Lạng Sơn: Nhức nhối nạn “xe dù, bến cóc” dùng vũ lực để cạnh tranh
Tuyến vận tải Lạng Sơn – Hà Nội, với khoảng trên 1.000 đầu xe hợp đồng trá hình hoạt động nhộn nhịp suốt ngày đêm, là một trong những nguyên nhân khiến thị phần hành khách của các xe chạy tuyến cố định bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí đã có doanh nghiệp vận tải phải ngừng hoạt động.
Xe khách BKS: 12B-003.46 lập “bến cóc” tại ngã tư Mỹ Sơn- TP.Lạng Sơn trong khoảng 30 phút, tổ chức đón trả khách trái phép (Chụp lúc 7h30 ngày 1.12.2019).
Theo các doanh nghiệp vận tải Lạng Sơn, 3 năm trở lại đây, thị trường vận tải hành khách tuyến Lạng Sơn – Hà Nội như “miếng bánh ngọt” được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hàng nghìn chiếc xe ôtô loại 16 chỗ đua nhau ra đời và đưa vào khai thác chỉ với một “lá bùa” phù hiệu xe hợp đồng.
Tình trạng xe hợp đồng trá hình bùng phát đã khiến cho các doanh nghiệp vận tải khách tuyến cố định “sống dở, chết dở”. Có những doanh nghiệp đã phải bán xe để chống lỗ hoặc buộc bỏ bến để ra đường bắt khách, biến mình thành xe “dù” nhằm hy vọng vớt vát được những hành khách lẻ dọc đường.
Chiều 1/12, bên trong phòng bán vé, nhà chờ xe của Bến xe phía Bắc (Lạng Sơn) chỉ lác đác hành khách. Các lái, phụ xe tuyến cố định chủ yếu chỉ nhận hàng ký gửi rồi bốc vác lên xe.
Bước lên chiếc Ford Transit 16 chỗ BKS 29B – 134.44 đề biển “Lạng Sơn – Mỹ Đình”, chúng tôi thấy trên xe chỉ có 2 hành khách. Nhận được lệnh xuất bến, xe nổ máy rồi chạy “rùa bò” dọc tuyến QL1 để bắt khách. Cùng lúc, có hơn 5 chiếc xe hợp đồng trá hình nhưng vẫn treo dán các biển địa chỉ đến như: “Mỹ Đình”, “Giáp Bát”, “Nước Ngầm”, “Long Biên”… lượn vòng đón, trả khách xung quanh khu vực cổng Bến xe phía Bắc Lạng Sơn, sau đó chạy xuôi xuống ngã tư Mỹ Sơn- cổng chào thành phố “án ngữ” chèo kéo khách.
Cũng theo ghi nhận của PV Tạp chí Giao thông vận tải, tại khu vực ngã tư Mỹ Sơn, cổng chào thành phố lâu nay luôn là địa điểm bắt khách của nhiều xe mang BKS: 12B-003.46, 30S-0780, 29B-006.05, 29B-045.50…
Khi có nhu cầu đi từ TP Lạng Sơn đến Hà Nội và các tỉnh khác, thay vì đến Bến xe phía Bắc mua vé, nhiều người lại tập trung ở khu vực này đợi xe. Các nhà xe khi qua đây cũng không quên dừng lại, bấm còi, chào mời khách. Giờ cao điểm, việc các xe dừng đỗ đón, trả khách thành hàng dài khiến giao thông ùn ứ, phương tiện di chuyển khó khăn.
Các xe hợp đồng trá hình thường xuyên dàn hàng ngang trước cổng Bến xe phía Bắc và ngã tư Mỹ Sơn, chèo kéo khách gây mất ATGT.
Trong vai hành khách muốn hỏi xe đi Giáp Bát (Hà Nội), chúng tôi được một nữ phụ xe BKS: 12B-003.46 nhanh nhảu nhảy xuống đường tự bê vác hành lý của khách lên xe, nói: “Cứ lên xe rồi tính, yên tâm về đến nơi, đến chốn”. Ngay sau đó, phụ xe lập tức thu tiền với giá 120 nghìn đồng/người, không phát vé.
