Lặng lẽ tỏa hương
Trong chuyến đi báo công với Bác ở Thủ đô Hà Nội nhân dịp ngày sinh của Người năm nay, đoàn huyện Quỳnh Lưu như một bó hoa đa màu. Đủ cả mọi lĩnh vực đời sống, với những thành tích tiêu biểu làm nức lòng người.
Sắc sảo, am hiểu từng việc nhỏ
Cùng đi trên chuyến xe, tôi trông ai cũng rạng ngời niềm vui, vẻ tự hào, nói cười duy chỉ có một thanh niên da trắng, ngồi ở hàng ghế cuối trông có vẻ khiêm nhường ít nói, đó là Trần Hùng, chuyên viên Phòng Nội vụ, bông hoa duy nhất đại diện cho khối Ủy ban nhân dân huyện. Có người đã ví anh giống như bông hoa dẻ trong rừng, giản dị, lặng lẽ tỏa hương thơm…
Nói về anh, tôi đã có một kho tư liệu, chép đầy một cuốn sổ tay. Mới đây được ngồi uống nước tâm sự với ông Hoàng Danh Lai – Bí thư Huyện ủy, bỗng dưng ông thử hỏi tôi cảm nhận về tinh thần, khả năng làm việc và sức lan tỏa của công chức trẻ khối chính quyền. Có lẽ do đặc thù công tác tôi dễ tiếp xúc nhiều thông tin, tôi nêu ra ý kiến của mình: “Hiện nay ở các phòng chuyên môn tôi thấy, chỉ còn một số rất ít công chức thiếu nhiệt tình, trách nhiệm như là lực cản của sự phát triển đổi mới, còn tuyệt đại đa số anh em trẻ, rất có trách nhiệm và sáng tạo. Họ chỉn chu trong công việc, được dân hài lòng”.
Đoàn đại biểu huyện Quỳnh Lưu trong dịp báo công với Bác ở Thủ đô Hà Nội. Ảnh: NVCC
Tôi thấy Bí thư gật đầu và yêu cầu tôi nêu vài ví dụ điển hình. Được khuyến khích tôi mạnh dạn thưa ngay: “Chẳng hạn như các anh Trần Hùng, Đàm Thanh Huế – Phòng Nội vụ; Dương Anh Dũng – Phòng Tài chính – Kế hoạch; Trương Đắc Lộc, Mai Tú Anh ngành thanh tra; Bùi Xuân Trúc – Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”… Bí thư gật đầu tỏ ra đồng tình. Cũng qua những lời trò chuyện thân mật về các vị tiêu biểu tôi nêu ra đó tôi thấy ông đánh giá khá cao về “chú Trần Hùng”.
Ông quý trọng chú ấy – bởi qua mấy lần sau khi chú tham mưu về công tác đề bạt hay thuyên chuyển cán bộ, ông hỏi lại “vì sao?” thì chú Hùng đều trả lời rất tự tin, khách quan, công tâm, chính xác và có tầm nhìn về tương lai cán bộ ấy nữa. Đấy là sự tham mưu đầy trách nhiệm, bộc lộ sự sắc sảo. Hùng thể hiện ra sự am hiểu cán bộ trong huyện, kể cả nỗi “khuất chìm” khó thấy của từng người. Tất cả những điều đó đã góp phần làm cho chúng tôi, yên tâm hơn, về quyết định cuối cùng của mình – ông từng nói đại ý vậy.
Hôm nay đây tôi đã thấy Trần Hùng có mặt trong đoàn báo công với Bác. Tôi thấy cần giới thiệu về thành tích đóng góp của anh. Mặc dù đối với lĩnh vực công tác nội vụ không dễ phô ra như mọi lĩnh vực khác. Nói vắn tắt, thành công, mà trong lĩnh vực của cán bộ ở Phòng nội vụ, thường khuất lấp dấu ấn cá nhân, nó thường được coi là công sức của nhiều người, và cuối cùng là của người quyết định, của thủ trưởng. Đóng góp cá nhân rất khó thấy. Nhưng chỉ cần một cán bộ phụ trách một khâu nào đó “trục trặc”, sai sót, sẽ ảnh hưởng ngay đến toàn bộ dây chuyền.
