Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có thể lĩnh lương vài tỷ đồng/năm, nếu làm ra tiền
Sáng 21-11, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có phát biểu đáng chú ý tại hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, (DNNN) do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Theo ông, cần xác định rõ DNNN là lực lượng kinh tế chưa thể thay thế trong thời gian tới. Mục tiêu của chúng ta là tái cơ cấu để nâng tầm của doanh nghiệp. Hiện chúng ta yêu cầu các DNNN phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường; thay đổi quản trị doanh nghiệp, áp dụng các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tiếp đó mới là cổ phần hóa (CPH), thoái vốn. “Nhưng từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ nói đến CPH, thoái vốn, trong khi đó 2 vấn đề trên còn quan trọng hơn. Dường như chúng ta đang làm ngược, lẽ ra phải làm tốt 2 điều trên trước khi làm tốt CPH, thoái vốn”, ông Nguyễn Đình Cung nói.
Ông cũng đánh giá cao quan điểm áp dụng nguyên tắc thị trường đối với DNNN, nhà nước không còn cấp vốn. Tuy nhiên, ngay trong vấn đề này vẫn còn bất cập, đó là chưa tính đúng tính đủ các chi phí theo thị trường với các DNNN, mà hiện chỉ mới đánh giá khi tiến hành định giá để CPH, bởi theo ông, giá trị thực có thể cao hơn với giá trị trên sổ sách, nếu chúng ta không tính toán thì không rõ được sức mạnh của các DNNN.
Cùng với đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, DNNN không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đó là điểm rất gò bó, ràng buộc. Ví dụ phổ biển như DNNN không được tuyển dụng, sử dụng, trả lương cho cán bộ, người lao động theo nguyên tắc thị trường. “Khi có ai đó được trả lương 1-1,5 tỷ đồng/năm thì xã hội cho là rất cao. Trong khi đó, vấn đề là họ làm được bao nhiêu tiền, chứ không phải là đồng lương kia”, ông dẫn chứng và cho rằng, vẫn còn khiếm khuyết trong việc tạo cơ chế cho DNNN hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
Vấn đề nữa là quản trị doanh nghiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng vẫn còn khoảng cách quá xa so với yêu cầu cũng như thông lệ thế giới. Ví dụ yêu cầu công khai minh bạch thông tin, đây là điều rất dễ làm, làm không mất tiền để nâng cao quản trị doanh nghiệp.
Video đang HOT
Về CPH DNNN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng nên thiên về chất lượng, không chạy theo số lượng. Nguyên tắc là CPH phải biến một tài sản không tốt thành tốt, chứ không được làm ngược lại, như vậy thì mới nâng cao được sức mạnh của DNNN.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương kiến nghị, với tư cách là chủ sở hữu, Thủ tướng, Chính phủ thông qua Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhiệm vụ, chỉ tiêu đủ cao để chỉ những người đủ lực tối đa mới có thể hoàn thành nhiệm vụ đó, không phải giao nhiệm vụ mà bất cứ ai cũng có thể hoàn thành. “Như thế hãy chọn đầu tư, gây áp lực đầu tư, bằng cách chọn đầu tư trọng điểm, có hiệu quả.
Chính phủ cần định hướng lại đầu tư vào DNNN, có như vậy thì sau vài năm chúng ta mới có thể có vài tập đoàn kinh tế lớn tầm khu vực, thế giới”, ông Nguyễn Đình Cung nói. Dẫn chứng cho điều này, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, hiện nay doanh nghiệp đứng thứ 500 doanh nghiệp lớn thế giới thì họ có doanh thu 24 tỷ USD, nhưng 3 “ông lớn” của Việt Nam là tập đoàn Viettel, dầu khí, điện lực cũng chỉ có doanh thu khoảng 11 tỷ USD.
“Do đó, định hướng đầu tư của Chính phủ phải thay đổi trong thời gian tới. Cùng với đó, phải tháo bỏ các rào cản kinh doanh để DNNN được tự chủ kinh doanh”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu quan điểm.
