Lãnh đạo HNX trải lòng chuyện DN lũ lượt “chuyển nhà” sang HOSE
“Câu chuyện doanh nghiệp lớn nằm tại HOSE có vẻ như rất rõ ràng. Các doanh nghiệp rất thẳng thắn, họ có lên UpCom hay niêm yết, tới khi đủ lớn mạnh họ sẽ lên HOSE. Và chúng tôi đối mặt với điều này một cách vui vẻ. Còn về phía anh em cũng buồn chứ vì khi mình xét duyệt hồ sơ niêm yết, hồ sơ lớn không thấy nữa. Song vì cái chung, chúng tôi vẫn đối mặt và chấp nhận”, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Chủ tịch HĐQT HNX nói.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết sẽ đối mặt với việc doanh nghiệp chuyển sang sàn HOST một cách vui vẻ
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp sau khi công bố thông tin đã xin chuyển sàn niêm yết từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Chia sẽ tại buổi gặp gỡ báo chí quý I.2018 tổ chức chiều 5.3, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, những người điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đang đối mặt với khó khăn khi các doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp lớn thích nộp hồ sơ trên HOSE.
Trước câu hỏi của phóng viên: “Phải chăng các doanh nghiệp lớn đang chán HNX?”
Bà Hoàng Lan tiếp tục chia sẻ: “Chán phải có lý do. Lý do thứ nhất là ở đó thanh khoản không được tốt. Thứ hai, việc xét hồ sơ khó khăn. Thứ ba, hệ thống công nghệ có vấn đề. Nôm na là những lý do này.
Với thanh khoản, HSX vẫn tự hào là dù các doanh nghiệp niêm yết không phải quá lớn nhưng lớn nhất như ACB vẫn đang ở Hà Nội. Tỷ lệ thanh khoản cũng tương đối tốt nhưng thời gian gần đây đang có dấu hiệu chững lại do sự chuyển dịch của các doanh nghiệp lớn.
Ở đây chúng tôi có vui không?
Thực sự là về mặt nỗ lực chúng tôi đã rất nỗ lực. Nhiều khi chúng tôi phải tự bỏ tiền trong việc đào tạo về công bố thông tin, minh bạch quản trị công ty hoặc bỏ tiền ra thuê nhưng chúng tôi vẫn làm. Hội nghị thành viên thị trường, hội nghị niêm yết hàng năm chúng tôi cũng tự bỏ tiền.
Nói thật là điều này HOSE không làm, họ không tổ chức hội nghị thành viên thị trường, hội nghị niêm yết hàng năm. Còn chúng tôi làm để kết nối các thành viên, nhưng không phải để lôi kéo họ ở lại với mình bởi chúng tôi tư duy rằng thị trường là thị trường chung. Miễn là những kiến thức, giá trị chúng tôi chia sẻ giúp các thành viên trong thị trường tốt lên.
Vậy nên nếu hỏi chúng tôi có vui không thì chúng tôi vẫn vui. Doanh nghiệp niêm yết vẫn tới đây, mang theo rất nhiều sản phẩm: quần áo, bánh, kẹo… làm quà lưu niệm cho các thành viên.
Về việc xét duyệt hồ sơ niêm yết, hình như HNX chặt chẽ hơn. Còn việc này có gây ảnh hưởng theo cách các doanh nghiệp nói với nhau hay không thì tôi không được biết.
Còn hệ thống công nghệ luôn rất tốt và thường xuyên được nâng cấp”.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan (giữa) chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo chí quý I.2018
Ngoài ra, bà Lan cho biết một vấn đề khác mà lãnh đạo HNX phải đối mặt là câu chuyện chuyển sàn, liên quan tới tái cấu trúc thị trường cổ phiếu.
“Trong đề án của Uỷ ban, thị trường cổ phiếu sẽ chuyển về TP.HCM. Song câu chuyện tái cấu trúc thị trường cổ phiếu chưa hẳn đã rõ ràng và tới hồi kết bởi thị trường dự kiến được xây dựng thành nhiều bảng như bảng doanh nghiệp lớn, bảng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp UpCom, thậm chí cả doanh nghiệp startup. Song bây giờ việc phân ai nằm ở bảng nào hiện chưa có. Cả HNX và HOSE vẫn đang nghiên cứu.
Nhưng câu chuyện doanh nghiệp lớn nằm tại HOSE có vẻ như rất rõ ràng. Các doanh nghiệp rất thẳng thắn, họ có lên UpCom hay niêm yết, tới khi đủ lớn mạnh họ sẽ lên HOSE. Và chúng tôi đối mặt với điều này một cách vui vẻ.
Chúng tôi cho rằng việc họ lên TTCK, công khai minh bạch, trách nhiệm với nhà đầu tư, trách nhiệm với công chúng là chính. Còn lại họ ở lại đây với mình thì tốt, tăng thêm doanh thu cho chúng tôi. Nhưng họ vào HOSE thì vẫn là thị trường chung.
Còn về phía anh em cũng buồn chứ vì khi mình xét duyệt hồ sơ niêm yết, hồ sơ lớn không thấy nữa. Song vì cái chung, chúng tôi vẫn đối mặt và chấp nhận”, bà Hoàng Lan nói.
Theo Danviet
Sau một tuần sôi động, NĐT đừng quên tuần mới có thêm 7 mã cổ phiếu chào sàn
Việc chỉ số Vn-Index lên bám sát ngưỡng 870 điểm vào cuối tuần qua cũng là một điểm nhấn để nhà đầu tư chờ đợi một tuần giao dịch mới.
Tuần vừa qua, thị trường chứng khoán đã chứng kiến khá nhiều kỷ lục được lập nên khi hơn 1,9 tỷ cổ phiếu VRE của Vincom Retail lên sàn. Kỷ lục đầu tiên là thanh khoản sàn HoSE đạt mức cao nhất trong lịch sử kể từ khi thành lập, với 575 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng 20.220 tỷ đồng. Dù không khớp lệnh một đơn vị nào nhưng VRE được thỏa thuận 415 triệu cổ phiếu tại giá 40.600 tỷ đồng, tương đương 16.849 tỷ đồng. Trong đó khối ngoại mua 396,6 triệu đơn vị và bán 260 triệu đơn vị.
Tuần qua, ngày 6/11 cũng là ngày sàn HoSE đạt thanh khoản lớn thứ 2 trong năm 2017 với 6.244 tỷ đồng tương ứng 170 triệu cổ phiếu (bao gồm cả thỏa thuận).
Dư âm của tuần giao dịch vừa qua đọng lại lớn nhất nằm ở cổ phiếu VRE. Còn tuần mới từ 13-17/11/2017 có đến 7 doanh nghiệp đưa gần 76 triệu cổ phiếu lên sàn. Điều chắc chắn, tuần này sẽ khó có cổ phiếu tạo tiếng vang lớn. Tuy nhiên, việc chỉ số Vn-Index lên bám sát ngưỡng 870 điểm vào cuối tuần qua cũng là một điểm nhấn để nhà đầu tư chờ đợi một tuần giao dịch mới.
Trong 7 cổ phiếu lên sàn tuần tới, có đến 3 mã cổ phiếu niêm yết trên HNX bao gồm hơn 9,3 triệu cổ phiếu BTW của Cấp nước Bến Thành; 10,9 triệu cổ phiếu NBW của Cấp nước Nhà Bè và 20 triệu cổ phiếu DTD của CTCP Đầu tư và Phát triển Thành Đạt. Còn lại 4 mã cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UpCOM.
Doanh nghiệp ngành xây dựng - CTCP Đầu tư và Phát triển Thành Đạt
Toàn bộ 20 triệu cổ phiếu DTD của công ty sẽ niêm yết trên HNX từ 16/11/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 12.000 đồng/cổ phiếu. Thành Đạt là doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng cơ bản, thương mại bê tông thương phẩm và một số hoạt động khác.
Tiền thân là một công ty xây dựng, thành lập năm 2001, đến nay qua 4 lần tăng vốn, tháng 8/2016 Thành Đạt nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng như hiện nay. Tính đến 15/9/2017 Thành Đạt có 2 cổ đông lớn, đều là 2 lãnh đạo công ty, sở hữu 23% vốn điều lệ.
Xây lắp 1 - Petrolimex
Ngày 14/11, toàn bộ 11,5 triệu cổ phiếu PCC của CTCP Xây lắp 1 - Petrolimex cũng lên niêm yết trên HNX. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 20.100 đồng/cổ phiếu.
Xây lắp 1 - Petrolimex tiền thân là Công ty Xây lắp 1 - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, là đơn vị xây lắp chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam chuyên nhận thầu xây lắp các công trình tiếp nhận, vận chuyển và cấp phát sản phẩm dầu mỏ... thành lập tháng 3/1969.
Năm 2001 công ty chuyển thành công ty cổ phần và đăng ký công ty đại chúng từ tháng 6/2007. Lần gần đây nhất công ty tiến hành tăng vốn điều lệ vào đầu năm 2017 này, lên 115 tỷ đồng như hiện nay.
Tính đến 25/7/2017 PCC1 có 3 cổ đông lớn nắm giữ 50,44% vốn điều lệ công ty, trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam sở hữu 30%; Tổng CTCP Bảo hiểm sở hữu 10% và cá nhân ông Phạm Minh Tâm sở hữu 10,43%.
Cấp nước Nhà Bè
Đáng chú ý, có đến 4 doanh nghiệp ngành nước cùng lên sàn tuần tới trong xu thế chung doanh nghiệp ngành nước rầm rộ lên sàn thời gian gần đây. Toàn bộ 10,9 triệu cổ phiếu NBW của Cấp nước Nhà Bè chuyển giao dịch từ sàn UpCOM sang niêm yết trên HNX. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 16.000 đồng/cổ phiếu.
