Lạng Sơn: Phấn đấu đến năm 2025 không có trẻ em và người chưa thành niên lao động trái quy định của pháp luật
Ngày 13/9/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch hực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Ảnh minh họa
Tỉnh Lạng Sơn hiện có hơn 196.400 trẻ dưới 16 tuổi; số trẻ em đang sống trong gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo là 43.948 trẻ, trẻ em khuyết tật là 1.954 trẻ, 2.464 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 183 trẻ em mồ côi.
Những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được sống, học tập, vui chơi lành mạnh.
Video đang HOT
Đến nay, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em có sự chuyển biến tích cực. Bộ máy quản lý Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở được củng cố kịp thời nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật xây dựng khá đầy đủ, toàn diện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng lao động trẻ em, trẻ em bị bóc lột sức lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn diễn ra, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguyên nhân dẫn đến trẻ em lao động sớm chủ yếu là do kinh tế gia đình nghèo khó, thu nhập thấp; do nhận thức và hiểu biết của người sử dụng lao động và chính bản thân các em còn hạn chế…
Kế hoạch nêu trên của UBND tỉnh Lạng Sơn nhằm hướng tới không còn trẻ em lao động trái quy định của pháp luật. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 không có trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi lao động trái quy định của pháp luật. 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi. Từ 90% trở lên trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp.
Tỉnh phấn đấu có từ 90% trở lên cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em; 80% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người dân cộng đồng dân cư được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. 80% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Bên cạnh đó, 90% công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em. 90% doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã lĩnh vực có khả năng cao sử dụng lao động trẻ em (may mặc, khai thác đá, bốc xếp, nông nghiệp), 70% hợp tác xã, hộ gia đình được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.
Định hướng đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn duy trì không để xảy ra trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em được hiểu chính sách, pháp luật về lao động chưa thành niên; giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.
Theo Kế hoạch, UBND tỉnh Lạng Sơn giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực về công tác trẻ em) phổi hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp tài liệu liên quan đến công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, đội ngũ cộng tác viên kiêm nhiệm công tác trẻ em và các cơ quan, ban, ngành, tổ chức liên quan đến vấn đề lao động trẻ em về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em; thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ, can thiệp để giảm thiểu lao động trẻ em. Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát phát hiện, can thiệp trẻ em có nguy cơ lao động trái pháp luật, xử lý vi phạm sử dụng lao động trẻ em theo thẩm quyền…
Lạng Sơn: Xây dựng phương án đáp ứng khi có 5.000 người mắc COVID-19
Ngày 6/9, UBND tỉnh Lạng Sơn họp để đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn và đưa ra các giải pháp phòng, chống thời gian tới.
Quang cảnh Họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, nêu rõ, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Do vậy, tỉnh yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai quyết liệt biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trên tinh thần chống dịch phải "sớm hơn 1 bước, cao hơn 1 mức". Trong đó, thực hiện đúng phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là xây dựng "mỗi xã, phường, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch".
Về phương án đáp ứng cho cấp độ dịch với 5.000 người mắc COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với từng đơn vị. Ngành y tế cần tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện phương án trên, đảm bảo tính tổng thể, toàn diện nhất và hoàn thành trước ngày 15/9. Việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch phải đảm bảo hợp lý, phù hợp cho "nhiệm vụ kép".
Đối với huyện Văn Lãng, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu yêu cầu, sau khi hết thời hạn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg (14 ngày kể từ 12 giờ ngày 25/8/2021), huyện tiếp tục áp dụng biện pháp phù hợp tại 15 trong tổng số 17 xã, thị trấn trên địa bàn tùy theo tình hình thực tế. Đặc biệt, thị trấn Na Sầm thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 7 ngày; xã Tân Thanh thực hiện theo Chỉ thị 15/CT-TTg và có thể thêm một số biện pháp phòng dịch phù hợp, đảm bảo đây là "vùng xanh, vùng sạch dịch bệnh" để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.
Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại trường học; chuẩn bị kế hoạch cụ thể, phù hợp cho việc bước vào năm học mới trên địa bàn huyện Văn Lãng đảm bảo an toàn, đúng quy định.
Tại cuộc họp, các đại biểu được thông tin về phương án cụ thể của ngành y tế đáp ứng cho tình huống có 5.000 ca mắc trên địa bàn tỉnh và khả năng đảm bảo điều kiện phù hợp cho tình huống trên. Các đại biểu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới như: siết chặt công tác quản lý đội ngũ lái xe đường dài và các trường hợp di chuyển từ vùng có dịch trở về; siết chặt kiểm soát người, phương tiện vào địa bàn tỉnh; huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại từng địa phương.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lạng Sơn, tính từ ngày 6/5 đến ngày 5/9, tỉnh ghi nhận 208 trường hợp mắc COVID-19, trong đó, 157 người đã điều trị khỏi, một ca tử vong.
Tỉnh đã tiêm được 182.411 liều/186.128 liều đã nhận (đạt 98%), tỷ lệ tiêm 1 mũi vaccine/dân số từ 18 tuổi trở lên đạt 32,99%.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhận định, tại huyện Văn Lãng dịch bệnh hiện nay cơ bản đã được kiểm soát sau khi huyện thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Tại ổ dịch xã Tân Thanh đã qua 25 ngày không phát sinh ca nhiễm mới; ổ dịch thị trấn Na Sầm còn nhiều nguy cơ do trong 7 ngày gần đây ghi nhận một số ca mắc mới ở khu vực phong tỏa.
30.000 công nhân từ Bắc Giang về quê thế nào? Từng có nhiều nhà máy phải đóng cửa, nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm do mật độ công nhân ở trọ lớn, Bắc Giang từng cùng các tỉnh, TP đưa khoảng 30.000 công nhân tạm thời rời Bắc Giang trở về nhà. Tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón công nhân làm việc ở huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) về địa phương...