Lắng nghe và hồi đáp
Lá thư của cô học trò Nguyệt Linh (lớp 6 Trường Marie Curie, Hà Nội) được gửi đến các nhà quản lý giáo dục ngay trước thềm năm học mới có điều gì đặc biệt mà lại đang khiến các thầy hiệu trưởng, không chỉ ở Hà Nội mà trong cả nước nâng niu, trân trọng và không thể không… hứa rằng lễ khai giảng năm nay sẽ không thả bóng bay?
Rất đơn giản, Nguyệt Linh bày tỏ nỗi lo lắng về những nguy cơ của rác… bóng bay dịp khai giảng. Linh viết: “…Khi thả bóng lên thì các chú chim hoặc động vật khác nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú rùa biển và các loài sinh vật biển khác sẽ bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn tới chết”.
Rõ ràng, nỗi lo lắng của cô học trò ấy đầy bất ngờ và có sức lay động mạnh mẽ. Điển hình như thầy Nguyễn Hoàng Chương – Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát (Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã viết thư hồi âm cho Linh không chỉ bày tỏ niềm xúc động trước một ý kiến sâu sắc mà còn đưa ra con số thống kê khá giật mình về chi phí đến tiền tỉ khi các trường cùng thả bóng lên trời ngày khai giảng chỉ để “hoành tráng, sau đó tất cả vào thinh không; những trăn trở, lo toan, đứt gãy ở lại với giáo dục; bảo vệ môi trường trong học đường rộ lên như chùm bong bóng bay rồi vỡ tan” – thầy Chương viết.
Và, điều quan trọng hơn là mong ước của Linh đã được các nhà quản lý giáo dục lắng nghe, hồi đáp. Đâu có dễ gì khi lệ thả bóng bay ngày khai giảng vẫn được bao người nghĩ là một hành động đẹp – lãng mạn, một thói quen “sang trọng” (như lời thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie). Vậy nhưng, lý lẽ sắc sảo của cô học trò tuổi 12 đã chiến thắng thói quen “sang trọng” ấy, hành động lãng mạn ấy…
Thực không dễ để thay đổi một thói quen của cá nhân và càng khó hơn đối với thói quen của cả cộng đồng – nhất là thói quen ấy xưa nay vẫn được cho là tốt đẹp. Thế nhưng không phải mọi chuyện đều không thể nếu như mọi người cùng biết lắng nghe – dù chỉ là ý kiến của bất kỳ cá nhân nào để dám thay đổi, dám sửa sai.
Video đang HOT
Hơn nữa, từ câu chuyện này, dường như cách nghĩ của người lớn “trẻ con thì biết gì” đang dần nhường chỗ cho cách ứng xử công bằng hơn, văn minh hơn trước mọi ý kiến, mong ước của trẻ thơ.
Chỉ cần một giây lắng nghe trẻ nói, một giây hồi đáp điều trẻ băn khoăn, mong muốn chẳng phải sẽ có biết bao lợi ích mở ra: Trẻ dám bày tỏ suy nghĩ, kiến nghị, đề xuất và sẽ dám làm? Chẳng phải tiếng nói của trẻ thơ không bao giờ là vô bổ mà nhiều khi còn là những gợi ý hết sức thiết thực cho người lớn hay sao? Vậy, tại sao người lớn lại không tích cực thay đổi, tích cực ứng xử công bằng, văn minh hơn với trẻ thơ?
Hà Thái
Theo GDTĐ
Thứ trưởng Bộ Giáo dục: Khuyến khích khai giảng 'không bóng bay'
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa biểu dương, khen ngợi em Nguyễn Nguyệt Linh (học sinh lớp 5M2, Trường Marie Curie, Hà Nội) - học sinh đã viết bức thư gửi tới 40 trường học ở Hà Nội nhằm kêu gọi ngừng hoặc hạn chế thả bóng bay trong ngày khai giảng và cho biết, ngành Giáo dục khuyến khích khai giảng "không bóng bay".
