Lãnh đạo các nước Đức, Croatia và Canada thăm Ukraine
Ngày 8/5, Chủ tịch Quốc hội Đức Brbel Bas đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev nhân dịp bà tới thăm nước này để tham dự hoạt động tưởng niệm các nạn nhân trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau vừa có chuyến thăm bất ngờ tới thủ đô Kiev. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Bas cũng đã thảo luận với nhà lãnh đạo Ukraine về việc cung cấp vũ khí cho Kiev cũng như mong muốn của Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tại cuộc gặp, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu của Kiev là đảm bảo Quốc hội Đức ủng hộ việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho quốc gia Đông Âu này. Ông cũng đề nghị bà Bas và Quốc hội Đức ủng hộ Ukraine trong nỗ lực gia nhập EU, quá trình có thể mất nhiều năm đàm phán phức tạp.
Trong khi đó, phát biểu với báo Rheinische Post của Đức, Chủ tịch Quốc hội Đức khẳng định sự ủng hộ của Berlin dành cho Kiev. Liên quan nỗ lực gia nhập EU của Ukraine, bà Bas cũng nhấn mạnh cơ quan lập pháp Đức sẽ thúc đẩy mọi thủ tục cần thiết cho việc này.
Cũng trong ngày 8/5, Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết Tổng thống Zelensky đã tiếp Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic tại Kiev để thảo luận về hợp tác quốc phòng, năng lượng cũng như việc Ukraine xin gia nhập EU.
Video đang HOT
Thủ tướng Plenkovic cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine. Ông nhấn mạnh: “Croatia đã liên tục hỗ trợ Ukraine về chính trị, ngoại giao, pháp lý, tài chính, nhân đạo và kỹ thuật. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp những hỗ trợ này”.
Cùng ngày 8/5, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố tiếp tục hỗ trợ vũ khí và thiết bị cho Ukraine, sau chuyến thăm bất ngờ tới thủ đô Kiev. Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Zelensky, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết trong số các loại vũ khí và thiết bị có thiết bị quay phim, chụp ảnh trên không (flycam), hình ảnh vệ tinh, vũ khí hạng nhẹ, đạn dược và hoạt động rà phá bom mìn. Thủ tướng Trudeau cho biết thêm Canada đang mở cửa trở lại Đại sứ quán tại Kiev.
Canada cũng đã cung cấp 25 triệu USD cho Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (LHQ) nhằm duy trì an ninh lương thực và sẽ dỡ bỏ mọi hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Ukraine trong năm tới.
Trước đó, ngày 8/5, Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden cũng đã có chuyến đi không báo trước đến Ukraine nhằm thể hiện sự ủng hộ của Washington với Kiev. Theo một báo cáo, bà Biden đã thăm một trường học được sử dụng làm nơi trú ẩn tạm thời và gặp Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska.
Liên quan đến hoạt động sơ tán người dân khỏi nhà máy thép Azovstal của Ukraine, theo hãng tin Sputnik, điều phối viên nhân đạo LHQ về Ukraine, Osnat Lubrani, cho biết hơn 170 người đã được sơ tán khỏi nhà máy này và các khu vực xung quanh thành phố Mariupol, miền Nam Ukraine trong ngày 8/5.
Theo bà Lubrani, hơn 600 người đã được sơ tán khỏi khu vực này, nhờ vào nỗ lực của các nhóm thuộc LHQ và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế mà bà đã phối hợp trong 10 ngày qua.
G7 cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 8/5 đã cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga và đưa ra một tuyên bố phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc Dự án Dòng chảy phương Bắc 2, dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga đến Đức qua Biển Baltic, tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố từ G7 gồm các nước Pháp, Canada, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ - không nêu rõ mỗi quốc gia sẽ thực hiện những cam kết gì đối với việc loại bỏ việc sử dụng năng lượng của Nga. Nhưng đó là một bước đi quan trọng trong nỗ lực đang diễn ra nhằm gây áp lực với Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách làm tê liệt nền kinh tế Nga.
Tuyên bố chung của G7 nêu rõ: "Chúng tôi cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, bao gồm cả việc cấm nhập khẩu dầu của Nga".
Mỹ cho biết: "Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến huyết mạch chính của nền kinh tế Nga và khiến ông Putin không có được nguồn thu cần thiết để tài trợ cho cuộc xung đột tại Ukraine".
Thông báo được đưa ra khi G7 tổ chức cuộc họp thứ ba trong năm nay theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Phương Tây cho đến nay đã thể hiện sự phối hợp chặt chẽ trong các quyết định trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng tốc độ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt liên quan đến dầu và khí đốt của Nga diễn ra không đồng đều.
Mỹ- không phải là nước tiêu thụ lớn dầu mỏ của Nga- đã cấm nhập khẩu dầu của nước này. Nhưng châu Âu lại phụ thuộc nhiều hơn vào dầu của Nga. Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ đang đặt mục tiêu cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong năm nay, mặc dù Đức đã phản đối lời kêu gọi tẩy chay hoàn toàn khí đốt của Nga.
Cùng ngày, Mỹ cũng công bố một vòng trừng phạt mới chống lại Nga, tập trung vào hai lĩnh vực chính: truyền thông và quyền tiếp cận của các công ty Nga cũng như các cá nhân giàu có của nước này vào các dịch vụ tư vấn và kế toán hàng đầu thế giới của Mỹ.
Mỹ sẽ trừng phạt Công ty Cổ phần Channel One Russia, Đài Truyền hình Russia-1 và Công ty Cổ phần Phát thanh truyền hình NTV. Bất kỳ công ty Mỹ nào cũng sẽ bị cấm cung cấp tài chính cho họ thông qua quảng cáo hoặc bán thiết bị cho những thực thể Nga này, bởi cho rằng những đơn vị truyền thông này do Điện Kremlin kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ngoài ra, Mỹ cũng cấm cung cấp dịch vụ kế toán, ủy thác và thành lập công ty cũng như dịch vụ tư vấn quản lý cho bất kỳ người nào ở Liên bang Nga. Các dịch vụ đó được sử dụng để điều hành các công ty đa quốc gia, nhưng cũng có khả năng lách lệnh trừng phạt hoặc che giấu sự giàu có bất chính.
Quan chức giấu tên của Nhà Trắng nhấn mạnh, trong khi châu Âu có mối liên kết về lĩnh vực công nghiệp gần gũi nhất với Nga, thì Mỹ và Anh thống trị thế giới kế toán và tư vấn, đặc biệt là thông qua "Big Four" - bốn gã khổng lồ kiểm toán và tư vấn toàn cầu Deloitte, EY, KPMG và PwC.
Mỹ cũng đã công bố lệnh cấm mới đối với việc xuất khẩu các sản phẩm của Mỹ sang Nga, bao gồm nhiều loại hàng hóa như máy ủi... Bên cạnh đó, Mỹ thông báo rằng họ sẽ áp đặt các hạn chế thị thực đối với nhiều quan chức Nga và Belarus, cũng như các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức của ngân hàng Sberbank và Gazprombank.
Canada công bố danh tính nhà thầu ưu tiên để thay thế các chiến đấu cơ Theo phóng viên TTXVN tại Canada, ngày 28/3, Chính phủ Canada đã chọn Lockheed Martin Corp., nhà sản xuất máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, là nhà thầu ưu tiên của Ottawa trong cuộc tìm kiếm dòng chiến đấu cơ mới trị giá 19 tỷ CAD (15,16 tỷ USD). Bộ trưởng Bộ Mua sắm Filomena Tassi và Bộ trưởng Quốc phòng Anita...