Sau khi ổn định chỗ ngồi, người phụ nữ này cũng nhanh nhảu đưa PV tấm danh thiếp của nhà xe với nội dung rất chi tiết: “Nhà xe chuyên tuyến Đồng Đăng – Hữu Nghị Quan – Lạng Sơn – Hà Nội. Nhà xe có 2 chiều liên tục từ 5h đến 20h/ Đón trả khách tại khu vực nội đô Hà Nội…” kèm theo 3 số điện thoại ở dưới.
Video đang HOT
Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với PV, đại diện lãnh đạo Bến xe phía Bắc Lạng Sơn, cho biết: “Hiện nay lượng “xe dù”, xe hợp đồng Limousine tuyến Lạng Sơn- Hà Nội hoạt động nhiều, cạnh tranh công khai với các xe trong bến nên lượng khách vào bến đón xe ít dần, dẫn đến số lượng xe bỏ bến tăng lên. Tình trạng tranh giành khách, đánh chửi nhau cũng thường xuyên xảy ra giữa các nhà xe trong bến và xe hoạt động bên ngoài”.
“Trong khoảng 3 năm trở lại đây, đối với tuyến Lạng Sơn – Hà Nội, lượng xe bỏ bến chiếm khoảng 70% . Đặc biệt, từ đầu năm 2019 đến nay, bến xe gần như không tiếp nhận được các xe đăng ký mới. Hiện nay, doanh thu của bến xe đã giảm 30% so với các năm trước đó”, đại diện Bến xe phía Bắc Lạng Sơn cho biết.
Do cung vượt cầu quá lớn nên đã gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Nhiều chủ xe khách đã thuê “đầu gấu” giành khách. ây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái diễn xe khách “đầu gấu” tồn tại dai dẳng lâu nay trên tuyến Lạng Sơn – Hà Nội.
Do cạnh tranh nhau khốc liệt, các nhà xe trên tuyến thường xuyên dùng “vũ lực” để nói chuyện với nhau. Trong ảnh là cuộc ẩu đã giữa xe mang BKS: 29B-119.85 và xe 29B-309.12, tại ngã tư Mỹ Sơn – TP. Lạng Sơn hồi đầu tháng 11 vừa qua.
Theo người dân địa phương, tại khu vực ngã tư Mỹ Sơn – nơi được mệnh danh là “thủ phủ” của xe dù, bến cóc, thì hầu như tuần nào ở đây cũng xảy ra đánh nhau do tranh khách. Thậm chí có thời gian ngày nào cũng có, hoặc có ngày xảy ra 2 đến 3 vụ.
Trong khi đó, ngành giao thông tỉnh Lạng Sơn cũng thẳng thắn nhìn nhận, dưới danh nghĩa đăng ký xe hợp đồng, nhiều chủ xe lợi dụng chạy tuyến cố định. Để qua mặt lực lượng chức năng, các xe không dừng ở một nơi cố định mà chạy loanh quanh trong thành phố hoặc đỗ tạm tại các điểm trông giữ xe du lịch. Khi khách gọi, nhà xe đến tận nơi đón. Vì vậy, việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn.
Để xử lý xe dù, các ngành chức năng nhiều triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, trong đó có cả việc tổ chức chốt trực, tuần lưu trên tuyến phát hiện và xử phạt vi phạm. Dựa theo tình hình, lực lượng CSGT, TTGT thường xuyên sử dụng phương thức công khai hoặc bí mật để kiểm soát vi phạm hoặc trong lúc thực hiện các chuyên đề khác trên tuyến, khi phát hiện xe dù vi phạm giao thông sẽ xử phạt lỗi kép ngay. Tuy nhiên, nhiều lái, phụ xe khi thấy lực lượng chức năng bám chốt, lập tức “phím” cho đồng nghiệp và nhanh chóng chuyển sang địa điểm khác để đón khách. Việc hành khách không chủ động vào bến mà đứng ngoài đường bắt xe cho tiện cũng đã gây khó cho lực lượng chức năng.
