Lãnh đạo Đại học Nông Lâm TP.HCM lý giải việc trường mở ngành Giáo dục mầm non
Trong phương án tuyển sinh hệ đại học chính quy năm học tới của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến có thêm ngành Giáo dục mầm non.
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy cho năm học tới, trong đó đáng chú ý là dự kiến nhà trường sẽ mở thêm ngành Giáo dục mầm non ở cả 2 hệ là đại học, cao đẳng.
Tiến sĩ Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngành Giáo dục mầm non nhà trường dự kiến mở chỉ thực hiện tuyển sinh tại phân hiệu của trường ở tỉnh Ninh Thuận, dựa trên sự sát nhập Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Ninh Thuận vào Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 699/Ttg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: Nguyễn Anh Tú)
Video đang HOT
Hiện nay, liên quan trực tiếp đến ngành giáo dục mầm non, phân hiệu của Trường Đại học Nông Lâm tại Ninh Thuận có 30 giảng viên, trong đó có 3 Tiến sĩ, 15 Thạc sĩ, 2 nghiên cứu sinh gắn với chuyên ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, các chuyên ngành về Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục thể chất…với các định hướng nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành Giáo dục mầm non, hoàn toàn có khả năng đảm bảo phụ trách toàn bộ chương trình đào tạo.
Tất cả các giảng viên này đều là cơ hữu của nhà trường, có đầy đủ bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ, đáp ứng theo yêu cầu của thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, đã có kinh nghiệm đứng lớp nhiều năm, đồng thời có kinh nghiệm, kết quả nhất định trong công tác nghiên cứu khoa học, đảm bảo việc phụ trách các học phần trong toàn bộ chương trình đào tạo.
Ngoài ra, phân hiệu mở ngành Giáo dục mầm non còn nhận được sự hỗ trợ từ các khoa, phòng ban, trung tâm trong Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh về giảng viên cho các học phần thuộc khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành khác cũng như các kỹ thuật viên, nhân viên các bộ phận, đặc biệt là hệ thống các trường mầm non công lập, tư thục trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian vừa qua đã và đang tiếp tục hỗ trợ cho phân hiệu liên quan đến công tác thực hành, thực tập sư phạm, thể nghiệm các chuyên đề đổi mới thuộc lĩnh vực Giáo dục mầm non.
Dự kiến, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Giáo dục mầm non tại phân hiệu tỉnh Ninh Thuận của nhà trường sẽ tăng dần theo từng năm.
Trong đó, năm 2022 dự kiến trường sẽ tuyển 260 chỉ tiêu (60 chỉ tiêu hệ chính quy, 200 chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm). Đến năm 2026, trường dự kiến sẽ tuyển 400 chỉ tiêu của ngành này, gồm 250 hệ chính quy và 150 hệ vừa học vừa làm.
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non của trường có sự tham khảo của các chương trình đào tạo cùng ngành từ các Trường Đại học Phú Yên, Đại học Huế, Trường Đại học Đồng Tháp. Hơn nữa, chương trình đào tạo này còn được xây dựng bổi đội ngũ giảng viên của nhà trường, các cán bộ quản lý tại các trường mầm non công lập trong tỉnh, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và giảng viên dự kiến sẽ tham gia giảng dạy cho chương trình này.
Chương trình đào tạo bao gồm 130 tín chỉ, không tính các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Ngoại ngữ được đào tạo trong thời gian 8 học kỳ.
Phương thức tuyến sinh cho ngành này, cũng giống như phương thức tuyển sinh áp dụng cho các ngành đào tạo khác của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm có 3 phương thức (xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, xét tuyển thẳng học sinh giỏi năm lớp 12 của các trường trung học phổ thông trong cả nước và tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ).
Bộ Giáo dục - đào tạo sẽ công bố danh sách những thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT
Bộ Giáo dục - đào tạo sẽ công bố danh sách những thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT sau khi các địa phương hoàn thành việc xét tốt nghiệp.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Bộ Giáo dục - đào tạo vừa công bố cơ sở dữ liệu về thông tin thí sinh có đủ điều kiện, đã đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nhưng không thể dự thi đợt 2 do giãn cách vì dịch bệnh COVID-19 tới các đại học, học viện, trường đại học; trường cao đẳng tuyển sinh ngành giáo dục mầm non.
Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục - đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo đại học thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh dành riêng cho đối tượng không thi THPT; điều chỉnh, bổ sung phương thức tuyển sinh theo hướng dẫn tại công văn số 3190/BGDĐT-GDĐH ngày 30-7-2021.
Các cơ sở đào tạo cập nhật lại dữ liệu đề án tuyển sinh vào Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục - đào tạo tại địa chỉ http://thituyensinh.vn từ ngày 20-8 đến 25-8 để phục vụ công tác hậu kiểm.
Bộ Giáo dục - đào tạo sẽ công bố danh sách những thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT sau khi các địa phương hoàn thành việc xét tốt nghiệp.
Số lượng thí sinh không tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 2 theo địa phương
Nhiều trường đại học đang thiếu giáo sư, phó giáo sư Thực tế hiện nay với số lượng giáo sư, phó giáo sư ngày càng giảm, có thể nói là thiếu trầm trọng khiến nhiều trường đại học hụt hẫng về đội ngũ nhân lực này. Nhiều trường đại học của nước ta hiện nay, nhất là những trường đào tạo ngành khoa học cơ bản, đang thiếu trầm trọng giáo sư, phó giáo...