Lãnh đạo Hồng Kông gửi “tối hậu thư” đến người biểu tình
Bạo lực đã bùng phát hôm 5-10 khi làn sóng biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông bước sang tuần thứ hai. Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng hơi cay để đối phó người biểu tình trong các vụ ẩu đả giữa hai bên ở khu mua sắm Mong Kok (Vượng Giác) vào rạng sáng cùng ngày.
Ngay sau đó, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh đã lên án mạnh mẽ tình hình bạo lực, đồng thời chính quyền và cảnh sát thực hiện mọi hành động cần thiết để vãn hồi trật tự xã hội. Ông Lương tuyên bố: “Chính quyền và cảnh sát có bổn phận và quyết tâm hành động để khôi phục trật tự và khoảng 7 triệu người dân Hồng Kông có thể trở lại với công việc và cuộc sống bình thường”. Theo ông, công việc khẩn cấp nhất là tạo điều kiện cho nhân viên chính quyền trở lại làm việc và dọn dẹp những con đường chính để các trường học có thể mở cửa lại vào ngày 6-10. Đài BBC nhận định: Ông Lương Chấn Anh không đe dọa sử dụng vũ lực để giải tỏa đường phố nhưng thông điệp của ông nghe giống như một tối hậu thư gửi người biểu tình.
Cảnh sát Hồng Kông và người biểu tình đối đầu tại khu mua sắm Mong Kok (Vượng Giác) hôm 5-10
Cùng ngày, theo đài CNN, một nhóm người biểu tình tuyên bố sẽ tái khởi động đối thoại với chính quyền nếu cảnh sát làm tốt hơn công việc giải quyết các vụ xô xát giữa đám đông biểu tình đòi dân chủ và phe phản đối biểu tình. Những người chống đối đang cáo buộc cảnh sát đã không thể bảo vệ được họ trước các vụ tấn công của những người muốn chấm dứt biểu tình.
Trong khi đó, chính quyền Hồng Kông lặp lại lời kêu gọi những người biểu tình “về nhà”, đồng thời khẳng định cánh cửa đối thoại luôn luôn mở rộng. Đáp lại, theo hãng tin Reuters, thủ lĩnh cuộc biểu tình cho biết họ sẽ giải tỏa lối vào các tòa nhà chính quyền để nhân viên dân sự vào làm việc từ ngày 6-10 nhưng từ chối giải tán cuộc biểu tình.
Theo LDO
Cảnh sát Hồng Kông thời "Đại bàng" mất uy tín
Cảnh sát Hồng Kông (HK) từng nổi tiếng là một trong những lực lượng làm việc hiệu quả nhất, chuyên nghiệp nhất châu Á, lập thành tích cao về công tác trấn áp tội phạm. Những hoạt động của cảnh sát HK khi xử lý tình hình nhóm biểu tình đòi dân chủ suốt một tuần qua, thậm chí có lúc chẳng làm gì cả, đã khiến họ bị nhóm biểu tình chỉ trích: cảnh sát từ bỏ sự trung lập để làm vừa lòng Bắc Kinh.
Video đang HOT
Cảnh sát Hồng Kông trực chiến
Những nỗi quan ngại về cách cảnh sát xử lý tình huống ngày càng tăng, dưới thời thanh tra trưởng Andy Tsang, người được một số sĩ quan cảnh sát và giới truyền thông HK đặt biệt danh là "Đại bàng".
Nhận chức thanh tra trưởng từ đầu năm 2011, ông Tsang bị các học giả, các nhà hoạt động xã hội và một số sĩ quan mô tả là một người cứng rắn, vì từ lúc ông được giao nhiệm vụ, họ nhận thấy ông tăng áp dụng các chiến thuật để quản lý phong trào đòi dân chủ tại đặc khu hành chính HK thuộc Trung Quốc (TQ).
Đỉnh điểm là tối 3.9, khi cảnh sát bị chỉ trích là không bảo vệ nhóm biểu tình khỏi bị nhóm chống biểu tình tấn công ở khu Mong Kok.
Thực tế là cảnh sát đôi lúc can thiệp, nhưng chỉ là vài giờ sau khi hai nhóm biểu tình và chống biểu tình ẩu đả bạo lực. Người biểu tình và khách qua đường nói cảnh sát chỉ đứng nhìn tình hình hỗn loạn.
