Lắng nghe trẻ giãi bày về áp lực học tập và nguy cơ bị xâm hại
Nhiều khía cạnh của việc phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, sân chơi thiếu nhi đã được nêu ra tại diễn đàn “Phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em” do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức mới đây, với sự tham dự của hơn 100 học sinh trên địa bàn.
Ảnh: Lao động Thủ đô
Ông, chú ôm hôn cháu gái có phải là xâm hại?
Em Đỗ Huyền Ngân, lớp 8 trường THCS Xuân Đỉnh, đặt câu hỏi, giải pháp nào hỗ trợ các bạn bị xâm hại hoà nhập cộng đồng. Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động – Thương Binh & Xã hội, cho rằng, gia đình luôn là mái ấm che chở cho các em. Khi các em tự ti, các em nên tâm sự với cha mẹ. Ngoài ra, đa số các trường đều có tổ công tác tâm lý, những thầy cô ở đây sẽ giúp các em vượt qua nỗi sợ hãi. Các bạn cùng lớp cũng có thể giúp đỡ mình. Thêm một địa chỉ nữa là Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111, có nhân viên tư vấn trực 24/7.
Em Nguyễn Anh Thư, lớp 8 trường THCS Đống Đa, đặt vấn đề: “Trong gia đình, dù con gái đã lớn nhưng người lớn vẫn thường xuyên ôm, hôn các con. Những việc làm như vậy có phải là xâm hại trẻ em không? Chúng em phải làm gì để ngăn chặn hành vi này?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan, Giảng viên cao cấp, Trưởng bộ môn Luật Hôn nhân Gia đình, khoa Pháp luật dân sự, ĐH Luật Hà Nội, nếu người lớn khác giới muốn ôm hôn con cháu, hành động đó là thể hiện tình cảm gia đình thì không vi phạm luật. Tuy nhiên, hành động này chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được hết. Nếu động tác ôm mà có thêm các hành động kích thích, gợi dục… thì đó là những hành động đáng lên án và vi phạm pháp luật. Trong những tình huống ấy, các em nên thể hiện quan điểm của mình với người lớn, đồng thời chia sẻ câu chuyện này với cha mẹ, tuyệt đối không được im lặng. Việc im lặng có thể sẽ khiến các em phải nhận những hậu quả nghiêm trọng từ hành vi sai trái đó.
Em Đỗ Thị Hải Linh, trường Quốc Oai (Hà Nội) nêu vấn đề, việc phòng, chống xâm hại trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội nhưng đến bây giờ, ở trường học, học sinh vẫn chưa được truyền đạt một cách kỹ lưỡng. Nhiều bạn vẫn nghĩ xâm hại chỉ là xâm hại tình dục trong khi chưa hiểu rõ việc xâm hại bao gồm những hành vi gì.
Trước vấn đề này, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, nhận định, đây là “lỗ hổng” trong công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em. Bà Nguyễn Thị Nga nhấn mạnh, có 6 nhóm hình thức xâm hại trẻ em, gồm: Bạo lực, bóc lột; xâm hại tình dục; mua bán trẻ em; bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em; các hình thức khác gây tổn hại về tinh thần và thể chất trẻ em.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Làm gì khi bị bố mẹ tạo áp lực học tập?
Em Nguyễn Quỳnh Anh, lớp 10, trường THPT Đại Mỗ, chia sẻ: “Gần đây, em thường bị gia đình tạo áp lực về việc học tập và nhiều vấn đề khác. Em cảm thấy rất mệt mỏi”.
Trước tâm sự này của Quỳnh Anh, Tiến sĩ Đào Thu Thuỷ, Giảng viên khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Đông Đô (Hà Nội(, cho rằng, nhìn nhận một cách tích cực thì sự việc này xuất phát từ việc bố mẹ lo lắng điểm và thành tích học tập chưa được tốt sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai của các con. Tiến sĩ Đào Thu Thuỷ khuyên các em học sinh trong tình huống này không nên cãi lại bố mẹ, nên hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Các em nên tránh mặt cho đến khi bố mẹ cũng bình tĩnh trở lại. Sau đó, các em có thể gặp cha mẹ để giải thích và nói lên những tâm tư của mình. Đồng thời, tiến sĩ Đào Thu Thuỷ muốn nhắn nhủ với các bậc phụ huynh rằng, học tập không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Không phải đứa trẻ nào cũng có thể học giỏi. Ngoài học tập, con em chúng ta cần được trang bị nhiều kỹ năng khác. Vì vậy, phụ huynh không nên tạo áp lực cho con cái trong việc học tập, hãy cùng con tìm những giải pháp tốt nhất cho việc trau dồi kiến thức.
Thiếu sân chơi thiếu nhi
Một nữ sinh đến từ trường THPT Thăng Long cho biết, em rất thích tham gia các hoạt động hè nhưng những năm gần đây, hoạt động hè của thành phố chưa hấp dẫn, qua bao nhiêu năm vẫn không thay đổi hình thức. Thêm vào đó, các khu vui chơi giải trí càng ngày càng bị hạn chế.
Trước vấn đề này, anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, cho biết, Thành Đoàn Hà Nội đang rất trăn trở về vấn đề này và sẽ cố gắng triển khai nhiều hoạt động sinh hoạt hè ở tất cả các cấp để mùa hè đầy ý nghĩa với các em.
Về vấn đề sân chơi thiếu nhi, sân chơi cộng đồng đang bị lấn chiếm, đại diện của Thành Đoàn Hà Nội cho biết, phía Thành Đoàn Hà Nội sẽ rà soát và phối hợp với các đơn vị để tạo ra không gian vui chơi cho các em.