Tạp chí GTVT sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
NHÓM PV
Theo tapchigiaothong.vn
9x xứ Lạng "chế" loại bưởi lạ chưng Tết khiến khách mê quên lối về
Những trái bưởi vàng bóng, căng mọng được tạo hình thành những thỏi vàng Tài Lộc, hay hồ lô in hình Phúc, Lộc, Thọ tại vườn nhà anh Quách Dương Duy (SN 1993, thôn Chục Quan, xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) khiến không ít du khách trầm trồ, thích thú ngắm quên lối về.
Được biết, đây là năm thứ 2 gia đình anh Quách Dương Duy thử nghiệm tạo hình bưởi và đã được rất nhiều người đặt mua để trung bày dịp Tết.
Tại Ngày hội hoa quả huyện Hữu Lũng vừa diễn ra, anh Duy đã mang sản phẩm trưng bày tại gian hàng và bưởi Tài Lộc của anh thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Rất nhiều người sẵn sàng "móc hầu bao" vì tò mò và đẹp mắt.
Những trái bưởi Tài Lộc do anh Quách Dương Duy làm ra được trưng bày tại Ngày hội hoa quả huyện Hữu Lũng thu hút sự tò mò của nhiều du khách.
Có dịp thăm vườn bưởi của gia đình anh Duy, PV Dân Việt không khỏi bất ngờ bởi vườn bưởi chín vàng, sai trĩu quả đang đến kì thu hoạch. Anh Duy cho biết: Vườn bưởi 120 gốc này là bưởi diễn, trong đó có 20 gốc đã 17 năm tuổi, còn lại là bưởi được 10 năm tuổi nên quả ngọt và mọng nước. Ngoài ra, gia đình anh còn có 100 gốc bưởi da xanh, năm nay bắt đầu cho thu hoạch năm đầu tiên.
"Năm 2017, mình vô tình thấy trên mạng có giới thiệu những quả bưởi có hình dáng hồ lô, hình thỏi vàng có in chữ đẹp mà độc đáo. Bởi vậy mình đã lên mạng tìm hiểu cách để tạo hình quả bưởi rồi tìm đặt mua 'đồ nghề' về mày mò làm thử", anh Duy kể.
Anh cho biết, sản phẩm này ở Lạng Sơn còn rất mới mẻ, chưa có ai làm được. Tết năm 2018, anh là người đầu tiên đưa sản phẩm này ra thị trường. Vì bưởi diễn rất dễ rụng nên quá trình từ khâu chọn quả đến khâu lắp khuôn, rồi kiểm tra hằng ngày, anh Duy luôn chăm chút và cẩn thận để có được những trái bưởi đẹp nhất, sáng nhất, phục vụ khách hàng chưng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Vườn bưởi diễn hơn 10 năm tuổi của gia đình anh Duy sai trĩu quả, căng mọng chín vàng.
9X xứ Lạng chia sẻ thêm: "Để làm bưởi hồ lô theo ý muốn thì khuôn bưởi hồ lô rất quan trọng, khuôn cần đúng với kích cỡ loại bưởi, khuôn không được quá nhỏ hay quá lớn. Khuôn thường được làm bằng nhựa có dáng hồ lô khắc sẵn các chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tài..nổi có sơn đen để làm nổi bật chữ trên bưởi hồ lô. Làm bưởi hồ lô chỉ chọn những trái bưởi tốt, không bị sâu, không bị dị tật, da bóng, cuống dày, gần thân dễ chăm sóc, tỉa bớt những trái không đạt tiêu chuẩn cùng chùm. Thông thường chỉ khoảng 5 trái/cây đủ tiêu chuẩn số còn lại sẽ để chúng phát triển bình thường bán thương mại".
Sau khi bưởi kết trái khoảng 2 tháng trái lớn đường kính khoảng 6cm tiến hành thắt eo bằng dây nilong ở giữa trái. Từ đây quả bưởi chịu tác động của dây thắt eo trái bưởi sẽ phát triển theo hướng có dạng hồ lô. Mất thêm 3 tuần đến 1 tháng để trái bưởi bưởi được "thắt eo" có hình hao hao hồ lô. Khi đó tháo dây thắt eo cho bưởi vào khuôn cố định quả lưu ý cần cẩn thận tránh làm trầy bưởi. Cố định khuôn vừa với khớp eo đặt phần khuôn có in chữ nơi vị trí đẹp đẹp trên mặt bưởi cố định bộ khuôn bằng 2 dây rút trên và eo. Bưởi lúc này cần tránh ánh sáng mạnh nên dùng giấy che từng trái lại để giữ nguyên màu sắc đẹp, giai đoạn này tốn nhiều công sức cần quan sát chăm sóc hàng ngày.
