Lãnh đạo Huawei lên tiếng đáp trả lại lệnh cấm vận mới của Mỹ
Chủ tịch luân phiên Huawei thừa nhận các biện pháp cấm vận mới của Mỹ sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn này, song tuyên bố sẽ có giải pháp vượt qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Chủ tịch luân phiên của Huawei, Guo Ping, đã lên tiếng đáp trả trước việc Mỹ kéo dài lệnh cấm vận và ngăn chặn hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc tiếp cận với chuỗi cung ứng chip bán dẫn thiết yếu.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị của Huawei, ông Guo Ping nói: “Chính phủ Mỹ vẫn kiên trì tấn công Huawei, nhưng điều đó sẽ mang lại điều gì cho thế giới?”
“Trong một nỗ lực không ngừng để thắt chặt sự kìm hãm đối với công ty của chúng tôi, chính phủ Mỹ đã quyết định tiến hành và hoàn toàn phớt lờ mối quan tâm của nhiều công ty và hiệp hội. Quyết định này là độc đoán và nguy hiểm, đe dọa làm suy yếu toàn bộ ngành công nghiệp điện tử-di động trên toàn thế giới. Các biện pháp hạn chế mới này sẽ tác động đến việc mở rộng, bảo trì và hoạt động liên tục của các mạng viễn thông trị giá hàng trăm tỷ USD mà chúng tôi đã triển khai ở hơn 170 quốc gia” – ông Guo Ping tuyên bố.
Chủ tịch luân phiên Huawei cũng thừa nhận các biện pháp cấm vận mới của Mỹ sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn này song tuyên bố sẽ có giải pháp vượt qua.
Trước đó, tờ Nikkei đưa tin hãng sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC đã ngừng nhận đơn đặt hàng mới từ Huawei sau khi chính quyền Mỹ áp đặt các biện pháp cấm vận mới. Lệnh cấm vận mới của Mỹ yêu cầu tất cả các công ty công nghệ phải xin giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ trong các thương vụ có đơn hàng sử dụng công nghệ hoặc thiết bị của Mỹ.
Huawei đã từng úp mở khả năng chuyển nguồn cung cấp chip sang Samsung trong trường hợp bị Mỹ phong tỏa nguồn cung cấp chip. Hãng này gần đây cũng đang nghiên cứu tự sản xuất chip trong nước thông qua Tập đoàn sản xuất chip bán dẫn quốc tế Trung Quốc (SMIC), vừa nhận được khoản đầu tư 2,2 tỷ USD từ Chính phủ Trung Quốc.
SMIC là một đối thủ cạnh tranh tương đối nhỏ với TSMC, và sẽ mất nhiều thời gian để mở rộng quy mô sản xuất theo yêu cầu công nghệ tiên tiến của Huawei/.
Kế hoạch đánh bại Samsung của Huawei
Dính lệnh cấm vận từ Mỹ, Huawei đang thay đổi kế hoạch để có thể vượt qua Samsung trên thị trường smartphone toàn cầu.
Do có tên trong danh sách cấm vận của Mỹ, Huawei bị cấm tiếp cận công nghệ xuất xứ Mỹ. Vì vậy, họ không thể xin giấy phép sử dụng dịch vụ di động Google trên điện thoại, đồng nghĩa thiết bị Huawei không có hệ sinh thái Google và không thể chạy các ứng dụng phổ biến như Play Store, tìm kiếm, bản đồ, Gmail, Drive... Tại Trung Quốc, điều này không phải vấn đề lớn vì hầu hết ứng dụng Google đều đã bị cấm. Tuy nhiên, doanh số của Huawei bên ngoài Trung Quốc chắc chắn bị ảnh hưởng.
Về tổng thể, Huawei vẫn tăng lượng smartphone xuất xưởng thêm 35 triệu máy trong năm 2019, đạt 240 triệu máy. Huawei xếp trên Apple nhưng tiếp tục đứng sau Samsung. Công ty muốn đoạt ngôi vương của Samsung song với lệnh cấm vận từ Mỹ, tham vọng chưa thể thực hiện. Dù vậy, hãng tin rằng đã có kế hoạch lôi cuốn nhiều người mua trên toàn cầu hơn.
Để đối phó với lệnh cấm, Huawei phải tải Android phiên bản nguồn mở trên các mẫu máy mới nhất và thay Play Store bằng kho ứng dụng AppGallery. AppGallery là chợ ứng dụng lớn thứ ba thế giới, ra mắt tại Trung Quốc từ năm 2011 còn bản quốc tế phát hành năm 2018. Huawei cho rằng chìa khóa để vượt Samsung là biến AppGallery trở nên an toàn và thân thiện với người dùng hơn Play Store. Huawei tấn công vào điểm yếu nhất của Google là khả năng bảo mật, thông qua xác minh tất cả lập trình viên. Họ phải khai báo tên thật và sẽ được Huawei kiểm tra.
Ngoài ra, Huawei nói họ làm tốt hơn Google trong phát hiện ứng dụng chứa mã độc. Trong vài năm qua, nhiều ứng dụng Android chứa mã độc đã vượt qua vòng kiểm duyệt của Google, có mặt trên Play Store và khiến người dùng thiệt hại về tài chính cũng như làm chậm máy, hao pin do chạy quảng cáo trong nền. Huawei cũng cam kết không gửi dữ liệu về máy chủ Trung Quốc.
Huawei còn công khai đối đầu với Google khi nói rằng họ không phải công ty dữ liệu. Nói cách khác, công ty không dùng AppGallery để thu thập dữ liệu địa điểm và thông tin cá nhân khác để phục vụ mục đích quảng cáo.
Bất chấp nỗ lực kể trên, Huawei vẫn đang trong tình thế không quá thoải mái. Trên thị trường toàn cầu, công ty bị chính phủ Mỹ tấn công. Tại quê nhà, nơi hãng đang nắm thị phần khổng lồ (39%), Apple bật trở lại trong quý I năm 2020. iPhone 11 cũng là smartphone bán chạy nhất trong cùng kỳ và thực tế đứng đầu bảng xếp hạng smartphone Trung Quốc 7 tháng liên tiếp. Huawei và Apple là hai thương hiệu duy nhất ghi nhận thị phần tăng trong ba tháng đầu năm.
Ông chủ của Huawei: Tôi chỉ là một lãnh đạo "bù nhìn"! Người sáng lập và cũng là CEO Huawei Nhậm Chính Phi hy vọng trong thời gian tới, ông sẽ nhanh chóng bị lãng quên. "Tôi chỉ là một ông già. Có gì mà phải nhớ đến tôi? Mọi người nên suy nghĩ nhiều hơn về tương lai và thế giới", ông Nhậm Chính Phi nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ...