Lăng mộ chôn 3.000 thanh kiếm, nghìn năm chưa ai dám khai phá
Ngôi mộ cổ ngủ yên dưới nước được chôn cùng 3.000 thanh kiếm từng khiến hoàng đế Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa ấn tượng không quên.
Người Trung Quốc có câu: “Trên có Thiên Đàng, dưới có Tô Hàng” nhằm diễn tả vẻ đẹp không gì sánh được của Tô Châu và Hàng Châu. Hay câu nói của Tô Đông Pha: “Đến Tô Châu mà không ghé Hổ Khâu thì thật đáng tiếc” càng khiến cho du khách khi đến Tô Châu (nay là tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) không thể không tới thăm ngọn núi Hổ Khâu nổi tiếng huyền bí.
Điều khiến núi Hổ Khâu trở lên thu hút chính là những câu chuyện bí ẩn lăng mộ nghìn năm tuổi Hạp Lư.
Hồ Kiếm ở núi Hổ Khâu có lịch sử hàng nghìn năm tuổi cất giữ 3.000 thanh bảo kiếm.
Vào khoảng thời gian 771 – 476 trước công nguyên hay còn gọi thời kỳ Xuân Thu của Trung Quốc, Ngô Hạp Lư (vị vua thứ 24 của nước Ngô) sai Chuyên Chư ám sát Ngô vương Liêu, sau đó xưng vương và trở thành một trong những Xuân Thu Ngũ Bá.
Sau khi Hạp Lư qua đời, con trai ông chiêu mộ 100.000 công nhân đào hồ, đắp đất thành gò để xây dựng lăng mộ. Sinh thời Hạp Lư rất yêu thích bảo kiếm, vậy nên con trai thu thập 3.000 thanh kiếm nổi tiếng từ khắp nơi. Trong đó gồm những “thần kiếm” có một không hai như Biển Chư và Ngư Trường. Người này đêm chôn cất chúng cùng với cha mình, vì vậy nơi đây còn được gọi là “hồ Kiếm”.
Tương truyền, ba ngày sau khi chôn cất Hạp Lư, một luồng ánh sáng bay lên trời biến thành con hổ trắng cố thủ trên núi. Do đó ngọn núi này được đặt tên là Hổ Khâu.
Để ngăn chặn việc trộm mộ, Phù Sai – con trai của vua Ngô Hạp Lư cho người lấp đầy nước vào hồ Kiếm. Trong hàng ngàn năm qua rất nhiều ý kiến khác nhau về số lượng kho báu trong lăng mộ của Hạp Lư.
Dựa trên những ngôi mộ cổ được khai quật của nước Ngô vào thời Xuân Thu, người ta nhận định rằng đồ tùy táng được chôn ở đây còn có số lượng lớn và chất lượng tốt hơn.
Video đang HOT
Lăng mộ được chôn cất cùng kho báu khổng lồ thu hút sự chú ý của các vị vua ở nhiều triều đại.
Lịch sử Trung Quốc từng ghi chép lại, người đầu tiên cho đào lăng mộ Hạp Lư là Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi chinh phạt nước Ngô, vì thèm muốn kho báu trong mộ nên ông ta bí mật cử người đào mộ, nhưng không tìm được đường vào nên từ bỏ.
Vài trăm năm sau, Tần Thủy Hoàng đến đây trong một chuyến du hành. Nghe nói trong lăng mộ Hạp Lư có thanh kiếm Ngư Trường nổi tiếng nên muốn khai quật ngôi mộ. Các quan đi cùng can ngăn nên vua Tần đành phải gạt bỏ ý định lấy kiếm.
Hầu hết các hoàng đế và anh hùng của các triều đại đều quan tâm đến kho báu được cất giấu trong lăng mộ của Hạp Lư ở núi Hổ Khâu. Tuy nhiên, họ ít dám khai quật, một phần vì lý do không ai muốn trở thành kẻ tội đồ đào mồ chôn xác, để lại tiếng xấu trong sử sách.
Cho đến năm 1960, sau khi hồ cạn kiệt do phải hút cạn nước để sửa chữa, người ta phát hiện ra một hang động nhỏ bí ẩn chỉ đủ để một người đi qua. Cuối hang xuất hiện một cổng đá gồm ba phiến đá.
Theo phân tích của chuyên gia, cánh cổng này là lối vào lăng mộ vua Ngô Hạp Lư. Tuy nhiên vào thời điểm đó các bộ phận liên quan không có ý định đào sâu tìm hiểu.
Bí ẩn bức tượng nằm ngửa, hai tay chống đất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Bức tượng đất nung có tư thế kỳ lạ trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng khiến các nhà khảo cổ học vô cùng kinh ngạc.
Đội quân đất nung được coi là một phần của quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Việc tìm thấy đội quân đất nung vào tháng 3 năm 1974 được coi là một trong những phát hiện khảo cổ gây chấn động nhất thế giới trong thế kỷ 20.
Đến nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hơn 8.000 bức tượng đất nung trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Mặc dù được làm từ đất sét, nung trong lò ở nhiệt độ thấp nhưng khuôn mặt, kích cỡ và màu sơn của hàng nghìn bức tượng đất nung lại không hề giống nhau. Tất cả đều trông vô cùng sống động như một đội quân thật.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều xe ngựa, vũ khí... ở trong quần thể lăng mộ. Những đồ vật này đều phản ánh khả năng quân sự mạnh mẽ của nhà Tần lúc bấy giờ.