Ứng xử khi con nhận điểm kém
Bạn nên giảm bớt kỳ vọng, khuyến khích con cố gắng hết sức để tốt hơn so với bản thân trong quá khứ, thay vì so sánh với bạn bè cùng lớp.
1. Giữ bình tĩnh
Theo các chuyên gia giáo dục, việc phụ huynh la mắng, chì chiết trẻ vì bị điểm kém sẽ không thúc đẩy các em tiến bộ. Ngược lại, nó khiến trẻ vừa áp lực vì điểm số, vừa căng thẳng khi phải chia sẻ tiến độ học tập với gia đình.
Nếu bạn cảm thấy không thể giữ bình tĩnh khi con nhận điểm kém, hãy tạm dừng cuộc nói chuyện, suy nghĩ một mình hoặc làm một việc khác như dọn nhà, nấu ăn. Khi trì hoãn cuộc trò chuyện, bạn sẽ lấy lại bình tĩnh để suy xét vấn đề, tránh việc nói những lời tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ.
2. Xác định vấn đề
Khi đã lấy lại bình tĩnh, phụ huynh hãy ngồi xuống và cùng trẻ thảo luận vấn đề học tập. Bằng thái độ thoải mái, cởi mở, bạn hãy khuyến khích con chia sẻ những lý do dẫn đến việc học tập kém hiệu quả.
Có rất nhiều vấn đề dẫn đến việc trẻ bị điểm ké. Lớp học quá khó có thể là lý do vì đôi khi trẻ được xếp vào lớp hoặc nhóm học tập có trình độ cao hơn nên không thể theo kịp bạn bè. Trẻ không làm bài tập về nhà cũng có thể khiến việc học giảm sút do không thực hiện hoạt động ôn luyện. Trẻ nghỉ học quá nhiều nên không thể theo kịp bài giảng trên lớp. Hoặc trẻ có gặp phải vấn đề tâm lý như căng thẳng khi phải làm bài kiểm tra, áp lực ganh đua trong học tập dẫn đến tình trạng thiếu tỉnh táo khi làm bài.
Ảnh: Shutterstock.
3. Nói chuyện với giáo viên
Hầu hết trẻ em đều không muốn bố mẹ trò chuyện với giáo viên, nhưng việc thảo luận vấn đề học tập cùng giáo viên là cần thiết. Sau khi xác định được vấn đề, bạn có thể nghĩ ra nhiều biện pháp giải quyết, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của thầy cô, những người trực tiếp theo dõi tiến trình học tập của trẻ. Bạn có thể hỏi giáo viên rằng trẻ nên làm gì hoặc cải thiện điều gì để việc học tiến bộ.
Ngoài ra, khi trò chuyện với giáo viên, phụ huynh có thể phát hiện những vấn đề diễn ra trong lớp có tác động đến việc học của trẻ. Ví dụ các em chơi cùng nhóm bạn lười học, thường xuyên mất tập trung khi ngồi học. Từ đó, hai bên có thể thảo luận biện pháp để giúp trẻ thay đổi.
4. Giải quyết vấn đề
Sau khi đã tìm ra lý do con bị điểm kém, bạn hãy cùng con thảo luận về hướng giải quyết. Bạn hãy khuyến khích con đề xuất biện pháp cải thiện tình hình. Khi các biện pháp được đưa ra, hãy nhắc nhở con thực hiện, không lặp lại sai lầm.
Chẳng hạn, nếu trẻ có ít thời gian làm bài tập về nhà do hoạt động ngoại khóa kín mít, hãy khuyến khích con dừng một số hoạt động không thực sự cần thiết. Nếu trẻ nghiện thiết bị công nghệ thay vì học tập, bạn phải giới hạn thời gian chơi của con như chỉ được chơi máy tính một tiếng mỗi ngày hoặc chỉ chơi vào cuối tuần.
Một biện pháp khác là thuê gia sư hoặc đến trung tâm học thêm, nhưng bạn nên hỏi ý kiến con trước khi đưa ra quyết định và cân nhắc lịch học hiện tại của con có phù hợp để tham gia học thêm hay không.
5. Chú ý áp lực
Nếu lý do con bị điểm kém xuất phát từ "tâm bệnh" như lo âu, căng thẳng, áp lực, bạn nên chú ý đến tình trạng của con. Áp lực này có thể đến từ việc gia đình đặt quá nhiều kỳ vọng lên con hoặc sự ganh đua giữa bạn bè trong lớp.
Phụ huynh nên giảm bớt kỳ vọng để các con được thoải mái. Hoặc khuyến khích con cố gắng hết sức để tốt hơn so với bản thân trong quá khứ, thay vì so sánh với bạn bè cùng lớp. Bạn nên thể hiện tình yêu với con, ngay cả khi các em nhận điểm kém. Khi thấy con làm việc quá sức, bạn cũng nên nhắc nhở con nghỉ ngơi bằng các hoạt động giải trí như thể thao, đi dạo, vẽ tranh.
Trí thức trẻ: mê thể thao, say học hỏi - Kỳ 3: Khi bế tắc, tôi chọn chạy bộ Đó là chia sẻ từ bạn Nguyễn Trọng Hoàng Nam (24 tuổi, thạc sĩ chính sách công ĐH Bristol, Anh) về giải pháp thoạt tưởng đơn giản mà rất hiệu quả trước các vấn đề của cuộc sống. Nhờ lấy lại cân bằng cuộc sống và nỗ lực học tập, bạn Nguyễn Trọng Hoàng Nam đã nhận bằng đúng thời hạn - Ảnh:...