Quả được đóng khuôn để cố định hình dáng và in chữ.
Quá trình làm bưởi Tài Lộc, anh Duy phải thường xuyên kiểm tra về tạo hình sao cho trái bưởi khi thu hoạch sáng và đẹp mắt nhất.
Thời gian bắt đầu vào khuôn từ tháng 5 dương lịch và được chăm sóc hàng ngày vì thời tiết khi đó rất nóng nên bưởi dễ bị dám quả và thối, nên phải che đậy cẩn thận. Từ 20/12 âm lịch trở ra thi bắt đầu thu hoạch để gửi theo các đơn đặt hàng trước đó.
Với quy trình tạo hình khắt khe và chăm chút như vậy cho thấy để làm ra được trái bưởi có hình dạng hồ lô hoặc thỏi vàng là khá tỉ mẩn và khéo léo. Anh Duy cho biết bưởi thỏi vàng được bán với giá khoảng 1triệu đến 1tr2/cặp. Còn bưởi hồ lô có in chữ các loại còn lại giao động từ 300.000 - 350.000/ quả.
Sản phẩm là những trái bưởi diễn được in chữ Tài Lộc có màu vàng đẹp mắt đang thu hút nhiều người có nhu cầu mua bưởi chưng Tết.
"Vì là sản phẩm mới có trên thị trường ở Lạng Sơn nên hầu như mọi người đều thấy còn khá mới mẻ nên bước đầu mang lại giá trị khá cao. Hiện tại bưởi này khách đặt qua Facebook chủ yếu được gửi xuống Hà Nội, TP. Năm nay khách đã quen dần và cũng thêm tin tưởng nên từ đầu mùa đã được nhiều khách hàng săn đón và đặt mua trước để chưng Tết Nguyên đán", anh Duy nói.
Ngoài vườn bưởi diễn, bưởi gia xanh thì gia đình anh còn phát triển thêm vườn na dai và na thái nên một mình anh cũng không có nhiều thời gian để làm bưởi Tài Lộc. "Vì cũng nhiều việc mỗi năm mình cũng làm được mấy chục cặp. Như năm nay theo khuôn các loại thì mình làm được khoảng 50 cặp. Hiện đã bán hơn chục cặp, còn lại thì có nhiều người đặt mua dịp Tết. Năm tới mình dự kiến sẽ làm thử bưởi Tài Lộc trên cả bưởi da xanh".
Những trái bưởi hình thỏi vàng có in chữ như này được anh Duy bán với giá từ 1 triệu - 1,2 triệu đồng/cặp.
Những trái bưởi này được bán với giá từ 300 - 350 nghìn/ quả. Hiện nhiều đơn hàng đã được đặt trước để lấy bưởi chưng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Anh Duy cho biết gia đình anh chủ yếu phát triển vườn cây ăn quả. Ngoài bưởi thì còn 800 gốc na dai năm nay thu gần 7 tấn và 100 gốc na thái năm nay mới thu hoạch trên 700kg. Dự kiến vườn bưởi diễn và da xanh của gia đình anh sẽ thu khoảng 10 tấn bưởi, bán với giá trung bình 20.000/quả . Bưởi được bao bọc bằng túi nên quả to, phát triển đều, cây lâu năm nên quả ngọt thương lái thu mua tại vườn. Nhờ phát triển vườn cây ăn quả, lại biết cách làm tăng giá trị quả bưởi nên gia đình anh Duy có thu nhập 350 triệu/ năm.
Theo Danviet
Đất nghèo thay da đổi thịt nhờ Chương trình 135 Là tỉnh miền núi, Lạng Sơn có 5 huyện giáp biên giới, với 21 xã, thị trấn và 90 thôn, bản, trong đó có nhiều xã vùng 3 còn nhiều khó khăn. Để nâng cao đời sống bà con nhân dân, những năm qua, nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội đã được tỉnh triển khai, điển hình như Chương...