Trong 2 năm liền, Trần Hùng đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và được bình chọn đi báo công với Bác tại Thủ đô. Ảnh: Việt Hùng
Người ta nói Phòng Nội vụ, nhiệm vụ chính là tham mưu cho lãnh đạo chính quyền sắp xếp và phát huy thế mạnh của từng cán bộ, công nhân viên chức sao cho “ dụng nhân như dụng mộc” ai cũng có điều kiện, cống hiến thực hiện tốt nhất năng lực của mình. Đối với từng ngành, từng bộ phận lại có những đặc trưng quản lý cụ thể của mình. Nghĩa là nó vừa đòi hỏi trình độ mới, cái tâm trong sáng và phải có ít nhiều kinh nghiệm. Thế nhưng với trường hợp cụ thể này lại có những cái khác, rất đáng quan tâm.
Video đang HOT
Trần Hùng sinh năm 1987, tại xã Quỳnh Vinh (nay là thị xã Hoàng Mai) nhưng tốt nghiệp Học viện Hành chính Hà Nội xong, anh lại công tác tại phòng Nội vụ huyện Nam Đàn, mãi cách đây 5 năm, mới chuyển về công tác cùng ngành tại huyện Quỳnh Lưu. Ở Nam Đàn anh được bố trí công tác làm chuyên viên của Phòng Nội vụ, phụ trách khối công chức, viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Nam Đàn là huyện lớn với hơn 70 đơn vị trường học, gần 2.000 biên chế.
Với anh lúc đó gặp nhiều khó khăn tưởng chứng khó qua nổi để hoàn thành nhiệm vụ: Mới ra trường, công tác xa nhà, chưa am hiểu tình hình thực tiễn của địa phương, vốn kiến thức đã được học chưa đủ để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, chưa có kinh nghiệm công tác, trong khi đó công tác cán bộ lại là một trong những công việc khó, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm…
Thế nhưng với tinh thần vượt khó, học tập kinh nghiệm lớp trước, sáng tạo trong công việc, biết ứng dụng công nghệ thông tin và nhiều phương pháp khác, Trần Hùng đã hoàn thành nhiệm vụ và hơn thế nữa còn đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận khác.
Công việc thường ngày của Trần Hùng tại Phòng Nội vụ huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: Việt Hùng
Khi về huyện Quỳnh Lưu, anh đã có một “gia tài” thành tích và kinh nghiệm khá phong phú, mặc dù tuổi hãy còn rất trẻ. Tổ chức phân công anh tham mưu quản lý, biên chế chuyên bộ phận viên chức ngành giáo dục như trước đây đã từng. Dù đại thể đã biên chế, sắp hàng chỉn chu đến đâu thì hàng năm, do quy mô số lượng trường lớp thường xuyên thay đổi theo năm học nên lạ phải “điều chỉnh quân cờ”.
Để đảm bảo công tác dạy học, việc thuyên chuyển, biệt phái giáo viên là công việc cần thiết, đặc biệt là đối với các trường ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi trên địa bàn huyện. Trên tinh thần để ổn định công tác đối với các giáo viên, Trần Hùng đã tham mưu cho UBND huyện kế hoạch thuyên chuyển, biệt phái từ các trường thừa giáo viên đến các trường thiếu giáo viên, công việc đó rất phức tạp dễ đụng chạm đến quyền lợi từng người nên phải thực hiện công khai, dân chủ ngay từ tổ chuyên môn, Hội đồng sư phạm nhà trường, đến Phòng Nội vụ. Anh còn tham mưu cho UBND huyện thực hiện bố trí giáo viên dạy liên trường, giáo viên dạy nhiều môn học phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo…Bằng những biện pháp sáng tạo đó, nhìn chung, những năm gần đây, việc biệt phái, thuyên chuyển giáo viên được các trường học và dư luận xã hội đánh giá cao, được các giáo viên đồng tình ít, hạn chế được nhiều thắc mắc..