Khuyến khích ngày khai giảng không bóng bay
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết bà rất ấn tượng và xúc động khi đọc bức thư của em Nguyễn Nguyệt Linh, một em học sinh dù còn nhỏ tuổi nhưng đã biết bày tỏ quan điểm, chứng kiến của mình trước một vấn đề nóng của xã hội - vấn đề ô nhiễm môi trường, và có ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường.
Bức thư của em những ngày qua đã truyền cảm hứng và "đánh thức" người lớn nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa từ việc thả bóng bay - một việc thường được làm trong mỗi dịp khai giảng nhưng ít ai nghĩ về tác hại của nó. Bộ GD&ĐT hoan nghênh và biểu dương, khen ngợi ý tưởng xuất sắc, thiết thực của em Nguyệt Linh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, rất nhiều trường học ở Hà Nội và một số địa phương nhận được bức thư của em Nguyệt Linh đã ủng hộ ý tưởng không thả bóng bay vào ngày khai giảng của em. Đây là việc nên nhân rộng và khuyến khích. Bộ GD&ĐT mong muốn có nhiều hơn nữa những ý tưởng tốt về bảo vệ môi trường của các em học sinh.
Bộ cũng đề nghị các nhà trường có những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường để vừa tạo không khí hứng khởi của ngày khai giảng, vừa bảo vệ môi trường.
Bà Nghĩa hy vọng lá thư của em Linh sẽ khơi dậy ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của nhiều học sinh, trước hết là giữ gìn, bảo vệ môi trường ngay trong lớp học, trường học và nơi các em đang sinh sống, bằng các việc làm hết sức cụ thể, thiết thực mỗi ngày. Từ việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn của em Nguyệt linh, hy vọng sẽ lan tỏa, nhiều em học sinh sẽ có thêm những ý tưởng mới, sáng tạo, gắn liền với cuộc sống và học tập của các em.
Khai giảng năm nay sẽ nhấn mạnh hoạt động vì môi trường
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng cho biết những năm gần đây, lễ khai giảng đã có nhiều đổi mới trong cách thức tổ chức theo hướng gọn nhẹ và thiết thực hơn, đảm bảo hướng đến học sinh và vì học sinh.
Lễ Khai giảng gồm hai phần: Phần lễ được tổ chức ngắn gọn, tránh rườm rà nhưng đảm bảo trang nghiêm với các nghi thức: Chào cờ, hát Quốc ca (không dùng băng lời bài hát), đọc thư của Chủ tịch nước...Phần hội tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, lành mạnh, ấn tượng để ngày khai trường là một ngày trọng đại và thiêng liêng đối với tất cả học sinh, nhất là những học sinh lần đầu đến trường.
Các trường tổ chức trang trí khuôn viên sư phạm sạch, đẹp, có khẩu hiệu chào mừng năm học và thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới. Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để lễ khai giảng diễn ra thuận lợi, an toàn, thực sự là ngày hội đối với các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, đồng thời thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội.
Về cơ bản, phần lớn các trường đã thực hiện nghiêm túc việc đổi mới khai giảng, tuy nhiên vẫn còn một số nơi thực hiện chưa nghiêm, ngày khai giảng vẫn còn nặng nề với học sinh. Bộ sẽ tiếp tục quán triệt tinh thần đổi mới lễ khai giảng trong dịp khai giảng tới đây, để ngày khai giảng thực sự là ngày vui, ngày hội đến trường của mỗi học sinh và mỗi thầy cô giáo.
Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể gửi các trường, các địa phương về việc tổ chức khai giảng năm học mới 2019-2020, trong đó nhấn mạnh các hoạt động vì môi trường.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Bộ trưởng Trần Hồng Hà gửi thư khen nữ sinh đề xuất "không thả bóng bay" Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khen em Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh lớp 5 sắp lên lớp 6, đã gửi thư cho thầy Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội đề nghị "không thả bóng bay" ngày khai trường năm nay. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà Trước ngày khai giảng, em...