Lãnh đạo đại học tự chủ lo nhất thanh tra, kiểm toán vào nói kiểu nào cũng được
Ngày 10/3, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức họp trực tuyến với các trường đã thực hiện tự chủ đại học.
Về phía Hiệp hội có 2 Phó chủ tịch Hiệp hội đó là Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ và Tiến sĩ Lê Viết Khuyến. Cùng dự có đại diện 13 trường đại học, học viện tham gia.
Mở đầu cuộc họp, Phó chủ tịch Hiệp hội Trần Xuân Nhĩ cho rằng, thời gian qua khi triển khai Nghị quyết 77 thì mới có 23 trường thực hiện tự chủ đại học, các trường khác vẫn còn do dự, loay hoay chưa biết làm như thế nào.
Dù thực hiện tự chủ đã nhìn thấy nhiều kết quả tốt đẹp nhưng trong thực tiễn khi triển khai còn nhiều vướng mắc trong cơ chế.
Do đó Hiệp hội có dự kiến tập hợp ý kiến các trường đã thực hiện tự chủ dưới dạng một câu lạc bộ để chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc cũng như những thứ cần thay đổi cơ chế để từ đó nhiều trường mạnh dạn tham gia tự chủ.
Ngày 10/3, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức họp trực tuyến với các trường đã thực hiện tự chủ đại học (ảnh: Thùy Linh)
Theo Giáo sư Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân rất đồng tình với gợi ý của Hiệp hội là thành lập câu lạc bộ các trường thực hiện tự chủ với mục tiêu nhằm trao đổi kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề trong thực hiện tự chủ, tránh lúng túng để làm sao vừa làm đúng khuôn khổ pháp luật, vừa thực hiện được tự chủ.
“Qua hoạt động câu lạc bộ để có tiếng nói đồng thuận với cơ quan quản lý nhà nước mặc dù Luật giao cho trường nhiều nhưng thực tế trong quá trình thực thi thì còn nhiều vấn đề vướng mắc, tránh rơi vào trạng thái kết quả mục tiêu rất tốt nhưng đôi khi gặp phải vấn đề pháp lý”, Giáo sư Hoàng Văn Cường nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội cũng hoàn toàn ủng hộ việc thành lập câu lạc bộ các trường tự chủ để từ đó có thể trao đổi học thuật, quản lý để cùng nhau phát triển.
Dưới góc nhìn của Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh thì Luật giáo dục đại học 2018 (Luật 34) cho phép các trường thực hiện tự chủ do đó vị này cho rằng nếu ra đời câu lạc bộ về các trường tự chủ thì số thành viên sẽ ngày càng tăng lên với mục đích là cùng nhau bảo vệ quyền lợi của các thành viên.
“Những năm vừa qua, các luật, nghị định không theo kịp tự chủ nên hiệu trưởng các trường tự chủ lo nhất chuyện thanh tra, kiểm toán vào nói kiểu này cũng được, kiểu kia cũng được.
Do đó, làm sao câu lạc bộ này khi thành lập sẽ kiên quyết đấu tranh để sửa luật nhanh chóng”, thầy Dũng nhấn mạnh.
Là đơn vị được giao tự chủ từ năm 2017, trường Đại học Y Dược Cần Thơ nhận thấy dù thực hiện tự chủ theo Nghị định 77 nhưng quá trình triển khai còn nhiều khó khăn đặc biệt ở hạng mục đầu tư mua sắm theo Luật đầu tư công và Luật xây dựng.
Đồng tình với những quan điểm trên lãnh đạo trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại học Điện lực cho rằng nếu câu lạc bộ các trường tự chủ ra đời thì các thành viên sẽ học hỏi được rất nhiều lẫn nhau.
Kết thúc cuộc họp, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận thấy đây là cuộc họp chuẩn bị cho việc thành lập câu lạc bộ các trường được trao quyền tự chủ. Qua trao đổi, lắng nghe ý kiến thì rõ ràng thấy việc thành lập câu lạc bộ là rất cần thiết, trong quá trình thực hiện, triển khai còn điều gì vướng mắc thì có nơi để cùng nhau trao đổi.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, hiện nay, số trường đi vào tự chủ chỉ có 23 trường. Trước đây cũng có những quyết định, nghị quyết về tự chủ nhưng các cấp có thẩm quyền, các nhà làm luật nói rằng đây chỉ là nghị quyết, không có tính chất pháp lý, chỉ có luật và những văn bản dưới luật mới có tính chất pháp lý.
Từ trước đến nay, bất cứ chủ trương đường lối mới nào của Đảng khi đưa vào cuộc sống đều phải có nghị định kèm theo để những trường hợp rơi vào phạm trù đó được tháo gỡ thì mới chắc chắn làm. Nếu các luật đã sửa đổi và chưa sửa đổi bình đẳng như nhau về uy lực thì sẽ không một ai dám làm.
