Lắng nghe chia sẻ của tân Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Mục tiêu tới năm 2025, trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực về kỹ thuật và công nghệ, một đại học tự chủ toàn diện.
LTS: Giữa tháng 4/2021, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận chủ tịch hội đồng trường, theo đó Giáo sư Lê Anh Tuấn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm chức danh này.
Nhân sự kiện quan trọng này của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Hội đồng trường – Giáo sư Lê Anh Tuấn để lắng nghe ý kiến của ông về định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới.
Phóng viên: Hiện nay, nhiều trường đại học công, tư đều tham gia đào tạo hệ kỹ sư kỹ thuật, công nghệ trong đó có sự tham gia của các tập đoàn lớn với vốn và sự liên kết mạnh mẽ với các trường đại học quốc tế. Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng trường, xin ông cho biết tới đây Bách Khoa Hà Nội có hướng đi nào để vẫn giữ vững vị trí đầu tàu trong lĩnh vực đào tạo ngành nghề kỹ thuật, công nghệ tại Việt Nam?
Chủ tịch Hội đồng trường – Giáo sư Lê Anh Tuấn: Trong giáo dục đại học, đặc biệt trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, đội ngũ cán bộ, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu có vai trò hết sức quan trọng.
Các trường đại học tư thục có sự tham gia của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, khi đào tạo về kỹ thuật, công nghệ nhất thiết phải có sự đầu tư ban đầu mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Giáo sư Lê Anh Tuấn, tân Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có nền tảng xây dựng và phát triển 65 năm, có quá trình đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị lâu dài, liên tục và hiện đại, các dự án cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị được triển khai hàng năm từ nguồn kinh phí hợp pháp của trường và từ các nguồn tài trợ, vốn vay.
Video đang HOT
Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Dự án SAHEP) với tổng mức đầu tư 50 triệu USD từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới, giai đoạn 2017-2022, với 15 phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và 15 phòng thí nghiệm nghiên cứu cho các lĩnh vực ưu tiên như Điện – Điện tử – Cơ điện tử và Khoa học vật liệu, cùng với tòa nhà C7 đang xây dựng gồm 9 tầng nổi và 1 tầng hầm là một trong những ví dụ điển hình trong đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu của trường.
Bên cạnh đó, để hiện thực được các mục tiêu chiến lược và kế hoạch chiến lược, trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện song song nhiều dự án cải tạo các phòng thí nghiệm, phòng học, ký túc xá; hiện đại hóa, mở rộng khuôn viên… hợp tác mạnh mẽ với các doanh nghiệp, tập đoàn, đối tác trong và ngoài nước, kết nối với cựu sinh viên là chìa khóa để đa dạng hóa các nguồn tài chính của trường.
Việc hợp tác chặt chẽ với các trường đại học quốc tế để cùng đề xuất các dự án nghiên cứu và đào tạo có quy mô và tài chính lớn cũng là một trong những hướng phát triển của trường, qua đó thúc đẩy nhanh tiến trình quốc tế hóa, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên.
Phóng viên: Trường Đại học Bách Khoa mới kiện toàn hội đồng trường, ông có cho rằng đây là tiền đề để trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện hiệu quả về tự chủ đại học cũng như nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới hay không?
Chủ tịch Hội đồng trường – Giáo sư Lê Anh Tuấn: Hội đồng trường trường Đại học Bách khoa Hà Nội được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận ngày 06/08/2020, tuy nhiên, do đồng chí Chủ tịch sau đó thay đổi vị trí công tác nên Hội đồng trường thực hiện quy trình bổ sung thành viên và kiện toàn Chủ tịch Hội đồng trường thôi.
Sự ổn định đối với nhân sự lãnh đạo trường là cơ sở để tiến hành kế hoạch nhiệm kỳ và thực hiện các mục tiêu chiến lược của trường.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trao quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho Giáo sư Lê Anh Tuấn. Ảnh: HUST
Cá nhân tôi, ở cương vị là Chủ tịch Hội đồng trường, tôi ý thức được vai trò, trách nhiệm và nhận thức được những thách thức không hề nhỏ trong quá trình điều hành hoạt động của Hội đồng trường.
Dựa trên những tiền đề mà đồng chí nguyên Chủ tịch Hội đồng trường đã gây dựng và với nền tảng đoàn kết, trí tuệ, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trường, của tập thể lãnh đạo trường, và đặc biệt là sự năng động, sáng tạo và tư duy đổi mới của cán bộ viên chức toàn trường, tôi tin tưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển trường, góp phần quan trọng trong tiến trình tự chủ đại học của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Phóng viên: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đặt mục tiêu 3-5 năm tới sẽ trở thành đại học, ông có thể tiết lộ thêm những công việc ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đạt mục tiêu này?
Chủ tịch Hội đồng trường – Giáo sư Lê Anh Tuấn: Mục tiêu trở thành đại học đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ trường lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2020-2025 và trong các Nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy trường.
