Lãnh đạo có con được nâng điểm ở Sơn La: Trường ĐH yêu cầu xử lý đến cùng
Lãnh đạo có con được nâng điểm ở tỉnh Sơn La đang tạo ra một làn sóng bức xúc trong xã hội. Đại diện các trường ĐH mong muốn sự việc được xử lý đến cùng.
Điểm thật và điểm được nâng của thí sinh – Ảnh: H.H.
Cú sốc lớn với xã hội!
Trong 44 thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở Sơn La có 21 thí sinh có phụ huynh là cán bộ, quan chức giữ nhiều chức vụ quan trọng trong tỉnh.
Đáng chú ý, trong danh sách này có 12 trường hợp là con em cán bộ đang công tác trong ngành giáo dục của địa phương này. Đặc biệt, có ít nhất con của 3 cán bộ chủ chốt tại Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La gồm: Phó giám đốc Sở GD-ĐT, Chánh thanh trả Sở GD-ĐT và Trưởng phòng Giáo dục trung học thuộc Sở này.
Tổng điểm số được chỉnh sửa của các thí sinh này sau khi Bộ GD-ĐT chấm thẩm định ở nhiều mức khác nhau, dao động từ 3 đến 25 điểm. Danh sách các phụ huynh ngay sau khi công bố đã gây làn sóng bức xúc trong dư luận. Theo đại diện nhiều trường ĐH, những phụ huynh nếu có hành vi liên quan đến gian lận thi cử thì cơ quan chức năng cần xử lý đến cùng.
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế-luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) nói: “Đây là cú sốc rất lớn của xã hội với nền giáo dục, làm ảnh hưởng tới niềm tin của học trò với sự công bằng trong thi cử”.
Cần làm rõ mức độ vi phạm
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng: “Cần phải đi đến cùng sự thật, xử lý thích đáng. Điều này không chỉ bảo vệ công bằng cho thí sinh mà còn tạo niềm tin cho xã hội rằng gian lận thi cử dù có xảy ra nhưng phải được xử lý công minh”.
“Nếu phụ huynh có tham gia tác động đến việc nâng điểm thì cần được xử lý theo quy định pháp luật. Đặc biệt vi phạm xảy ra với cán bộ, đảng viên sẽ gây ra tác động rất lớn đến xã hội”, tiến sĩ Trọng đề nghị.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng chia sẻ: “Không thể có chuyện tự nhiên mà con cái các phụ huynh trong danh sách trên được nâng điểm. Nếu sự việc không bị lộ thì con cái họ vẫn tiếp tục được học tại các trường ĐH danh giá, thậm chí còn là thủ khoa. Vì vậy các phụ huynh này không thể không có trách nhiệm”.
Còn hướng xử lý, tiến sĩ Hạ cho rằng cần căn cứ theo quy định của pháp luật.
Tương tự, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, đề xuất cần xử lý quyết liệt và nhanh chóng sự việc theo hướng điều tra làm rõ các hành vi liên quan đến gian lận thi cử.
Ông Dũng nhấn mạnh: “Trong đó, cần làm rõ mức độ vi phạm, có hay không hành vi phạm tội của các phụ huynh có con được nâng điểm. Như ở Mỹ, những phụ huynh có dính líu trong đường dây ‘chạy’ vào các trường ĐH danh tiếng có thể phải đối mặt với án tù lên đến 20 năm”.
“Các trường ĐH đều rất ủng hộ việc xử lý mạnh tay với gian lận kỳ thi để hướng tới chất lượng đầu vào thực sự. Việc rà soát này không chỉ dừng lại năm 2018, 2017 mà còn cả những năm trước đó”, ông Dũng nói.
Theo Thanh Niên
53 sinh viên buộc thôi học khối trường công an từng viết cam kết 'điểm xịn'
Hôm qua 17/4, trao đổi với Tiền Phong, Thiếu tướng, GS.TS Bùi Minh Giám, Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an cho biết, các trường thuộc Bộ đã buộc thôi học 25 sinh viên đến từ Sơn La, 28 sinh viên đến từ Hòa Bình vì liên quan đến gian lận thi cử.
Ảnh minh họa
Các sinh viên này đang theo học năm thứ nhất tại 3 đơn vị đào tạo của Bộ Công an là Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và ĐH Phòng cháy chữa chữa cháy. Thiếu tướng Bùi Minh Giám cho biết, tất cả 53 sinh viên đến từ hai tỉnh trên trúng tuyển và đã nhập học, không sinh viên nào bỏ học hay không đến học.
Trước câu hỏi của Tiền Phong với những trường hợp thí sinh được nâng điểm thi, sau khi chấm thẩm định, điểm thi thật của các em vẫn đủ điểm trúng tuyển vào các trường khối Công an Nhân dân, thì các trường có cho phép các em theo học tiếp không?
Thiếu tướng Bùi Minh Giám khẳng định đã gian lận trong thi cử là phải buộc thôi học, nhất là các trường công an, quân đội. Đây là những nơi đào tạo lực lượng vũ trang cho đất nước nên đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức.
"Nếu phát hiện phụ huynh gian lận sẽ xử lý phụ huynh sau theo quy định của pháp luật. Còn với thí sinh, không chỉ quy định riêng của khối trường Công an, Quân đội mà trong quy chế, điều 49 cũng có quy định để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp thì phải hủy bỏ kết quả thi" - Thiếu tướng Bùi Minh Giám khẳng định.
Ông Giám cho biết, năm 2018, các thí sinh trúng tuyển vào các trường Công an trong bối cảnh ngành Công an điều tra các vụ án gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Trong khi các vụ án đang được điều tra. Bộ GD&ĐT vẫn công nhận kết quả thi mà các Sở GD&ĐT liên quan đã công bố, vì thế em nào đủ điều kiện trúng tuyển vào các trường công an và có nguyện vọng theo học thì các trường đều tiếp nhận.
Trước khi tiếp nhận, các trường của Bộ Công an yêu cầu tất cả thí sinh trúng tuyển, nhập học đều phải viết giấy cam đoan điểm trúng tuyển là điểm thực tế bài thi của các em, nếu cơ quan chức năng phát hiện đó là điểm thi gian lận thì các em phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Công an đã bàn giao 53 thí sinh có điểm gian lận về đơn vị sơ tuyển tại Sơn La, Hòa Bình và xử lý theo quy định.
Theo Tiền phong
Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Sơn La: 'Tôi không biết danh sách nào cả' Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Sơn La nói ông chỉ đọc thông tin về danh sách phụ huynh liên quan nâng điểm cho con trên báo chí, chứ không được nhận danh sách nào cả. Làm việc với Zing.vn chiều 18/4, ông Trần Văn Trọng - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Sơn La - và ông Vũ Thành Cương - Phó chánh văn...