Lãnh đạo đối lập phản đối chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 14-2, ông Kemal Kilicdaroglu, lãnh đạo Đảng Cộng hòa Nhân dân đối lập Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối bất kỳ quyết định nào có thể đưa nước này chìm sâu vào cuộc chiến tranh và lên án chính sách ngoại giao của Thủ tướng Ahmet Davutoglu.
Ông Kilicdaroglu tuyên bố trên trang tài khoản cá nhân Twitter rằng: “Chúng tôi phản đối tất cả các quyết định có thể nhấn Thổ Nhĩ Kỳ chìm sâu vào chiến tranh”.
Ông Kilicdaroglu cho rằng, Thủ tướng Davutoglu đã kêu gọi đảng của ông đứng về phía mình, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ đối chính sách ngoại giao của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, chứ không phải vì lợi ích của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Lãnh đạo Đảng Cộng hòa Nhân dân đối lập Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Kilicdaroglu
Hôm 13-2, Thủ tướng Davutoglu thanh minh rằng, các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn pháo vào các vị trí của các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) ở miền bắc Syria như một biện pháp trả đũa theo quy tắc chiến tranh.
Các cuộc giao tranh này vẫn tiếp tục kéo dài sang ngày 14-2.
Video đang HOT
Lực lượng người Kurd ở Syria đã và đang tiến hành cuộc chiến chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) trong nhiều năm qua và đã giải phóng được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn tại Syria khỏi sự chiếm đóng của IS.
Ankara coi Đảng liên minh dân chủ người Kurd (PYD) ở Syria là một chi nhánh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK), một tổ chức đang tìm kiếm độc lập cho người Kurd và chiến đấu chống lại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984.
Một lệnh ngừng bắn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và PKK đã bị đổ vỡ vào tháng 7-2015. Từ đó, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm vào các khu vực miền đông nam do người Kurd kiểm soát.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ-Trung đối lập trong chính sách ngoại giao về Biển Đông
Nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, Mỹ và Trung Quốc đang áp dụng cách tiếp cận đối lập nhau trong chính sách ngoại giao về Biển Đông.
Nhà phân tích chính trị Mỹ Keith Preston chia sẻ rằng, Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện một chính sách ngoại giao về Biển Đông khá đối lập nhau. Cụ thể, Washington đi theo hướng tiếp cận toàn cầu hóa, còn Bắc Kinh duy trì cách tiếp cận chính sách ngoại giao có phần cô lập.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Press TV, chuyên gia chính trị kiêm Tổng biên tập AttacktheSystem.com Preston chỉ ra, Washington và Bắc Kinh đã chia sẻ thẳng thắn một số quan điểm về vấn đề trên.
Máy bay quân sự Philippines chụp công trường hoạt động bồi lắp phi pháp của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Trung Quốc và Mỹ dường như đang đối lập nhau trong chính sách ngoại giao về vấn đề Biển Đông. Mỹ có cách tiếp cận theo lối toàn cầu hóa, quốc tế hóa", nhà phân tích Preston nhấn mạnh và bình luận về những phát biểu chính thức của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đối với hoạt động bồi đắp phi pháp mà Trung Quốc làm ở Biển Đông.
Cụ thể, phát biểu tại diễn đàn ASEAN ở Thủ đô Kuala Lumpur, Ngoại trưởng Kerry thẳng thắn lên tiếng phản đối những hạn chế đi lại trên không và trên biển ở Biển Đông.
Dẫu rằng, các đại diện Bắc Kinh như Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Wu Shengli hay người đứng đầu Ủy ban Cố vấn Thông tin Hải quân Trung Quốc Đô đốc Yin Zhuo ra sức biện bạch cho hoạt động trái phép này, nhưng Washington tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh hành động "vượt ra khỏi quy định và chuẩn mực quốc tế".
"Đó là một xung đột giữa mục tiêu chính sách đối ngoại của hai nước", ông Preston nói. Cụ thể, Mỹ theo đuổi một cách tiếp cận toàn cầu hóa và quốc tế hóa trong khi Trung Quốc lại khá cô lập trong chính sách ngoại giao và đặc biệt quan tâm tới các lợi ích khu vực.
Mặc dù còn nhiều bất đồng được cho là khá sâu sắc về vấn đề Biển Đông song các nước vẫn phụ thuộc vào nhau nhiều.
"Nhiều doanh nghiệp Mỹ phụ thuộc vào lao động Trung Quốc. Đổi lại, nhiều hàng hóa bán trên đất Mỹ được nhập từ Trung Quốc", chuyên gia phân tích chỉ ra và nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp Trung Quốc cũng "rất phụ thuộc vào Mỹ vì quốc gia Bắc Mỹ này là thị trường nhập khẩu chính của họ".
Thanh Nga (theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
Phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại Ankara sát bờ vực chiến tranh Ông Kemal Kilicdaroglu, lãnh đạo của đảng đối lập với đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) đã lên tiếng vào ngày Chủ nhật rằng ông phản đối tất cả quyết định có nguy cơ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào chiến tranh và đồng thời phản đối chính sách đối ngoại của Thủ Tướng Ahmet Davutoglu. Kilicdaroglu cho rằng thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ...