Làng thông minh từ mô hình Hội quán nông dân tại Đồng Tháp
Làng thông minh là khu vực nông thôn và cộng đồng địa phương được xây dựng dựa trên thế mạnh và vốn tại địa phương cũng như nắm bắt các cơ hội mới.
Đại diện Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu do Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thực hiện và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia để tuyển chọn, bắt đầu thực hiện từ năm 2020.
Để hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 10/9, lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về đề tài này. Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Hùng, lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, địa phương tham gia buổi làm việc.
Video đang HOT
Theo nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình Làng thông minh được xây dựng trên nền tảng mô hình Hội quán nông dân tỉnh Đồng Tháp. Làng thông minh là khu vực nông thôn và cộng đồng địa phương được xây dựng dựa trên thế mạnh và vốn tại địa phương cũng như nắm bắt các cơ hội mới; nhờ đó các dịch vụ và kết nối truyền thống và mới được cải tiến bởi kỹ thuật số hóa, công nghệ truyền thông, đổi mới sáng tạo và ứng dụng kiến thức tốt hơn.
Làng thông minh làm cho môi trường sống của người dân tốt hơn, sản xuất bền vững, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo dịch vụ cộng đồng cho người dân, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và giảm tác động đến môi trường, cơ hội mới cho chuỗi giá trị cao tại nông thôn trong việc cải tiến sản phẩm và quy trình.
Về địa bàn triển khai đề tài, tỉnh Đồng Tháp giới thiệu xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh. Nơi đây có 02 Hội quán nông dân hoạt động khá tốt, có 01 Tổ hợp tác sản xuất xoài theo hướng hữu cơ; có điểm du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh, tuyến đường hoa kiểng mẫu, vị trí nằm cặp sông Tiền và diện tích sản xuất khá lớn.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành thống nhất với đề tài nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời cho rằng, đây là một bước phát triển mới cho mô hình Hội quán nông dân.
Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, mô hình Làng thông minh phải tạo được sự khác biệt, tối ưu hóa cuộc sống cũng như sản xuất của người dân, tạo được kết nối cộng đồng, diện mạo mới cho nông thôn; phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giúp người dân hiểu được giá trị cuộc sống của họ và không bỏ rơi người dân trong ốc đảo tri thức.
Theo Kinh Tế Nông Thôn
Thủ đô mới của Indonesia được xây theo mô hình Thung lũng Silicon
Thủ đô mới đặt tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo sẽ sở hữu một hệ thống đô thị hiệu quả và được điều khiển bằng công nghệ nhằm cung cấp các dịch vụ công cộng.
Thủ đô mới đặt tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định thủ đô mới của Quốc gia Vạn đảo sẽ được xây dựng theo mô hình Thung lũng Silicon và sẽ là "cứ địa" cho các công ty công nghệ, đổi mới sáng tạo, bên cạnh trụ sở các cơ quan chính phủ.
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn phát biểu của Tổng thống Widodo tại một cuộc gặp hôm 3/9 với lãnh đạo một số cơ quan thông tấn, báo chí địa phương, bày tỏ mong muốn thành phố thủ đô hiện vẫn chưa được đặt tên này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ và lĩnh vực sản xuất số hóa.
Thủ đô mới đặt tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo sẽ sở hữu một hệ thống đô thị hiệu quả và được điều khiển bằng công nghệ nhằm cung cấp các dịch vụ công cộng, ông Widodo nhấn mạnh "tân đô" sẽ có nhiều cơ sở giáo dục đẳng cấp thế giới, bệnh viện hiện đại, công viên và hệ thống giao thông xanh bằng xe điện.
Cũng theo Tổng thống Widodo, trong khoảng 180.000ha đất ở tỉnh Đông Kalimantan được quy hoạch cho thủ đô mới, trung tâm hành chính sẽ chỉ cần khoảng 10.000ha và khoảng 30.000ha sẽ được Nhà nước bán trực tiếp cho các cá nhân và công ty với mức giá thấp hơn ở Jakarta.
Trước đó, hôm 26/8, Tổng thống Joko Widodo thông báo thủ đô mới của Indonesia sẽ được chuyển từ Jakarta đang bị đe dọa bởi tình trạng sụt lún đất và ách tắc giao thông nghiêm trọng đến tỉnh Đông Kalimantan.
Kế hoạch di dời thủ đô dự kiến sẽ tiêu tốn 466.000 tỷ rupiah (32,79 tỷ USD), trong đó chính phủ sẽ cấp 19% số kinh phí, số còn lại do các đối tác trong khu vực công và tư nhân đầu tư.
Theo VietnamPlus
MBBank: Nếu không coi ngân hàng số là tương lai thì chuyển đổi số sẽ bị chậm đi Theo đại diện MBBank, nếu chỉ coi số hóa là một trào lưu công nghệ, chuyển đổi số chỉ là thêm phần giá trị gia tăng thôi thì sẽ không giúp ích nhiều cho chuyển đổi số. Nếu không coi ngân hàng số là tương lai của nành ngân hàng thì quá trình chuyển đổi số sẽ bị chậm đi. Đại diện MBBank...