Lãng phí trung tâm giáo dục nghề nghiệp tiền tỉ
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được đầu tư hàng chục tỉ đồng nhưng người học lèo tèo, thậm chí có năm không có người học nên nhiều thiết bị dạy nghề phải cất vào kho, gây lãng phí lớn.
Trung tâm dạy nghề Lý Sơn được đầu tư hàng chục tỉ đồng mà không có người học ẢNH: HIỂN CỪ
Trung tâm được xây dựng trên khuôn viên diện tích 5.000 m2, gồm các hạng mục: 4 phòng dạy nghề, 6 phòng học, dãy nhà hiệu bộ, tường rào cổng ngõ, với tổng kinh phí đầu tư 14,8 tỉ đồng. Sau đó, trung tâm được Sở LĐ-TB-XH Quảng Ngãi tiếp tục đầu tư thêm hơn 2 tỉ đồng để mua sắm nhiều thiết bị dạy nghề và xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên.
Theo ông Trần Ngọc Bích, Giám đốc trung tâm, với mảng giáo dục nghề nghiệp, trung tâm có chức năng đào tạo nghề lao động nông thôn và nghề phổ thông cho người dân và học sinh đất đảo, với các ngành nghề: điện dân dụng, chăn nuôi, chế biến thủy sản, trồng trọt, nghiệp vụ du lịch, lễ tân nhà hàng.
Video đang HOT
Mặc dù cơ ngơi khá hoành tráng nhưng từ khi chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 9.2013 đến nay, trung tâm chỉ đào tạo được gần 300 học viên theo học các lớp nghề liên quan đến nghiệp vụ du lịch. Riêng cả năm 2016 không đào tạo được học viên nào.
Lý giải việc quá ít học viên theo học, ông Bích cho rằng nhu cầu học nghề của người dân đất đảo rất ít, nhiều ngành nghề đào tạo chưa thật sự phù hợp với thực tế địa phương dẫn đến không thu hút được học viên.
Hiện tại các phòng dạy nghề cửa im ỉm khóa, hầu hết các thiết bị, máy móc dạy nghề phải “trùm mền” trong kho năm này qua năm khác. Điển hình như chiếc máy cày dùng để dạy nghề suốt gần 5 năm cất trong kho nên hiện đã bị hư hỏng.
Theo ông Nguyễn Viết Vy, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, việc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên Lý Sơn hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn tồn tại suốt nhiều năm là một sự lãng phí cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn kinh phí huyện cấp hằng năm vì không những phải trả lương cho 2 biên chế mà còn 7 người trong diện hợp đồng.
“Huyện đã có đề án kiến nghị với cơ quan chức năng của tỉnh xin giải thể hoặc sáp nhập trung tâm vào Trường THPT Lý Sơn. Làm như vậy sẽ hiệu quả hơn bởi trên thực tế nhu cầu học các ngành nghề của người dân không nhiều, chủ yếu chỉ ở lĩnh vực nghiệp vụ du lịch”, ông Nguyễn Viết Vy nói.
Theo TNO
Trường cao đẳng, trung cấp phải có hệ thống đảm bảo chất lượng
Bắt đầu từ ngày 1.2.2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định mới của Bộ LĐ-TB-XH.
ảnh minh họa
Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành Thông tư quy định về hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1.2.2018, áp dụng cho các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, các trường phải thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng. Đồng thời tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của mình theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định do Bộ LĐ-TB-XH đề ra. Việc tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo sẽ được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần đối với chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế.
Đặc biệt, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc phải có tổ chức nhân sự để thực hiện việc xây dựng các quy trình và công cụ cho các hoạt động về chương trình, giáo trình đào tạo, tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét, công nhận tốt nghiệp...
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhấn mạnh: "Trước yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế hội nhập, đặc biệt là phục vụ nguồn nhân lực chất lượng cao cho cuộc cách mạng công nghiệp 4, các trường cũng phải đổi mới quản trị nhà trường, cải cách thủ tục hành chính bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, đào tạo. Theo đó, phải có hệ thống thông tin quản lý trên nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu mở, có khả năng mở rông, cập nhật khi cần thiết".
Tieo tiến sĩ Minh, việc thực hiện quy định mới này sẽ giúp các trường nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo.
Theo TNO
Chương trình môn Ngữ văn mới nên giữ lại những hệ thống bài học khái quát Hệ thống bài học mang tính khái quát sẽ giúp người học có cái nhìn tổng quan khái quát về văn học ở các giai đoạn lịch sử mà tác giả, tác phẩm đó xuất hiện. Hệ thống bài học mang tính khái quát tiến trình văn học của từng giai đoạn lịch sử là điều chương trình mới nên kế thừa của...