chủ tịch Bùi Đình Long đã có công văn gửi Sở GD-ĐT, Huyện ủy, UBND huyện Anh Sơn, Ủy ban MTTQ tỉnh và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An liên quan đến việc sáp nhập trường tại xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn.
Người dân tập trung trước cổng Trường THCS Khai Lạng cơ sở 2 (ngày 7/9) phản đối sáp nhập trường.
UBND tỉnh Nghệ An giao Sở GD-ĐT tích cực phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn UBND huyện Anh Sơn thực hiện thành công các chỉ tiêu, mục tiêu, các giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2022-2023.
UBND tỉnh Nghệ An giao UBND huyện Anh Sơn cần tiếp tục chỉ đạo các cấp chính quyền và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động học sinh đến trường. Theo kế hoạch, học sinh khối 6, 7 và 8 học tại điểm Trường THCS Khai Lạng cơ sở 2 (tại xã Lạng Sơn), học sinh khối 9 học tại điểm trường THCS Khai Lạng (tại xã Khai Sơn). Đồng thời tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhân dân, phụ huynh để rà soát lại việc thực hiện đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp đã được ban hành trên địa bàn huyện Anh Sơn.
Buổi khai giảng năm học mới 2022 – 2023 tại Trường THCS Khai Lạng – Ảnh Lê Đình Hà
Dãy nhà công vụ ở Trường THCS Khai Lạng cơ sở 2 (tại xã Khai Sơn) đã xuống cấp
Hiệu trưởng Trường THCS Khai Lạng (huyện Anh Sơn) – ông Lê Đình Hà thông tin trong buổi học ngày 8/9 có 82/154 em học sinh khối 6, 7, 8 đến điểm Trường THCS Khai Lạng cơ sở 2, nhưng hôm nay (9/9) chỉ còn có 32 em đi học.
Như đã đưa tin, ngày 7/9, hàng trăm người dân xã Lạng Sơn kéo đến điểm Trường THCS Khai Lạng cơ sở 2 để phản đối việc sáp nhập Trường THCS Lạng Sơn với Trường THCS Khai Sơn. Cả trường 154 em nhưng chỉ có 11 em đến lớp.
Video đang HOT
Người dân tại đây cho biết khi được thông báo về việc sáp nhập trường, đông đảo người dân xã Lạng Sơn không đồng ý vì học sinh ở xã Lạng Sơn phải đi học xa hơn 4 km.
Bên cạnh đó, nhiều hộ dân còn cho rằng xã Lạng Sơn vốn có truyền thống hiếu học. Nếu sáp nhập trường sang xã khác sẽ làm mai một đi truyền thống của địa phương và Lạng Sơn sẽ bị mất trường THCS.
Ngày 8/9, tại trụ sở UBND xã Lạng Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) diễn ra buổi đối thoại giữa lãnh đạo huyện cùng các phòng, ban chuyên môn với phụ huynh học sinh liên quan đến vụ việc này.
Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện
Năm học 2021 - 2022, chất lượng giáo dục, đào tạo Nghệ An có chuyển biến đột phá. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại về quy hoạch mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục phổ thông cũng như tuyển sinh, đào tạo ĐH, CĐ và trường nghề.
Ngành giáo dục Nghệ An nhận Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học 2021-2022.
Sáng 16/8, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023. Ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và sự tham gia trực tuyến của 21 huyện thành, thị.
Chất lượng giáo dục, đào tạo có chuyển biến đột phá
Năm học 2021-2022, ngành giáo dục Nghệ An tiếp tục đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Cụ thể, giữ vững vị trí tốp 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Chất lượng giáo dục đại trà có sự cải thiện và tiến bộ vượt bậc.
UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.
Nghệ An cũng có những đột phá trong xây dựng và triển khai hiệu quả các mô hình nâng cao chất lượng giáo dục: Mô hình phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non"; Mô hình trường trọng điểm chất lượng cao; trường mầm non, phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; Mô hình trường giúp trường, phòng giúp phòng. Đặc biệt, đây cũng là năm đầu tiên, Nghệ An triển khai mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục góp phần phát triển bền vững và có kết quả nhất định.
Để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học vừa qua, Nghệ An tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp như sắp xếp, dồn dịch điểm trường đảm bảo thực hiện dạy học tin học, ngoại ngữ cho học sinh tiểu học.
Ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Chỉ đạo hoàn thành biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương và thực hiện quy trình chọn SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10, theo Chương trình GDPT 2018. Đẩy mạnh dạy học chương trình tăng cường ngoại ngữ, tin học, Giáo dục STEM.
Nghệ An cũng hoàn thành các chỉ tiêu đề ra về trường học đạt chuẩn quốc gia; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, THCS và là tỉnh thứ 25 đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, tổ chức các kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, trung thực và đúng quy chế...
Hội nghị có sự tham gia trực tuyến của nhiều cán bộ, quản lý, giáo viên... qua điểm cầu 21 huyện, thành, thị.
