Làng nghề bánh tráng 1.000 đồng nằm bên sông ở xứ Huế
Bánh tráng truyền thống ở làng Lựu Bảo được trộn nghệ để tạo màu vàng bắt mắt cho sản phẩm, giá mỗi chiếc 1.000 đồng.
Người dân làng Lựu Bảo (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) phơi bánh tráng.
Nằm bên dòng sông Bạch Yến, làng Lựu Bảo nổi tiếng xứ Huế với ba thế kỷ giữ lửa nghề bánh tráng, bánh ướt.
Bánh tráng làng Lựu Bảo làm từ bột gạo trộn với bột lọc hòa quyện với vừng trắng.
Người dân trộn nghệ vào bánh tráng để tạo màu vàng bắt mắt cho sản phẩm. “Ngoài ra nghệ còn tốt cho dạ dày của người dùng”, ông Tôn Thất Quý (52 tuổi) nói.
Video đang HOT
Bánh được tráng trên lò hơi, sử dụng sức nóng của nước sôi.
Ông Tôn Thất Quý đưa bánh tráng vào lò sấy. Công đoạn này kéo dài trong vài phút.
Ông Quý cho hay, gia đình có bốn người làm, mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 1.200 bánh đa.
Mỗi chiếc bánh tráng có giá từ 800 đồng đến 1.000 đồng.
Trung bình mỗi ngày, một người làm nghề bánh tráng ở làng Lựu Bảo thu nhập khoảng 250.000 đồng.
Công đoạn cuối cùng của quy trình làm bánh tráng là phơi nắng khoảng 15 phút.
Người dân xếp bánh tráng thành phẩm vào túi nylon để đưa ra chợ bán.
Năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định công nhận làng nghề thủ công bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo. Hiện nơi đây có hơn 100 hộ theo nghề truyền thống, trong đó trên 20 hộ làm bánh tráng.
Theo Võ Thạnh -VnExpress
Miền Tây có món bánh làm người ta "nghe thì ghê nhưng ăn lại mê"
Nghe cái tên khiến nhiều người e ngại cứ ngỡ là một món ăn từ "nội tạng" nào không đấy!
Món ăn miền Tây không gây ấn tượng bằng nguyên liệu sang trọng, hảo hạng mà chỉ cần dùng mấy thứ bình dân, gần gũi xung quanh là họ đã chế biến ra nhiều loại bánh thơm ngon. Chúng ta đã từng biết đến bánh chuối hấp, bánh cuốn ngọt, chuối nếp nướng... Nhưng còn một "gương mặt" độc đáo, ghi dấu ấn trong lòng vị giác thực khách mà không phải ai cũng biết chính là bánh gan. Chắc chắn hương vị này sẽ khiến nhiều người ngẩn ngơ từ khi nghe tên đến lúc thưởng thức.
Sẽ có người ngạc nhiên khi liệt kê bánh gan vào danh sách các loại bánh ngọt. Bởi chẳng phải chúng được làm từ gan, một loại "nội tạng" hay sao? Nhưng thú vị là hoàn toàn chẳng có một món thịt thà mặn mòi gì góp vị mà khi ra thành phẩm, bánh có màu nâu sẫm cùng với những lỗ nhỏ li ti trông như lá gan lợn. Người dân ở đây dễ lắm, "thấy sao gọi vậy" nên cái tên bánh gan cũng phổ biến từ đó.
Bánh gan là sự kết hợp từ bột gạo, nước cốt dừa, trứng vịt, đường và bột cacao. Bí quyết để tạo ra vị ngọt thanh thì phải chọn đường thốt nốt nguyên chất. Bên cạnh đó, chẳng thể tạo ra hương vị đặc trưng của bánh gan nếu thiếu đi hoa hồi, một mùi thơm rất lạ tạo "nét duyên" cho món ăn.
Nguồn: Helen's Recipes
Thành phần dừa trong món ăn chiếm tỉ lệ nhiều hơn bột, cùng với đó là sự "góp sức" từ trứng. Bởi thế mà bánh không dày dặn, xôm xốp bột như thường thấy mà mềm mịn, tan chảy khi cho vào miệng. Kĩ thuật nướng bánh cũng phải thật khéo, phải tráng đều một lớp dầu dưới đáy khuôn và làm sôi trước. Để khi cho nguyên liệu vào, tiếng "réo rắc" vang lên kèm theo đó là lớp vỏ giòn, vàng ruộm đẹp mắt.
Ấn tượng về ngoại hình của bánh gan có thể làm nhiều người e ngại, chúng chẳng hề lộng lẫy, đẹp mắt như bánh ngọt phương Tây mà chỉ là một khuôn tròn màu nâu sẫm. Đơn điệu là thế nhưng khi cắt ra, mùi thơm đặc trưng của hoa hồi lan tỏa khắp khứu giác khiến người ta phải tò mò. Miếng bánh mỏng vừa, mềm mại và đan xen những hạt nhỏ li ti tạo độ ẩm rất cân đối.
Cái hay là sự gia giảm nguyên liệu hợp lí để hoa hồi và cacao át đi mùi tanh đáng lo ngại của trứng vịt mà không quá nồng, chỉ thoang thoảng rồi đọng lại nơi cổ họng hương thơm dịu cùng cái đăng đắng bắt vị. Nhẩn nha thưởng thức cái béo thơm, ngọt dịu tan chảy chầm chậm trong miệng, mọi nghi ngờ ban đầu dường như tan biến mất.
Bạn có thể thưởng thức chúng như một món ăn nhẹ lót dạ, tiếp đãi khách đến chơi nhà hay nhâm nhi cùng ly trà nóng. Có thể nói bánh gan đã chiều lòng mọi khẩu vị dù là khó tính nhất. Chẳng cần hoa mỹ, cầu kì màu sắc mà sự tinh tế trong từng hương vị của món bánh này chính là điều khiến người ta nhớ mãi.
Theo Tri Thức Trẻ
Bánh trứng kiến, nằm khâu - đặc sản 'chưa ăn chưa biết Cao Bằng' Bánh trứng kiến, nằm khâu, hay xôi trám là những đặc sản của vùng đất Cao Bằng mà nếu bạn đặt chân đến đây nhất định phải thử. Nằm khâu Nằm khâu nghe lạ tai nhưng lại là món ăn dân dã thường có mặt trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng, được nấu từ thịt ba chỉ và khoai mà...