Lãnh đạo ĐH Quốc gia trần tình việc dừng tuyển thạc sĩ
“Các học viên đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ tại 9 cơ sở nói trên yên tâm tập trung vào việc học tập, không có bất kỳ một ảnh hưởng nào” – Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết.
Sau khi có thông tin từ Bộ Giáo dục về việc tạm đình chỉ tuyển sinhđào tạothạc sĩtừ năm 2013 với 9 cơ sở của ĐH Quốc Gia Hà Nội, nhiều người đã bày tỏ sự quan tâm, lo lắng vì đang có ý định nộp hồ sơ thi tuyển tại các cơ sở đào tạo này. Một phần khác là những học viên cao học đã thi đỗ cũng tỏ ra lo lắng và đặt câu hỏi liệu họ có phải tạm dừng học?
Ngày 28/12/2012, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Bùi Văn Ga đã ký văn bản số 8986/BGDĐT-GDĐH trong đó nói rõ: ĐH Quốc gia Hà Nội dừng tuyển sinhthạc sĩ từ năm 2013 đối với 9 cơ sở đào tạothạc sĩ đến khi nhận được thông báo của Bộ Giáo dụcđào tạo về kết quả xử lý báo cáo thống kê của các cơ sở đào tạonày.
Lý do 9 cơ sở này phải tạm dừng tuyển sinh là vì trong đó 5 cơ sở chưa nộp báo cáo và 4 cơ sở nộp báo cáo không hoàn chỉnh. Cụ thể, các cơ sở bị yêu cầu tạm dừng tuyển sinh gồm: Khoa Sau đại học; Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường; Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển; ĐH Công nghệ; ĐH KH Tự nhiên; ĐH KH XH ĐH Ngoại ngữ; ĐH Giáo dục và Khoa Luật.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – PGĐ ĐH Quốc Gia Hà Nội cho hay, việc cơ quan quản lý là Bộ Giáo dục có yêu cầu các trường phải báo cáo về vấn đề đào tạo là chuyện hết sức bình thường và trên thực tế ĐH Quốc Gia cũng đã chỉ đạo các đơn vị nói trên phải lập đầy đủ báo cáo một cách toàn diện, trong đó đề cập tới tuyển sinh, nguồn nhân lực cán bộ đào tạo, cơ sở vật chất, tổ chức quản lý, số lượng học viên đã tốt nghiệp…
“Cũng phải thừa nhận là các đơn vị làm báo cáo chưa đầy đủ, do đó Bộ Giáo dụcchưa kết luận là chương trình nào đảm bảo hay chưa đảm bảo điều kiện để tiếp tụcđào tạo. Trước đó Bộ Giáo dục cũng đã có văn bản đình chỉ tuyển sinhthạc sĩ đối với 161 chuyên ngành thuộc 41 trường đại học, lý do chủ yếu là do 3 năm liền không tuyển sinh được hoặc không đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giảng dạy. Đây là hành động cương quyết và rất cần thiết của Bộ Giáo dục để đảm bảo việcđào tạothạc sĩ đạt chất lượng theo quy định.
Video đang HOT
Tôi không bình luận về những thiếu sót của các trường tại quyết định này. Chỉ xin dẫn ra thí dụ này để thấy rằng công văn Bộ Giáo dục thông báo tới ĐH Quốc gia tạm dừng tuyển sinhđào tạothạc sĩ không phải vì 9 cơ sở này không đảm bảo chất lượng đào tạo, mà là do thiếu sót trong báo cáo. Đây là một bài học mà ĐH Quốc Gia cũng như các đơn vị thành viên phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Vào ngày 10/1 vừa qua, ĐH Quốc Gia Hà Nội đã tập hợp đầy đủ báo cáo của 9 cơ sở đào tạothạc sĩ và gửi lên Bộ Giáo dục để các đơn vị chuyên môn kiểm tra, đánh giá”, PGS Sơn nói.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – PGĐ ĐH Quốc Gia Hà Nội.
Trước những thông tin lo lắng về việc những học viên đã thi đỗ và đang theo học khóa đào tạothạc sĩ tại 9 cơ sở trên có bị ảnh hưởng gì không? PGS Nguyễn Kim Sơn khẳng định: “Trong công văn sô 8986 cũng nói rất rõ rằng, đối với các học viên thạc sĩ đã trúng tuyển và đang học tập tại các cơ sở đào tạo bị dừng tuyển sinhthạc sĩ, cơ sở đào tạo tiếp tục thực hiện đào tạo theo quy định tại Quy chế đào tạotrình độ thạc sĩ hiện hành. Như vậy, các học viên đang theo học chương trình đào tạothạc sĩ tại 9 cơ sở nói trên hãy yên tâm tập trung vào việc học tập, không có bất kỳ một ảnh hưởng nào”.
Chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo nói chung, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn ủng hộ chủ trương của Bộ Giáo dục về việc đã và sẽ tiếp tục ra các quyết định dừng tuyển sinhđối với những chuyên ngành của một số trường không đảm bảo điều kiện theo quy định.
“Tôi không bình luận về một chương trình cụ thể nào, bởi vì mỗi chương trình có một đặc thù riêng, chỉ xin lưu ý đối với đào tạo sau đại học thì nghiên cứu khoa học là việc hết sức quan trọng, đơn vị đào tạo nào mà có nhiều chương trình nghiên cứu khoa học thì sẽ đó là môi trường vô cùng thuận lợi cho người học, còn cơ sở đào tạo nào thiếu điều này thì rõ ràng việc đào tạothạc sĩ (nhất là tiến sĩ) sẽ rất khó đảm bảo được chất lượng”.
Trước một số luồng ý kiến cho rằng hiện nay nhiều nơi đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ không đảm bảo chất lượng thực sự, và do đó xuất hiện nhiều “tiến sĩ giấy”. Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Muốn đánh giá đó là &’ông tiến sĩ giấy’ hay tiến sĩ gì đi chăng nữa thì cần phải có tiêu chí để khảo sát đánh giá khoa học, cụ thể là cơ quan và lãnh đạo sử dụng nhân lực ấy chính là nơi mà có thể tìm ra được kết quả thực chất, rằng sau khi được đào tạo trở thành tiến sĩ hay thạc sĩ thì nhân sự ấy làm việc có tốt hơn trước đây không. Tôi cho rằng, không nên mang quan điểm cá nhân cảm tính để áp đặt cho tất cả”.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Trao thêm quyền tự chủ cho đại học quốc gia
Đại học quốc gia được thí điểm đào tạo các chương trình mới, các mô hình tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học mới chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành sau khi có ý kiến của Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành có liên quan.
Đây là một trong những điểm nội bật của dự thảo Nghị định về đại học (ĐH) Quốc gia đang được đăng tải để xin ý kiến đóng góp . Nghị định này nếu có hiệu lực sẽ áp dụng đối với ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động của ĐH quốc gia.
Dự thảo Nghị định cho biết, Đại học quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các đề án, dự án quan trọng của ĐH quốc gia sau khi có ý kiến của Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ các quyết nghị của Hội đồng ĐH quốc gia về việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển của ĐH quốc gia và các nội dung khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; đào tạo bồi dưỡng nhân tài khoa học; chuyển giao tri thức và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia.
Quản lý, điều hành sử dụng, chia sẻ các nguồn lực và cơ sở vật chất dùng chung trong ĐH quốc gia đảm bảo tính hữu cơ, đồng bộ và hiệu quả; huy động nguồn lực của xã hội để xây dựng ĐH quốc gia thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đạt chuẩn quốc tế; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước; chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ GD-ĐT, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân TPHCM nơi ĐH quốc gia đặt trụ sở theo quy định.
Đại học quốc gia có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong các hoạt động về đào tạo; nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức; tài chính và tài sản; hợp tác quốc tế; tổ chức bộ máy và nhân sự, được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH quốc gia và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi cần thiết, Giám đốc ĐH quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của ĐH quốc gia; Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền giao và theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Dự thảo, Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục ĐH công lập phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu; là trung tâm đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu khoa học cơ bản và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Tuy nhiên chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT, của các bộ, ngành khác và Uỷ ban nhân dân các cấp nơi ĐH quốc gia đặt địa điểm, theo quy định của pháp luật.
S.H
Theo dân trí
"Trường tạm"30 năm vẫn tạm bợ! Theo thầy giáo Nguyễn Văn Sướng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS xã Thạch Hòa, khoảng 30 năm trước, UBND huyện Thạch Thất cho thành lập Trường THCS của Nông trường Quân đội 1A (thuộc Tổng cục Hậu cần), nhưng nông trường vẫn chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng trường học nên đã tận dụng khu nhà làm việc để làm trường,...