Tại hội nghị, nhiều tham luận của các địa phương cũng đã đề cập đến các vấn đề như việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia theo tiêu chí, tiêu chuẩn mới. Thực hiện thay sách giáo khoa mới. Nhiều ý kiến cũng đề nghị ngành cần quan tâm đến vấn đề thiếu giáo viên, đặc biệt là các môn mới để phục vụ chương trình GDPT 2018 với cơ cấu môn học, năm học, cấp học có thay đổi. Quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất ở vùng khó, dạy tiếng Anh tăng cường trong các nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Khắc phục khó khăn, tồn tại để nâng cao cao chất lượng toàn diện
Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chúc mừng những kết quả đạt được của ngành giáo dục trong năm học vừa qua. Đặc biệt là kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2022 tăng 14 bậc so với năm trước đó. Tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn bình quân cả nước, trong đó nhiều trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100%.
Riêng 2 trường THPT Dân tộc nội trú xếp tốp đầu toàn tỉnh, điều này cho thấy hiệu quả của chất lượng giáo dục của mô hình nội trú, khác biệt với các trường bình thường. Kết quả thi Tốt nghiệp THPT chính là một thước đo chất lượng đầu ra sau 12 năm học của học sinh cũng như giáo dục đại trà ở các nhà trường. Từ đó, các trường thực hiện đối sánh, điều chỉnh chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với thực tiễn để đạt chất lượng cao hơn.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, trong năm học tới ngành giáo dục tỉnh sẽ tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018, đẩy mạnh chuyển đổi số, quản trị nhà trường gắn với cải cách hành chính, thực hiện các mô hình giáo dục mới...
Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn có một số tồn tại cần sớm có giải pháp khắc phục. Đó là vấn đề quy hoạch mạng lưới trường lớp chưa phù hợp, hiện vẫn còn quá nhiều điểm trường lẻ. Trong khi đó, ở thành phố lại quá tải học sinh, thiếu trường lớp. Điều này, dẫn đến những khó khăn trong việc triển khai chương trình giáo dục mới, nâng cao chất lượng giáo dục và khó bố trí giáo viên.
Ở bậc đại học, dạy nghề vẫn còn nhiều trường khó tuyển sinh, chưa được đầu tư. Bên cạnh đó, dù đã nỗ lực, cố gắng nhưng tình trạng thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đặc biệt tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn diễn ra.
Ngoài ra, còn có nhiều khoảng cách giữa giáo dục miền núi và miền xuôi, có sự khác biệt giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, giữa giáo dục công lập và ngoài công lập.
Nghệ An sẽ nỗ lực để giảm khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.
Với 3 vấn đề tồn tại trên, ông Bùi Đình Long đề nghị các cấp ủy chính quyền cần phải xem lại quy hoạch trường lớp. Trong đó, với giáo dục miền núi phải đưa ra các giải pháp để giảm nhanh điểm trường. Tại thời điểm hiện nay, các địa phương cần ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục và các trường bán trú. Với thành phố Vinh phải tích cực tham mưu để mở rộng các cơ sở giáo dục đào tạo.
Để thực hiện được những giải pháp trên, ngành giáo dục cũng cần chủ động tham mưu cho tỉnh để xây dựng và ban hành các chế độ chính sách phù hợp. Thời gian tới, ngành giáo dục cần quan tâm đến việc dạy học thực chất ở các nhà trường, quan tâm chăm lo đến việc xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch đẹp, an toàn, lành mạnh. Từng bước hướng đến tự chủ ở các nhà trường, trong đó có các trường ở thành phố Vinh. Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành trung tâm giáo dục của vùng.
Lãnh đạo tỉnh và Sở GD&ĐT Nghệ An tặng quà kỷ niệm và tri ân các cán bộ quản lý ngành giáo dục nghỉ theo chế độ hoặc chuyển công tác sang đơn vị mới.
Tại hội nghị, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết sẽ tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Nghệ An. Trong năm học tới, ngành sẽ tiếp tục triển khai chương trình GDPT 2018 theo lộ trình. Tích cực chuyển đổi số. Đổi mới quản trị nhà trường gắn với cải cách hành chính. Cùng với đó thực hiện mô hình giáo dục, mô hình nhà trường mới, mô hình đảm bảo chất lượng. Xây dựng và thực hiện đề án phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi để hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách đồng bộ.
Dịp này, ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh cho Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học 2021 - 2022.
Việc sáp nhập Trường THCS Khai Lạng: Cần đảm bảo quyền lợi cho học sinh Việc sáp nhập trường lớp đối với cấp THCS ở xã Lạng Sơn và xã Khai Sơn (Anh Sơn) đã được tiến hành từ cách đây 4 năm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều phụ huynh lại chọn cách phản đối sáp nhập bằng việc không cho con em đến trường dù năm học mới đang đến rất gần. Phụ huynh không cho con...