Đội quân đất nung được tìm thấy trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Tuy nhiên, trong số hàng nghìn bức tượng đất nung được tìm thấy, các chuyên gia phát hiện có một bức tượng kỳ lạ có tư thế nằm ngửa, đầu gối uốn cong, hai bàn chân mở rộng, hai tay chống đất. Bức tượng đặc biệt này đã được bảo tàng ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) trưng bày nhân kỷ niệm Ngày Di sản tự nhiên và văn hóa - 11/6/2022.
Trên thực tế, các chuyên gia tìm được rất nhiều tượng chiến binh đất nung ở tư thế đứng hoặc ngồi. Nhưng bức tượng có tư thế nằm ngửa kỳ lạ trên lại "độc nhất vô nhị". Theo báo cáo của các chuyên gia, bức tượng đất nung nằm ngửa được chôn tại một hố sâu thuộc khu vực phía đông nam của lăng mộ Tần Thủy Hoàng, với diện tích khoảng 700 m2. Sở dĩ bức tượng này khác hẳn so với các chiến binh đất nung khác là do có tư thế vô cùng độc đáo và khác lạ.
Bức tượng đất nung có tư thế nằm ngửa kỳ lạ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Vì hầu hết các bức tượng đất nung trong các hố chôn đều bị hỏng ít nhiều nên các chuyên gia đã dành hơn 20 năm để sửa chữa chúng. Bức tượng đất nung kỳ lạ trên có chiều dài khoảng 154 cm, nặng khoảng 102 kg. Vì đây là bức tượng duy nhất nằm ngửa nên quá trình phục chế tượng thu hút sự chú ý của các chuyên gia.
Một ngày nọ, một nhà khảo cổ bỗng phát hiện có dấu vân tay ở bụng của bức tượng. Thoạt đầu, vị chuyên gia này còn tưởng là vân tay do ông vô tình để lại. Tuy nhiên, sau khi quan sát và so sánh cẩn thận, hóa ra đây là vân tay của nghệ nhân cách đây hơn 2.000 năm.
Dấu vân tay là một trong những cách giúp các chuyên gia xác nhận danh tính của một người. Tuy nhiên, với dấu vân tay từ hơn 2.000 năm trước, liệu các chuyên gia có thể tìm ra danh tính của người này?
Các chuyên gia cho biết, thông qua dấu vân tay trên bức tượng đất nung có tư thế nằm ngửa, dù chưa thể khẳng định chính xác tuổi tác của người thợ này, nhưng đây là người sống cách đây hơn 2.000 năm. Hơn nữa, dựa trên đặc điểm vân tay, có thể thấy rằng người thợ làm ra bức tượng đặc biệt trên là một thanh thiếu niên.
Khi tiến hành nghiên cứu những ghi chép sâu hơn trong lịch sử, các chuyên gia phát hiện ra rằng, vào thời điểm xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng, do thiếu nhân lực để làm tượng đất nung nên có không ít thanh thiếu niên đã được chọn để làm công việc này. Đây cũng là một đặc điểm cho thấy việc xây dựng lăng mộ khổng lồ này ngốn rất nhiều nhân lực trong suốt nhiều năm.
Dấu vân tay được tìm thấy trên thân của bức tượng đất nung trên.
Dấu vân tay tuy nhỏ nhưng nó giống như một chiếc chìa khóa giúp các nhà nghiên cứu có thể mở ra nhiều cánh cửa để tìm hiểu về lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Bên cạnh dấu vân tay, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy có vết sơn mài ở cánh tay của bức tượng. Những đặc điểm này giúp các chuyên gia có thể hiểu rõ hơn về phương pháp, quá trình chế tác của những nghệ nhân cổ đại làm việc cho hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Bảo tàng ở Tây An kết luận rằng bức tượng đất nung có tư thế nằm ngửa trên có thể mô tả một diễn viên nhào lộn biểu diễn xiếc trong cung.
Bức tượng đất nung có tư thế kỳ lạ này được các chuyên gia kết luận là mô tả một diễn viên xiếc ở trong cung điện của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Minh chứng là thời gian gần đây, các chuyên gia còn phất hiện thêm có một số bức tượng diễn viên xiếc, 15 tượng nhạc công ở khu vực khai quật. Điều này cho thấy rằng Tần Thủy Hoàng dù mang theo rất nhiều thứ như đội quân đất nung, ngựa chiến, cung thủ... ở thế giới bên kia, nhưng vị hoàng đế nổi tiếng này cũng cần có những phút giây giải trí. Đó cũng là lý do xuất hiện tượng người biểu diễn xiếc trong quần thể lăng mộ khổng lồ này.
Pho tượng đất nung có tư thế kỳ lạ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Có một bức tượng đất nung với tư thế rất kỳ lạ đã được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, thu hút sự quan tâm rộng rãi. Đội quân đất nung là một phần của quần thể lăng mộ hoàng gia cổ đại lớn nhất thế giới - lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Khoảng 8000 bức tượng, được phát hiện ngày...