Lãnh đạo Nga – Trung điện đàm, tăng cường hợp tác năng lượng, tài chính
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin và các bên liên quan giải quyết xung đột tại Ukraine một cách có trách nhiệm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 15.6 đã có cuộc điện đàm, theo Reuters. Cuộc gọi diễn ra đúng ngày sinh nhật 69 tuổi của ông Tập.
Tổng thống Vladimir Putin gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 2. Ảnh REUTERS
Trong cuộc gọi, Chủ tịch Tập nói rằng tất cả các bên nên làm việc để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine theo cách có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng giúp hóa giải tình hình. Mặt khác, lãnh đạo Trung Quốc nói rằng nước này sẽ tiếp tục ủng hộ chủ quyền và an ninh của Nga.
Video đang HOT
“Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục ủng hộ Nga về các vấn đề liên quan đến những lợi ích cốt lõi và lo ngại lớn như chủ quyền và an ninh”, đài truyền hình CCTV trích lời ông Tập.
Theo thông báo của Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã đồng ý với Chủ tịch Tập về việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, công nghiệp, giao thông vận tải và các ngành khác, “giữa lúc tình hình kinh tế toàn cầu trở nên phức tạp hợp do chính sách cấm vận không chính thức của phương Tây”.
Đây là cuộc gọi thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine ngày 24.2. Đến nay, Trung Quốc không lên án chiến dịch của Nga và còn chỉ trích phương Tây vì cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Trong cuộc điện đàm mới nhất, Chủ tịch Tập ca ngợi đà phát triển mối quan hệ song phương từ đầu năm nay trước sự bất ổn và thay đổi toàn cầu. Lãnh đạo Trung Quốc nói sẵn sàng tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước, tăng cường liên lạc và phối hợp với Nga tại các tổ chức quốc tế, thúc đẩy trật tự quốc tế và quản trị toàn cầu hướng đến sự phát triển công bằng và hợp lý hơn.
Trung Quốc và Nga đã nâng cao hợp tác về nhiều mặt trong những năm gần đây. Ngay trước khi chiến sự Ukraine bùng phát hồi tháng 2, Tổng thống Putin đã đến Trung Quốc để ký thỏa thuận hợp tác và tuyên bố không có giới hạn trong mối quan hệ song phương.
Tuần trước, Nga và Trung Quốc khánh thành cây cầu đường bộ mới bắc qua biên giới hai nước ở vùng viễn đông của Nga với hy vọng nhằm gia tăng thêm hoạt động thương mại.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với tổng kim ngạch thương mại năm ngoái đạt 147 tỉ USD, tăng hơn 30% so với năm 2019, theo số liệu của Trung Quốc.
Bulgaria trở thành trung tâm điều phối cấp khí đốt trong khu vực
Bulgaria tuyên bố đã chuẩn bị cho kịch bản Nga ngừng cung cấp khí đốt cho nước này kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra và họ có kế hoạch hành động rõ ràng.
Phó Thủ tướng Bulgaria Asen Vassilev gặp các đại diện EU. Ảnh: Novinte.com
Theo trang tin Euractiv.com ngày 30/4, một trung tâm điều phối khu vực sẽ được thành lập ở Bulgaria để quản lý việc sử dụng tổng thể cơ sở hạ tầng điện và khí đốt cũng như mua khí đốt bổ sung cho vùng Balkan và Italy.
Tuyên bố trên được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Bulgaria Asen Vassilev thông báo tại Brussels sau cuộc họp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Phó chủ tịch điều hành Frans Timmermans.
Bulgaria đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Ủy ban châu Âu vì quyết định từ chối trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng rúp.
"Chúng tôi đã đề nghị EU sử dụng cơ sở hạ tầng của Bulgaria để phân phối khí đốt trong khu vực. Chúng tôi đang tìm kiếm giải pháp cơ sở hạ tầng tốt nhất để bắt đầu mua khí đốt chung và tối ưu hóa việc cung cấp điện", Bộ trưởng Vassilev nói.
Theo ông Vassilev, Bulgaria không chỉ có khả năng đảm bảo 3 tỷ mét khối (bcm) khí đốt ở trong nước mà còn có thể cung cấp 17-20 tỷ mét khối khí đốt cho các nước châu Âu khác. Đây là lý do tại sao trung tâm điều phối được đặt ở Bulgaria.
Cụ thể, Bulgaria có thể sử dụng đường ống dẫn khí đốt xuyên Balkan, vốn trong 30 năm đã vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine đến Đông Nam Âu, với công suất 17 bcm.
Đường ống dẫn khí đốt xuyên Balkan có đủ công suất và kết nối với mạng lưới của các nước láng giềng, do đó đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc của khu vực vào khí đốt vào Nga.
Thông qua được ống này cùng với đầu nối khí đốt Bulgaria-Hy Lạp, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể được nhập khẩu qua Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp để phục vụ khu vực, giúp giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tuy nhiên, một kế hoạch như vậy cần có sự đồng thuận của các nước Đông Nam Âu tham gia.
Theo phái đoàn Bulgaria tại Brussels, trong vòng hai tuần, trung tâm ở Bulgaria sẽ bắt đầu tiến hành điều phối mua khí đốt bổ sung cho khu vực. Ban đầu là đảm bảo công suất tối đa để phục vụ khu vực và sau đó tổ chức các hoạt động mua bán chung cho châu Âu.
Quyết định về mua năng lượng chung của châu Âu sẽ được đưa ra vào giữa tháng 5 tới. Ông Vassilev cho biết giá có thể thấp hơn của Gazprom nếu tất cả vấn đề được thực hiện.
Bulgaria sẽ liên hệ với các nước lân cận để thảo luận thành lập nhóm làm việc về hoạt động của trung tâm, đồng thời tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên vào ngày 5/5.
Những thiệt hại ban đầu của nền kinh tế Ukraine do xung đột với Nga Cuộc xung đột với Nga đã khiến nền kinh tế Ukraine tổn thất nặng nề từ lĩnh vực kinh doanh, tài chính, xuất nhập khẩu đến cơ sở hạ tầng, năng lượng. Sławomir Matuszak, học giả cấp cao về Ukraine, Belarus và Moldova bình luận trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông (Ba Lan-PISM.pl)) mới đây rằng, trong bối cảnh...