Trần Hùng thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo phòng về công việc chuyên môn. Ảnh: Việt Hùng
Gần gũi với cơ sở
Tôi đã có dịp tìm hiểu thêm về cách làm của Trần Hùng khi giải quyết công việc khó khăn này qua chị Hồ Thị Tâm, giáo viên Trường Trung học cơ sở xã Quỳnh Văn. Chị cho biết: “Đầu năm nay khi nhận quyết định đi tăng cường cho xã miền núi thì em cũng rất bất ngờ, em định lên Chủ tịch huyện để thắc mắc. Trước khi lên cấp cao, em vào Phòng Nội vụ gặp những người tham mưu để thăm dò ý kiến trước đã. Tình cờ em gặp chú Trần Hùng. Sau một lát trò chuyện chú biết nội dung cần hỏi, chú giải thích và cuối cùng cho em xem cả danh sách những người cùng đi miền núi đợt ấy. Công việc bất đắc dĩ thế mà em thấy thái độ chú ấy vẫn nói năng nhẹ nhàng, phân tích rõ ràng từng trường hợp khi em hỏi lại. Vì chú phân tích có lý có tình, em thầm nghĩ, đi lên miền núi là trách nhiệm, còn về hoàn cảnh gia đình em khó khăn, em thấy đợt ấy cũng có cô còn khó khăn hơn mình nhiều, nên em thôi gặp Chủ tịch huyện, để tìm hiểu thêm nữa.
Về nhà, để kiểm tra lại cho khách quan, em điện thoại hỏi mấy trường hợp thì thấy các cô ấy cũng vui vẻ cả. Thậm chí có cô còn động viên lại giống như chú Hùng đã từng nói: “Chúng ta chưa đi miền núi thì trước sau gì cũng phải đi chị ạ. Đi xong nghĩa vụ lại được về trường cũ thôi mà”. Từ đó em càng yên tâm và thấy rõ sự công bằng khách quan của chú Hùng trong sắp xếp thuyên chuyển giáo viên”.
Với công việc chuyên môn, đồng chí Trần Hùng thường xuyên phối hợp với đội ngũ quản lý của các cơ quan trường học để kịp thời cập nhật, nắm bắt tình hình biến động nhân sự của từng trường. Ảnh: Việt Hùng
Đúng vậy, trong giải quyết công việc, Trần Hùng đã có cách “cán bộ vận” khéo và luôn có những cải tiến mới, nhằm rút ngắn thời gian, nhằm khắc phục tình trạng dàn trải, tồn đọng hồ sơ như trước.
Từ đó, công việc do anh phụ trách luôn đạt hiệu quả cao hơn. Trong xử lý hồ sơ, đều chuyển cán bộ thuộc lĩnh vực tham mưu của mình, anh luôn có thái độ ứng xử nhẹ nhàng, hòa nhã; tạo được sự gần gũi với cơ sở khi đến liên hệ công việc. Ngoài ra, anh còn thường xuyên có sự phối hợp với đội ngũ quản lý của các cơ quan trường học để kịp thời cập nhật, nắm bắt tình hình biến động nhân sự của từng trường. Từ đó có sự tham mưu công việc một cách sát thực tế. Các làm việc đó anh không chỉ được lãnh đạo các cấp trên tin tưởng, đánh giá cao mà còn được ngay cán bộ cơ sở tin yêu, mến phục.
Ông Hoàng Văn Bộ – Chủ tịch UBND huyện, còn kể chuyện tâm tình về cảm tình của mình buổi đầu vừa biết Trần Hùng: “Khi tôi còn làm Trưởng Phòng Nội vụ chú Hùng về thực tập ở huyện ta, bằng linh cảm tôi đã phát hiện ra con người này có tố chất làm việc chỉnh chu và trách nhiệm. Khi chú ấy tốt nghiệp ra trường thi đậu công chức điểm cao, được tỉnh phân công về huyện Nam Đàn, tôi cũng hơi tiếc vì mình hãy còn thiếu cán bộ như thế. Dù sao tôi cũng điện thoại chúc mừng và dặn thêm chú ấy: “Nếu có điều kiện thì em nên về Quỳnh Lưu quê mình, các anh vẫn luôn chờ em”. Sau 3 năm, cậu ấy về đây thật. Đúng là chúng tôi không nhầm, hiện nay chú ấy đã phát huy rất tốt những tố chất cần trong công việc mà tôi đã phát hiện từ lúc đầu mới gặp, chú đã không phụ lòng tin tưởng của chúng tôi”.
“Hiện nay Trần Hùng đã phát huy rất tốt những tố chất cần trong công việc mà tôi đã phát hiện từ lúc đầu mới gặp, chú ấy đã không phụ lòng tin tưởng của chúng tôi”.