“Do đó, trong khi vẫn còn nhiều văn bản, luật chưa thể hiện được tinh thần tự chủ đại học thì Chính phủ có thể ban hành một Nghị định riêng cho các trường đại học đã đi vào tự chủ.
Nhiều Chủ tịch Hội đồng trường nói với Hiệp hội rằng đã đổi mới thì phải có thay đổi nhưng lại không có văn bản kèm theo mang tính pháp lý để chấp nhận đổi mới thì chúng tôi không dám đổi mới.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có văn bản pháp lý tối thiểu là Nghị định thì mới mở đường cho tự chủ đại học đi vào cuộc sống”, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến kiến nghị.
Cuối cùng, cuộc họp thống nhất bầu Giáo sư Hoàng văn Cường – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân làm chủ nhiệm lâm thời câu lạc bộ các trường tự chủ. Dự kiến tháng 4 sẽ ra mắt câu lạc bộ.
Sinh viên đến từ vùng có dịch chưa thể học tập trung tại trường
Tuần tới (8/3), sinh viên nhiều trường đại học sẽ trở lại trường nhưng sinh viên đến từ vùng có dịch vẫn phải học trực tuyến.
Nhiều trường đại học yêu cầu các sinh viên sau khi trở lại Hà Nội vẫn phải tự cách ly 14 ngày rồi mới đến giảng đường.
Theo tiến sĩ Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Đại học Mở Hà Nội - nhà trường sẽ đón những sinh viên trong vùng an toàn và có nguy cơ thấp trở lại giảng đường học tập trước, còn những sinh viên trong vùng dịch hoặc vùng có nguy cơ cao sẽ tiếp tục học trực tuyến.
Sinh viên đến từ vùng dịch vẫn học online
"Để đảm bảo an toàn, nhà trường yêu cầu những sinh viên đến từ vùng dịch vẫn tiếp tục học trực tuyến. Sau khi các em trở lại Hà Nội sẽ tự cách ly tại nhà đủ 14 ngày, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đúng theo yêu cầu của cơ quan chức năng rồi mới quay lại trường", tiến sĩ Tùng nói.
Còn tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa - Trưởng phòng Truyền thông Đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết sinh viên ở vùng dịch sẽ vẫn cách ly tại nhà theo quy định và học trực tuyến trong thời gian đó.
"Nhà trường vẫn tiến hành song song việc dạy học online và giảng trực tiếp. Mỗi tiết sinh viên vùng dịch học ở nhà sẽ được gửi tài liệu học tập, được tương tác từ xa với giảng viên, đảm bảo dừng đến trường nhưng không dừng học", tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa cho hay.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Phương - Phó hiệu trưởng Đại học Hà Nội - cho biết nhà trường dành riêng một khu trong ký túc xá để những sinh viên đến từ vùng dịch sau khi khai báo y tế vào ở tự cách ly.
"Học sinh, sinh viên đến từ các khu vực được ghi nhận có ổ dịch COVID-19 sau khi quay lại Hà Nội sẽ tự theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà đủ 14 ngày. Trường sẽ tổ chức giảng dạy theo phương thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến nên sinh viên đến từ ổ dịch vẫn có thể yên tâm học tập", tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Phương nói.
Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng yêu cầu sinh viên từ Hải Dương tự thực hiện cách ly đủ 14 ngày trước khi đến trường.
Nhà trường sẽ thực hiện phân luồng đối với sinh viên hệ cao đẳng K21, K22; đại học K15; học viên cao học các khóa học tập trung từ ngày 8/3; đối với sinh viên đại học K13, K14 học trực tuyến từ ngày 8/3 (từ ngày 15/3 học tập trung).
Trước đó, ông Khổng Minh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội - đã đánh giá về diễn biến dịch bệnh tại 4 khu vực của tỉnh Hải Dương.
Ông Tuấn cho biết 4 địa bàn gồm thành phố Hải Dương, thị xã Kinh Môn và huyện Cẩm Giàng, Kim Thành tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng, thực hiện tiếp đến ngày 17/3.
Theo ông Tuấn, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng tại 4 nơi này vẫn có nguy cơ cao, những người từ 4 địa bàn này về Hà Nội theo dõi sức khỏe và tự cách ly tại nhà 14 ngày.
Nhiều trường ĐH tặng quà, động viên sinh viên ở lại Hà Nội đón Tết Lãnh đạo nhiều trường ĐH đã đến tặng quà, tiếp sức cho sinh viên ở lại ăn Tết, phòng chống dịch Covid-19. Lãnh đạo Đảng ủy Khối các trường ĐH, CĐ Hà Nội và lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thămtặng quà cho các sinh viên nội trú PGS TS Nguyễn Thị Nhung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở...