Lãnh đạo biểu tình tại Thái Lan: “Tôi đã chuẩn bị cho cái chết”
Biểu tình vẫn gia tăng căng thẳng đòi Thủ tướng Thái Lan Yingluck phải từ chức. Lãnh đạo nhóm người biểu tình, cựu phó Thủ tướng Thasuban kiên quyết: “Tôi đã chuẩn bị trước cho cái chết.”
Ông Suthep Thaugsuban, cựu Phó Bộ trưởng hàng đầu lãnh đạo cuộc biểu tình đang nói trước những người biểu tình chống chính phủ bên ngoài tòa nhà của Chính phủ ở Bangkok, Thái Lan, ngày hôm qua (27/11).
Một năm trước, ông Suthep Thagsuban còn đang mặc một bộ comple trang trọng của vị Phó Bộ trưởng của Thái Lan và là lãnh đạo cấp cao của đảng chính trị lâu đời nhất đất nước.
Thì giờ đây, chính trị gia 64 tuổi đã cởi bỏ bộ y phục, và khiến khoảng cách giữa ông và Đảng Dân chủ đối lập trở nên cách xa hơn. Người ta hiện gọi ông là một chiến binh đường phố.
Suthep là chỉ huy chiến lược của vụ biểu tình trên đường phố mới đây nhất và đã tuyên bố sẽ lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra bằng cách đánh chiếm tất cả các bộ của Chính phủ.
Nhóm biểu tình của ông là nhóm lớn nhất tuyên bố sẽ tạm dừng để nghỉ ngơi và sẽ không diễu hành vào hôm nay, mặc dù các nhóm biểu tình khác nhỏ hơn có ý định tập hợp tại các trụ sở cảnh sát của Bangkok hôm nay.
Ông Suthep cất tiếng nói khàn khàn từ bên trên đám đông đang hò hét: “Chúng tôi yêu hòa bình. Nếu chúng tôi không thành công, tôi đã chuẩn bị trước cho cái chết trên chiến trường. Người dân chỉ giải tán khi quyền lực của chính phủ về tay họ. Không có sự lùi bước.”
Những người biểu tình đã cho thấy sự đe dọa lớn nhất chính quyền của Thủ tướng Yingluck và càng ngày càng lo sợ về những cuộc bạo động chính trị của quốc gia bị chia cắt ở Đông Nam Á.
Video đang HOT
Người biểu tình thổi còi và giương cao cờ tại Bangkok, Thái Lan, ngày hôm qua 27/11
Hôm qua (27/11), nhóm người biểu tình thổi còi đã tụ tập trong khu vực 19 Bộ của Chính phủ trong nhiều giờ. Trong thành phố 10 triệu dân, khoảng 10.000 người đã xuất hiện, ít hơn so với con số 100.000 tập hợp vào hôm Chủ nhật (24/11).
Trong khi đó, bà Yingluck đã lặp lại rằng bà muốn tránh các cuộc xung đột và đề nghị đàm phán để kết thúc cuộc khủng hoảng này. Một lệnh bắt giữ ông Suthep đã được ban hành nhưng không được ông để tâm.
Theo Tinmoi
Nữ Thủ tướng ngọt ngào Yingluck "bên bờ vực"
Đảng Dân chủ đối lập Thái Lan hôm qua (15/11) đã trình kiến nghị luận tội nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra về "tội lạm dụng quyền lực và vi phạm luật pháp", báo chí địa phương đồng loạt đưa tin.
Bản kiến nghị luận tội Thủ tướng Yingluck có chữ ký của 146 nghị sĩ Thái Lan đã được Phó Chủ tịch Thượng viện - ông Surachai Liangboonlertchai thay mặt Chủ tịch Thượng viện chấp nhận. Cùng có tên trong bản kiến nghị luận tội là Phó Thủ tướng Plodprasop Suraswadi và Bộ trưởng Nội vụ Charupong Ruangsuwan.
Bản kiến nghị luận tội do Lãnh đạo Đảng Dân chủ Jurin Laksanavisit trình lên là nhằm tìm cách loại bỏ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và hai bộ trưởng trong nội các của Thái Lan ra khỏi chính quyền.
Phe đối lập Thái Lan đã đưa ra kiến nghị luận tội vài giờ trước khi chính họ đệ trình một bản kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ của bà Yingluck lên Chủ tịch Hạ viện Somsak Kiatsuranon.
Khi nhận bản kiến nghị của Đảng Dân chủ, ông Somsak đã ngay lập tức xem xét nội dung văn bản và khẳng định những cáo buộc mà phe đối lập đưa ra thiếu những chi tiết về cái mà họ gọi là việc làm sai trái của chính phủ Thái Lan.
Lãnh đạo Đảng Dân chủ Jurin nhấn mạnh, bản kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của đảng ông đã rất đầy đủ và phe đối lập sẽ không cần phải làm rõ thêm bất kỳ lời cáo buộc nào được đưa ra trong văn bản đó. Không khí trở nên căng thẳng khi hai bên lời qua tiếng lại.
Chủ tịch Hạ viện Thái Lan cho biết, ông sẽ bàn bạc vấn đề với đội ngũ pháp lý của Hạ viện và kết quả sẽ được công bố vào thứ Hai tuần tới (18/11). Khi ông Somsak sắp sửa bước đi thì nghị sĩ Đảng Dân chủ Boonyod Sukthinthai xông vào cảnh cáo ông Somsak nhưng các nghị sĩ khác đã ngăn lại.
Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn sau đó, Lãnh đạo Đảng Dân chủ Jurin cho biết, Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Somsak đang cố tình ngăn chặn phe đối lập làm công việc của mình và ông không chắc liệu kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của đảng ông có thể diễn ra trước khi khóa học Quốc hội hiện nay bế mạc hay không.
Theo lời ông Jurin, bản kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm của phe đối lập chỉ nhằm vào nữ Thủ tướng Yingluck và Bộ trưởng Nội vụ Charupong - người đang đối diện với cáo buộc tham nhũng, vi phạm Hiến pháp và giàu lên một cách bất thường.
Ông Jurin cho hay, Phó Thủ tướng Plodprasop không bị đưa vào diện bỏ phiếu bất tín nhiệm bởi ông ấy không phải là "người chơi chính" nhưng ông ấy sẽ phải giải trình về một số việc.
"Thủ tướng kêu gọi phe đối lập sáng tạo và bà ấy có thể trông chờ vào điều đó. Cuộc tranh luận bỏ phiếu bất tín nhiệm đã được khởi xướng bởi bà ấy không làm công việc của mình theo cách sáng tạo. Nhiều vấn đề liên quan đặc biệt đến Thủ tướng và bà ấy phải tự mình giải quyết những vấn đề đó", ông Jurin nói.
Lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập bày tỏ hy vọng, cuộc tranh luận bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ sẽ diễn ra vào tuần tới trước khi khóa họp Quốc hội lần này kết thúc vào ngày 28/11.
Cùng lúc đó, ông Jurin cũng tìm cách bác bỏ sự liên quan giữa Đảng Dân chủ của ông với những cuộc biểu tình đường phố chống chính phủ do cựu nghị sĩ Đảng Dân chủ Suthep Thaugsuban dẫn dắt trong thời gian vừa qua.
Trong một diễn biến khác có liên quan, nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm qua đã phải đột ngột thay đổi địa điểm cuộc họp từ Bộ Công nghiệp sang Tòa nhà Chính phủ vì lo ngại những người biểu tình gây khó dễ cho bà.
Theo nhiều nguồn tin, sở dĩ bà Yingluck phải làm vậy là vì có tin một nhóm người biểu tình có ý định "mai phục" để chặn đầu Thủ tướng nhằm chỉ trích bà ngay tại Bộ Công nghiệp.
Những lùm xùm trên diễn ra sau khi chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck chơi một "canh bạc chính trị" đầy mạo hiểm khi tìm cách thông qua luật ân xá - một dự luận vốn cực kỳ nhạy cảm đối với phe đối lập. Phe đối lập tin rằng, dự luật được đưa ra là một nỗ lực của bà Yingluck nhằm "rửa sạch tội lỗi" cho anh trai bà - cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và đưa ông này trở về nước sau nhiều năm phải đi sống lưu vong bên ngoài để trốn tránh án phạt tù 2 năm vì tội tham nhũng mà ông phải đối mặt năm 2008.
Mặc dù hôm 11/11, Thượng viện Thái Lan đã bác bỏ dự luật ân xá của chính phủ nhưng điều đó chẳng làm giảm nhẹ cơn tức giận của những người đối lập. Hàng nghìn người đã đổ ra đường biểu tình phản đối chính phủ. Đảng Dân chủ đối lập còn thề tiếp tục theo đuổi cho đến khi dự luật ân xá của chính phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Theo luật thì Hạ viện được kiểm soát bởi Đảng Puea Thai của nữ Thủ tướng Yingluck có thể sẽ tái giới thiệu về dự luật ân xá trong vòng 180 ngày tới.
Những hành động cứng rắn và kiên quyết của phe đối lập Thái Lan trong những ngày qua đang làm dấy lên mối quan ngại về khả năng bùng phát bạo loạn và bất ổn từng khiến đất nước Thái Lan chao đảo nhiều lần kể từ khi ông Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu năm 2006.
Nhiều người đang rất lo ngại cho số phận của bà Yingluck bởi dự luật ân xá cũng từng làm "gục ngã" một chính phủ thân Thaksin hồi cuối năm 2008. Giới phân tích cho rằng, bà Yingluck đã mắc sai lầm khi vội vã đưa ra dự luật ân xá vào thời điểm này bởi nó đã làm "sống dậy" sự chống đối của phe đối lập và gây ảnh hưởng đến uy tín mà bà đã tạo dựng được trong hơn hai năm qua là một nhà lãnh đạo khéo léo, ôn hòa và tránh đối đầu.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Snowden "lừa" đồng nghiệp cũ để lấy tài liệu mật Snowden mượn tài khoản đăng nhập của các đồng nghiêp cũ tại NSA để lấy những tài liệu bí mật về chương trình do thám của chính phủ Mỹ và công bố trên báo chí. Hãng tin Reuters ngày hôm qua (8/11) đã trích dẫn một số nguồn tin cho biết: "kẻ phản bội nước Mỹ" Edward Snowden đã có được tài khoản...