Ngày 9/11 vừa qua, toàn bộ số cổ phiếu NBW cũng đã bị hủy đăng ký giao dịch trên UpCOM. Giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên UpCOM là 19.000 đồng/cổ phiếu.
Cấp nước Nhà Bè được CPH từ doanh nghiệp Nhà nước và chính thức hoạt động theo hình thức CTCP từ tháng 1/2007 với vốn điều lệ ban đầu 109 tỷ đồng. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn.
Cơ cấu cổ đông của Cấp nước Nhà Bè đến 8/6/2017.
Tính đến 8/6/2017 Cấp nước Nhà Bè có 3 cổ đông lớn nắm giữ 83,46% vốn điều lệ, trong đó Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn sở hữu 53,44% vốn. Doanh thu của công ty cũng chủ yếu từ việc cung cấp nước sạch, chiếm xấp xỉ 98% tổng doanh thu.
Cấp nước Bến Thành
Cấp nước Bến Thành sẽ đưa hơn 9,3 triệu cổ phiếu BTW lên niêm yết trên HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 15.900 đồng/cổ phiếu. Cấp nước Bến Thành là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 2/2007 với vốn điều lệ ban đầu 93,6 tỷ đồng. Sau hơn 10 năm cổ phần hóa, công ty chưa hề tiến hành tăng vốn điều lệ.
Tính đến 15/5/2017 Cấp nước Bến Thành có 3 cổ đông lớn nắm giữ 82,52% vốn điều lệ, trong đó Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) sở hữu 53,15% vốn.
Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc
Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc (VPW) mới là doanh nghiệp ngành nước đầu tiên lên sàn UpCOM trong tuần tới với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 11.100 đồng/cổ phiếu.
Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc tiền thân là Nhà máy nước Vĩnh Yên, được thành lập năm 1963 nhằm cung cấp nước sạch cho nhân dân thị xã Vĩnh Yên. Lần gần đây nhất, năm 2016, công ty tăng vốn điều lệ lên trên 111 tỷ đồng như hiện nay. UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn là là đơn vị nắm giữ đên 96,75% vốn điều lệ.
Doanh thu hàng năm của công ty chủ yếu là hoạt động bán nước máy, chiếm 85 đến 92% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu hoạt động xây lắp, lắp đặt và các khoản khác. Lợi nhuận sau thuế 2 năm gần đây 2015 - 2016 đều chưa đến 1,5 tỷ đồng.
Trên BCTC năm 2016, kiểm toán đưa ý kiến ngoại trừ về phần tăng vốn điều lệ năm 2016. Đây là lần tăng vốn bằng hình thức nhận bàn giao tài sản từ Nhà nước, các công trình do Công ty là chủ đầu tư từ nguồn ngân sách cấp. Công ty đã thực hiện ghi nhận tăng vốn nhưng chưa phù hợp với quy định của một công ty cổ phần...
Cấp thoát nước Tây Ninh
Toàn bộ 10,57 triệu cổ phiếu WTN của Cấp thoát nước Tây Ninh sẽ gia nhập sàn UpCOM từ 16/11 tới đây với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.000 đồng/cổ phiếu. WTN tiền thân là Trung tâm Cấp thủy Tây Ninh trực thuộc Quốc gia sản xuất Cấp thủy cục Sài Gòn thời trước giải phóng. Năm 2015 công ty thực hiện IPO bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Toàn bộ 2.412.027 cổ phần đã được bán hết với giá đấu thành công bình quân 10.000 đồng/cổ phần.
Ngoài ra, trong phương án cổ phần hóa được phê duyệt trước đó, còn 2,4 triệu cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược, Nhà nước nắm giữ 5,5 triệu cổ phần, và một phần chào bán ưu đãi cho người lao động trong công ty. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu gần 105,77 tỷ đồng.
Tính đến 17/3/2017, Cấp thoát nước Tây Ninh có 3 cổ đông lớn, nắm đến 92,39% vốn điều lệ, trong đó riêng UBND tỉnh Tây Ninh nắm 52%, còn lại CTCP Hải Đăng sở hữu 35,01% và 1 cá nhân là ông Nguyễn Văn Hành sở hữu 5,38%.
Cũng như các doanh nghiệp ngành nước khác, doanh thu từ cung cấp nước máy chiếm xấp xỉ 97% tổng doanh thu công ty. Đây cũng là mảng mang lại phần lớn lợi nhuận cho công ty.
Ngoài ra, trong ngày 14/11, sàn UpCOM còn đón thêm 2,2 triệu cổ phiếu HLE của CTCP Chiếu sáng Hải Phòng với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.100 đồng/cổ phiếu.
Theo Trí thức trẻ
Gia nhập câu lạc bộ tỷ USD, mức giá nào cho HDBank? Hôm nay 5.1, gần 981 triệu cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) sẽ chính thức "đổ bộ" lên HoSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 33.000 đồng/cổ phiếu. Là ngân hàng đầu tiên "xông đất" sàn HoSE năm 2018, liệu HDBank sẽ làm nên kỳ tích xứng danh tên gọi "cổ phiếu vua"? Cụ...