PHAN THẢO
Theo sggp.org.vn
Vì sao 667 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng chưa lên sàn chứng khoán?
Các doanh nghiệp bị "bêu tên" trong danh sách 667 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng chưa lên sàn chứng khoán đưa ra nhiều nguyên do khác nhau cho việc chậm trễ lên sàn. Phổ biến nhất là lý do không có đủ số lượng cổ đông cần thiết hoặc/và không đủ vốn điều lệ cần thiết để trở thành công ty đại chúng và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Sau khi cổ phần hóa, ít nhất doanh nghiệp nhà nước phải đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM - sàn chứng khoán dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Bộ Tài chính mới đây đã tiến hành "bêu tên" 667 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán tính đến hết ngày 15/11/2018.
Các doanh nghiệp bị "bêu tên" chủ yếu là các công ty con của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc các bộ, ngành (tổng cộng 295 doanh nghiệp); cùng với đó là các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của các UBND cấp tỉnh (tổng cộng 372 doanh nghiệp).
Các doanh nghiệp này đưa ra nhiều nguyên do khác nhau lý giải về việc chưa hoàn thành nghĩa vụ lên sàn sau cổ phần hóa. Phổ biến nhất là các lý do không có đủ số lượng cổ đông cần thiết hoặc/và không đủ vốn điều lệ cần thiết để trở thành công ty đại chúng và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cụ thể hơn, một số doanh nghiệp cho biết họ có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, số khác cho hay số lượng cổ đông của công ty họ nhỏ hơn 100...
Cùng với đó, nhiều trường hợp kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tiếp, tạm ngừng hoạt động; vẫn còn lỗ lũy kế; thậm chí có trường hợp còn hủy tư cách công ty đại chúng. Một số doanh nghiệp thì "kêu" rằng đang gặp khó khăn trong quá trình thay đổi tổ chức và cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp nên chưa thể lên sàn.
Các nguyên nhân khác có thể kể đến như: đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán cổ phần hóa, đang tiến hành bàn giao cho SCIC, đang hoàn thiện hồ sơ lưu ký chứng khoán, đang hoàn tất thủ tục lên sàn... Cá biệt có trường hợp cho rằng việc niêm yết chưa mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông và công ty. Cũng có trường hợp sau khi cổ phần hóa xong, Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ nên không quyết được việc lên sàn.
Theo đánh giá từ Bộ Tài chính, hâu hêt cac DNNN cổ phần hóa đã niêm yêt trên thị trường chứng khoán hoat đông kinh doanh co lai qua cac năm va co sư tăng trương ca vê doanh thu cung như lơi nhuân. Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này chiếm khá lớn so với toàn thị trường niêm yết nói chung.
Nguyên do là bởi cac DNNN này đêu co nhưng lơi thê nhât đinh do đươc thưa hương cơ sơ vât chât, nguôn nhân lưc va môt sô ưu đai tư chinh sach cổ phần hóa, đông thơi cơ chê hoat đông theo mô hinh mơi cung năng đông hơn nên tinh hinh hoat đông sản xuất kinh doanh co nhưng chuyên biên tich cưc. "Nhơ đo, hâu hêt cac doanh nghiêp đêu co nguôn giư lai đê tăng vôn điêu lê, hoăc đap ưng đu điêu kiên cung như co đu uy tin đê huy đông vôn tư cac nha đầu tư thông qua viêc phat hanh thêm", Bộ Tài chính cho hay.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc gắn cổ phần hóa với niêm yết đến thời điểm này vẫn chưa được chú trọng.
Bộ Tài chính nhận định, việc nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ yêu cầu cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Bạn đọc có thể xem danh sách 667 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng chưa lên sàn chứng khoán tại đây!
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Vì sao xảy ra thất thoát vốn ở doanh nghiệp nhà nước? Theo chuyên gia kinh tế, thực trạng giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa hiệu quả, gây thất thoát lãng phí. Tư duy quản lý doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hành chính và dựa trên quan hệ thân hữu. Tại hội thảo xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh hội nhập...