Hiện nay tổ công tác xây dựng Đề án chuyển đổi mô hình thành đại học và các tổ công tác xây dựng các trường thuộc đại học đang gấp rút hoàn thiện các bản đề án để xin ý kiến của cán bộ viên chức, tham vấn chuyên gia và trình Hội đồng trường xem xét trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Theo kế hoạch, Hội đồng trường sẽ trình Đề án chuyển đổi mô hình thành đại học trong năm 2021. Trong Đề án này, các nội dung liên quan đến cấu trúc bộ máy hiện đại, quy trình hoạt động tinh gọn, phân cấp mạnh và giám sát, đánh giá linh hoạt, thực chất, dựa trên nền tảng số hóa và chuyển đổi số… sẽ được chú trọng, song hành cùng các giải pháp và kế hoạch thực hiện cụ thể.
Mục tiêu tới năm 2025, trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực về kỹ thuật và công nghệ, một đại học tự chủ toàn diện và phát triển bền vững.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông.
Giáo sư Lê Anh Tuấn (quê quán Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) tốt nghiệp đại học (1997) và thạc sĩ (1999) ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; tốt nghiệp tiến sĩ năm 2005 ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực tại Đại học Kỹ thuật Graz, Cộng hòa Áo.
Ông được tiếp nhận làm giảng viên tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1997, bổ nhiệm phó giáo sư năm 2009 và giáo sư năm 2017.
Các vị trí quản lý Giáo sư Lê Anh Tuấn đã từng phụ trách: phó trưởng bộ môn, trưởng bộ môn, trưởng phòng thí nghiệm đầu tư tập trung, phó viện trưởng, viện trưởng; thư ký hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020, phó chủ tịch hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025.
Trước khi bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, Giáo sư Lê Anh Tuấn đã đảm nhận qua các vị trí gồm: ủy viên thường vụ Đảng ủy Trường, Bí thư Đảng ủy Viện, Viện trưởng Viện Cơ khí Động lực, Phó chủ tịch Hội đồng trường.
Giáo sư Lê Anh Tuấn đã thực hiện nhiều đề tài/dự án nghiên cứu cấp quốc gia và nghị định thư với nước ngoài. Đã chủ biên và tham gia biên soạn 2 giáo trình, 4 chương sách xuất bản ở Nhà xuất bản quốc tế, 2 bằng sáng chế, 37 bài báo ISI/Scopus và nhiều bài báo/báo cáo trong kỷ yếu hội nghị và các tạp chí khác. Trưởng một tiểu ban thuộc Hội biên tập công trình Châu Á (CASE); ủy viên thường trực Hội các nhà nghiên cứu biên tập công trình Việt Nam (VASE); thành viên Hội kỹ sư ô tô quốc tế; thành viên mạng lưới xe điện toàn cầu (GEAN); thành viên Hội đồng cố vấn phát triển giao thông các bon thấp Châu Á; thành viên ban biên tập nhiều tạp chí quốc tế và tạp chí trong nước.
Ông đã giành Huân chương lao động hạng 3 năm 2019; nhà giáo ưu tú năm 2021.
Xây dựng thí điểm 3 trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của ngành Giáo dục năm 2021.
Năm hoạt động chính sẽ được tập trung triển khai trong năm 2021, gồm: Đẩy mạnh công tác truyền thông; tổ chức cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp"; tuyên dương các mô hình khởi nghiệp tiêu biểu, các dự án khởi nghiệp xuất sắc của học sinh, sinh viên; hỗ trợ đào tạo; tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.
Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng thí điểm 3 trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Ảnh minh họa: Internet
Theo kế hoạch, vòng chung kết cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ tư sẽ diễn ra vào tháng 11-2021.
Để tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng hoàn thiện mô hình thí điểm 3 trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, đặt tại các đơn vị: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh; thí điểm mô hình đổi mới sáng tạo tại 12 trường trung học phổ thông tại ít nhất 3 địa phương.
Về công tác hỗ trợ đào tạo, kế hoạch xác định đây là một nội dung quan trọng từ nay tới cuối năm 2021. Các hoạt động sẽ được tập trung triển khai, gồm: Hình thành mạng lưới cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo, mạng lưới cán bộ tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường phổ thông; đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo; tổ chức các khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cơ bản; tổ chức hội thảo, giao lưu, kết nối các trường đại học Việt Nam với các trường đại học quốc tế...
Bóng hồng tài năng Bách khoa là dân IT sở hữu chiều cao 1m71 Ấn tượng với sự nhí nhảnh, xinh đẹp, sở hữu chiều cao 1m71, lại là một trong những "bóng hồng IT" hiếm hoi của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thu Hường khẳng định: "Nữ sinh không thua kém gì nam sinh". Nguyễn Thị Thu Hường (2000) hiện đang là sinh viên năm ba, ngành Khoa học Máy tính trường Đại học...