Ông Hoàng Văn Bộ – Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu
Trần Hùng luôn có nhiều sáng tạo, cải tiến trong công việc chuyên môn. Ảnh: Việt Hùng
Không phải chỉ cảm nhận, không phải những lời khen của cấp trên bạn bè đồng nghiệp bằng lời trầm trồ thán phục mà Trần Hùng được công nhận thành tích bằng những quy trình bình chọn chặt chẽ, khách quan hẳn hoi trong bộ máy nhà nước. Trong thời gian qua, anh đã vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu tặng nhiều bằng khen, giấy khen; hai năm liền anh đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và được bình chọn đi báo công với Bác.
Tôi nghĩ, đó chính là nguồn động viên, khích lệ lớn để Trần Hùng tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong công tác chuyên môn của mình. Còn hôm nay, anh xứng đáng là một trong những bông hoa đẹp nhất, ngát hương thơm, dâng lên Bác kính yêu, đại diện cho lớp trẻ .
Ghi chép: Hồ Ngọc Quang
Theo baonghean
Hải Phòng: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm Phó hiệu trưởng túm tóc, dúi đầu học sinh vào tường
Trao đổi với PV Dân trí chiều nay (7/11), ông Lê Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương, TP. Hải Phòng cho biết, liên quan đến vụ phụ huynh "tố" Phó hiệu trưởng trường THCS An Hồng túm tóc, dúi đầu học sinh vào tường, ngay khi tiếp nhận thông tin, huyện đã giao cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ và báo cáo huyện.
Phó hiệu trưởng trường THCS An Hồng (huyện An Dương, TP. Hải Phòng) bị người nhà học sinh "tố" túm tóc, dúi đầu học sinh vào tường.
Cũng theo ông Cường, huyện cũng đã giao Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ huyện phối hợp, hướng dẫn UBND xã An Hồng và Ban giám hiệu nhà trường thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm nếu có.
Trước đó, thông tin em V.V.Đ. (học sinh lớp 9C trường THCS An Hồng) bị cô P. Thị. H.( Phó hiệu trưởng nhà trường) túm tóc dúi đầu vào tường để lại thương tích được người thân của em này chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.
Nguyên nhân theo người này là do cô Phó hiệu trưởng do nghi ngờ em Đ. vẽ bậy lên tường của lớp nên có gọi hỏi dẫn đến vụ việc xảy ra. Sau đó gia đình Đ. phát hiện thương tích trên đầu Đ. đã gọi điện thông báo tới cô giáo chủ nhiệm lớp và cho Đ. đi thăm khám tại bệnh viện.
Bức xúc, người nhà học sinh đã đưa thông tin lên mạng xã hội
Người thân của Đ. cho biết, khoảng vài tháng gần đây, Đ. mắc bệnh sóng từ trường trong não nên có chuyện gì gây ức chế là không kiểm soát được hành vi của bản thân. Gia đình cũng đã thông báo tới cô giáo về bệnh tình của Đ. Tuy nhiên không hiểu sao lại xảy ra vụ việc đáng tiếc trên.
Một lãnh đạo huyện An Dương, thời gian gần đây do có bệnh nên Đ. thường xuyên có biểu hiện kích động, chửi bới các thầy cô, học sinh trong lớp. Thời điểm xảy ra vụ việc do Đ. bị xúc phạm nên cô Hiệu phó đã không kìm chế nên có hành vi đáng tiếc là, túm tóc, dúi đầu Đ. vào tường. Cũng theo vị lãnh đạo này, cả hai bên, cô Phó hiệu trưởng nhà trường và phụ huynh đã gặp gỡ và có lời xin lỗi nhau.
Tuy nhiên, huyện cũng yêu cầu nhà trường kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cô Phó hiệu trưởng nhà trường; đồng thời cùng phụ huynh học sinh trên bàn bạc để có hướng xử lý hài hòa, tránh xáo trộn, ảnh hưởng tâm lý chung của giáo viên và học sinh, đảm bảo việc giảng dạy và học tập tại trường.
An Nhiên
Theo Dân trí
Đắk Lắk: Vụ trên 500 giáo viên dôi dư: Kỷ luật khiển trách nguyên Trưởng Phòng Nội vụ Trong quá trình giữ chức Trưởng Phòng Nội vụ huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), ông Trần Đức Lanh đã tham mưu cho UBND huyện tuyển vượt chỉ tiêu giáo viên, nhân viên trường học lên tới trên 400 trường hợp khiến sau này xảy ra trường hợp dôi dư và hàng trăm giáo viên bị mất việc làm. Ảnh minh họa Ngày 5/11,...