Nhà hoạt động xã hội Adrian Wan nói: "Các sĩ quan cảnh sát chẳng làm gì để ngăn chặn bọn giang hồ tấn công người biểu tình đòi dân chủ", trong khi nữ lập trình viên Irene Tong nói: Nay, họ chỉ quan tâm bảo vệ quyền lực hơn là bảo vệ công dân".
Ngày 4.10, quan chức phụ trách an ninh HK là Lai Tung-kwok, kịch liệt phủ nhận việc cảnh sát "bảo vệ trị an có chọn lọc". Ông giải thích sự phản ứng của cảnh sát vấp phải những rào chắn do nhóm biểu tình dựng nên, buộc một số cảnh sát phải dùng xe điện ngầm để đến hiện trường vì xe cảnh sát không thể vào các con phố bị chặn.
Ông nói: "Tôi muốn nhắc lại, rằng cảnh sát sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, vô tư và sẽ không ưu ái bất kỳ cá nhân, tổ chức nào".
Người chống biểu tình đánh người biểu tình
Khi trả lời phỏng vấn của báo The Wall Street Journal (WSJ), một sĩ quan cảnh sát giấu tên cho biết: người biểu tình bức xúc mạnh với cảnh sát.
Ông còn cho biết thêm "Khi có tin người biểu tình bị tấn công ở Mong Kok bị hành hung, tinh thần chung của anh em là chia vui, anh em cho nhau xem ảnh một người biểu tình đẫm máu và cười vang".
Ông nói tiếp: "Cách phản ứng của anh em là "không phải chúng tôi không muốn giúp các bạn. Chúng tôi sẽ giúp các bạn, nhưng trước tiên, chúng tôi sẽ để bọn xấu đánh nhau với các bạn một chút đã"!
Ông còn giải thích: nhiều anh em "kiệt sức sau ca làm việc quá 18 giờ từ lúc cuộc biểu tình bắt đầu, và họ cũng tức việc người biểu tình chặn các tuyến đường khẩn cấp dành cho xe cộ, và người biểu tình còn "tự làm luật".
Ông nói: "Ai cho phép các người làm việc này, đây là việc của các người hả ?". Đó là một cảm giác phẫn nộ mà cảnh sát không thể bỏ qua được".
Cảnh sát đã xếp nhóm biểu tình (chống việc TQ chỉ cho phép vài ứng cử viên họ phê duyệt được tham gia cuộc tranh chức đặc khu trưởng HK vào năm 2017) vào diện "tụ tập đông người trái phép", theo chủ trương của chính quyền HK và của Bắc Kinh.
Dưới thời "Đại bàng" Tsang, một cựu cảnh sát 40 tuổi giàu kinh nghiệm giám sát các tổ chức tội phạm, cảnh sát đã bắt nhiều người biểu tình, và áp dụng nhiều chiến thuật kiểm soát đám đông nghiêm khắc.
Thanh tra cảnh sát "Đại bàng" Tsang
Như năm 2012, người biểu tình và vài nhà báo bị xịt hơi cay, nhân chuyến thăm HK của Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào.
Hoặc trong cuộc biểu tình đòi dân chủ ngày 1.7.2014, cảnh sát bắt các nhà tổ chức biểu tình vì lý do...đi bộ quá chậm.
Và ngày 28.9, cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình, khiến chỉ càng tăng thêm sự ủng hộ giành cho người biểu tình.
"Như thế vẫn trong luật, cảnh sát có quyền làm thế, nhưng đã là một sự phản ứng cứng rắn hơn", theo nhà phân tích chính trị HK Suzanne Pepper, nói về những thay đổi về chiến thuật thời ông Tsang.
Bà lưu ý, từ lúc ông Tsang nắm quyền, nhiều nhà hoạt động dân chủ bị giám sắt chặt, như nghị sĩ Leung Kwok-hung "Tóc Dài" bị tù một tháng hồi đầu năm nay, với tội danh "gây rối trật tự và phá hoại" trong một cuộc biểu tình
Còn tiếp...
Theo Một Thế Giới
Phụ nữ tham gia biểu tình ở Hong Kong tố bị tấn công tình dục Hãng AFP dẫn lời các nhóm nhân quyền cho biết, một số phụ nữ tham gia biểu tình phản đối quy chế bầu cử Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công tình dục và lạm dụng sau khi bạo lực nổ ra tại hai khu buôn bán sầm uất nhất thành...