Lạng Sơn: Đảm bảo an ninh trật tự Lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng
Sáng mùng 10 tháng giêng ( tức ngày 9-2), hàng nghìn du khách ở khắp mọi nơi náo nức về dự lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng. Để đảm bảo ANTT tại Lễ hội, Công an huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã chủ động phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Lạng Sơn triển khai các phương án bảo vệ, giúp người dân thập phương yên tâm vui xuân, trảy hội.
Lễ hội đền Mẫu là một trong những lễ hội xuân quan trọng, khởi đầu cho mùa lễ hội xuân hàng năm tại huyện Cao Lộc. Đền Mẫu Đồng là nơi thờ Phật và Mẫu Thượng ngàn. Đền nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Đây là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam và là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh được nhiều người dân trong cả nước và bạn bè quốc tế biết đến. Đến đây, du khách vừa thưởng ngoạn nhiều cảnh sắc và nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân Xứ Lạng, vừa được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khỏe, cầu tài, cầu lộc, cầu Quốc thái dân an. Chính vì tầm quan trọng của nó, Công an huyện Cao Lộc và Công an tỉnh Lạng Sơn đã có sự chuẩn bị, lên phương án kỹ càng nhằm bảo đảm ANTT cho lễ hội.
CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn đảm bảo TTATGT tại khu vực lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng
Đại tá Bùi Văn Điển, Trưởng CAH Cao Lộc cho biết: “Năm nay thời tiết rất thuận lợi và cho đến thời điểm này đã có hàng nghìn lượt phương tiện, du khách đến tham dự lễ hội. Đền Mẫu cách cửa khẩu Hữu Nghị 4 km và đã từ lâu cư dân hai bên biên giới có mối quan hệ thân tộc, giao lưu buôn bán nên lượng du khách từ Trung Quốc đến thăm thân, tham dự lễ hội rất đông. Phát huy kết quả và kinh nghiệm từ những mùa Lễ hội khác, Công an tỉnh Lạng Sơn đã huy động nhiều lực lượng cùng tham gia đảm bảo ANTT với CAH Cao Lộc, tăng cường nhân lực và phương tiện tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa tội phạm… Do vậy, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng, tình hình ANTT luôn được đảm bảo không xảy ra ùn tắc giao thông; không xảy ra tệ nạn cờ bạc trá hình và các hoạt động trộm cắp, cố ý gây thương tích, lợi dụng mê tín dị đoan gây mất TTATXH.
Với sự chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức và nỗ lực đảm bảo ANTT của hàng trăm cán bộ chiến sĩ Công an Lạng Sơn, Lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách tham dự lễ hội
Theo ANTD
Video đang HOT
Dâng sao giải hạn: Nhiều tiền có giải được hạn?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ cho rằng, Đạo Phật không có quan niệm dâng sao giải hạn, chỉ có luật nhân quả.
Dâng sao giải hạn là lễ cầu an
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, lễ dâng sao giải hạn không bắt nguồn từ đạo Phật. Đây là tục lệ trong dân gian, do ảnh hưởng từ "Tam giáo đồng nguyên" gồm Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo.
Theo quan niệm, có 9 ngôi sao chiếu bản mệnh con người, cụ thể, có 5 vì sao xấu gồm sao La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hán. Các sao tốt như Thuỷ Diệu, Thái Dương, Thái Âm và Mộc Đức.
Mỗi năm có một vì sao chiếu mạng vào một tuổi của từng người, tùy theo tuổi sẽ có sao chiếu tương ứng tốt hay xấu. Nếu bị sao xấu chiếu mệnh xấu phải cúng sao giải hạn, nếu sao tốt sẽ cầu cho an bình.
Theo hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, quan niệm này đã ảnh hưởng đến người dân Việt Nam và trở thành nhu cầu tâm linh. Do vậy, dịp rằm tháng Giêng, mọi người thường đến chùa làm lễ giải hạn.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nếu không gặp sao xấu, nhưng người dân vẫn quan niệm "lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng" cho nên thường đến chùa làm lễ cầu an, mong gia đình yên lanh, làm ăn phát đạt.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo VN cũng cho rằng, đạo Phật có quan niệm về luật nhân - quả. Theo lời Phật dạy, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa, tất cả do luật nhân quả - "gieo nhân nào thì gặp quả đó".
Có thể tự cúng giải hạn tại nhà
Hiện nay, mỗi dịp đầu năm, người dân lại kéo đến các chùa chiền, phủ... cúng sao giải hạn. Tại Hà Nội, có những ngôi chùa đông người đến người dân đứng tràn ra ngoài đường làm lễ. Lễ cúng giải hạn cũng có đủ loại hình thức, thủ tục và... giá cả khác nhau. Có nơi vài trăm nghìn đồng/gia đình, có nơi tiền triệu. Thậm chí báo chí những ngày qua đưa tin, có gia đình mời "thầy ngoại" về nhà làm lễ, chi phí hàng tỷ đồng.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết, dịp đầu năm, chùa Quán Sứ thường tổ chức Lễ cầu bình an tại chùa. Chi phí cho tất cả các thành viên trong một gia đình (không kể ít nhiều) khoảng "vài ba trăm nghìn".
Tuy nhiên, hòa thượng cho rằng, quan niệm càng chi nhiều tiền càng giải được nhiều hạn là sai lầm.
Hòa thượng nói: "Nếu quan niệm vậy, người giàu sống lâu, có nhiều sức khỏe, còn người nghèo thì ngược lại à?. Nhiều hay ít đều như nhau, một triệu cũng như một trăm. Quan trọng ở cái tâm của con người và luật nhân quả".
Tham khảo bảng tính sao hạn năm Giáp Ngọ
Cụ thể, Hòa thượng lý giải, nếu làm nhiều việc tốt sẽ gặp điều lành, làm việc ác gặp quả báo. Làm lễ giải hạn chỉ là nhu cầu tâm linh để lòng được bình an.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cũng cho biết, người dân có thể làm lễ tại nhà, hoặc đến chùa. Nếu làm tại nhà, chỉ cần chuẩn bị lễ đơn giản gồm hương, hoa quả và 9 ngọn nến.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
Xót xa đưa tiễn nữ sinh viên sư phạm chết thảm trong đám cháy Từng đoàn người có mặt trong căn nhà nhỏ ven sông ở xóm 8, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam không cầm được nước mắt trong ngày tiễn đưa nữ sinh xấu số tử nạn trong vụ cháy tại khu nhà trọ sau khách sạn La Thành - Hà Nội. Đúng 19h30 ngày 3/1, chiếc xe đưa tro cốt em Trần...