Làng hiếu học – Kỳ 1: Chuyện học ở làng của bà Hồ Xuân Hương
Hiếm có một vùng đất nào có lắm người đỗ đạt, nổi danh nhờ sự học như làng Quỳnh (nay là xã Quỳnh Đôi, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An), quê hương của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Tượng Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, một trong những người thành danh của làng Quỳnh, được dựng trong khu tưởng niệm nữ sĩ tại làng Quỳnh – Ảnh: Khánh Hoan
Hàng trăm hiền tài, danh sĩ
Ông Phan Hữu Thịnh (87 tuổi, người con làng Quỳnh, từng là chuyên viên cao cấp Ban Tuyên huấn T.Ư) đã có 13 đầu sách viết về đất và con người làng Quỳnh, cho biết: năm 1449, làng Quỳnh có người đầu tiên đi thi. Từ đó đến năm 1919, trong 470 năm, làng Quỳnh có 531 người đỗ tú tài, 208 cử nhân (chiếm 10-11% của cả tỉnh Nghệ Tĩnh). Về đại khoa (khoa thi cấp quốc gia, người dự thi đã vượt qua các kỳ thi Hương, Hội, Đình) có 4 phó bảng, 6 tiến sĩ, 2 hoàng giáp, 1 thám hoa, 1 bảng nhãn…Ông Thịnh cũng cho biết, ngoài những hiền tài, danh sĩ nổi tiếng như: bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương; ông Hồ Sĩ Dương (đỗ tiến sĩ năm 1652, tể tướng, được phong Thượng trụ quốc, Duệ Quận công); ông Hồ Sĩ Đống (2 lần đỗ Hoàng giáp năm 1772, giữ chức Tham sự đốc phủ sứ, có công dẹp loạn kiêu binh)…, thì không thống kê xuể làng Quỳnh xưa có bao nhiêu thầy đồ dạy học.
Nhờ khổ học nên làng Quỳnh thời nào cũng có bậc hiền tài, danh sĩ. Chấm dứt thời khoa bảng, sau này, làng Quỳnh sản sinh nhiều tài năng trên nhiều lĩnh vực, như: Hồ Tùng Mậu, Cù Chính Lan, Phan Cự Nhân, Phan Cự Đệ, Văn Như Cương… Theo thống kê của xã, người làng Quỳnh đỗ đạt, thành danh từ năm 1945 đến nay, lên đến hàng trăm người, trong đó có 2 ủy viên Bộ Chính trị; 3 Ủy viên T.Ư Đảng; 11 bộ trưởng, thứ trưởng; 4 giáo sư; 16 phó giáo sư và 55 tiến sĩ…
Học giỏi vì… nghèo
Ông Thịnh lý giải: Quỳnh Đôi lắm người học hành và đỗ đạt là do… nghèo. Vùng đất này gần biển, chua mặn, ít ruộng, từ xưa là vùng quê nghèo xác xơ. Không chọn sản xuất để kiếm sống, người làng Quỳnh xưa chọn mưu sinh bằng nghề dạy học. Theo ông Thịnh, thành công trong sự học của làng Quỳnh là do người dân rất coi trọng việc học hành và chịu khổ luyện để thành tài. Năm 1600, làng Quỳnh đã có khoán hội, một loại khoán quy định cụ thể việc đi học, đi thi, đỗ đạt, khao vọng. Đến năm 1638, hương ước của làng chính thức ra đời, trong đó có 24 điều nói về chuyện học hành, thi cử. Trong hương ước này có quy định ngôi thứ chỗ ngồi ở đình làng, văn hội. Người làm quan to nhưng đỗ thấp thì vẫn phải ngồi dưới người đỗ cao mà không ra làm quan hoặc làm quan thấp hơn.
“Làng đã có quỹ khuyến học từ năm 1600 bằng việc trích 18 mẫu ruộng để làm học điền, giúp học trò nghèo. Từ năm 1826, ai đỗ cử nhân thì được làng rước từ đường thiên lý (QL1A ngày nay) về làng, tú tài được dòng họ rước, người đỗ tiến sĩ sau khi mất, hàng năm được làng đến lạy cúng. Từ năm 1852, ai đỗ tú tài trở lên nếu không có con trai nối dõi, sau khi mất sẽ được làng thờ trong hiền từ”, ông Thịnh kể.
“Điều quan trọng hơn, việc học đã tạo cho làng Quỳnh có chỗ dựa là tri thức, tạo ra một “làng mở” không bị khép kín trong lũy tre, giúp cho người làng Quỳnh từ xưa đã có khả năng chủ động tham gia có hiệu quả vào đời sống cộng đồng và có khả năng đảm trách được những công việc lớn trong xã hội”, ông Thịnh phân tích.
Ông Hồ Quang Tuấn, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi nói, dù chưa phải là một xã giàu có nhưng hiện làng Quỳnh vẫn duy trì được truyền thống hiếu học. “Năm nào kết quả thi vào đại học của xã cũng đứng nhất, nhì huyện. Hầu như ở họ, tộc, chi nào ở Quỳnh Đôi ngày nay cũng có quỹ khuyến học với số tiền lớn do con cháu tự nguyện đóng góp để khuyến khích sự học”, ông Tuấn cho biết.
Theo TNO







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Trung Quốc cực hay nhưng "đứt gánh" vì thẩm mỹ đuổi khán giả: "Cặp sừng" nhấn chìm nhan sắc nữ chính, bị mỉa mai "cổ trang Y2K"
Phim châu á
23:25:17 10/04/2025
NSND Thanh Lam khoe cháu ngoại, Quách Thu Phương U50 vẫn gợi cảm không ngờ
Sao việt
23:01:17 10/04/2025
Lời tự sự của ca sĩ Hoàng Bách
Nhạc việt
22:55:09 10/04/2025
'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh đóng phim thế nào ở tuổi U90?
Hậu trường phim
22:42:44 10/04/2025
Đã khởi tố 63 bị can liên quan đến đường dây lô đề nghìn tỷ của Tuấn "chợ Gốc"
Pháp luật
22:31:30 10/04/2025
Chia buồn với 3 con giáp đón chờ 2 ngày cuối tuần (12-13/4) khá sóng gió, cảm xúc tiêu cực vây quanh, vận xui đeo bám, tiểu nhân quấy phá dễ mất hết tiền của
Trắc nghiệm
22:19:08 10/04/2025
Yamal đi vào lịch sử Champions League
Sao thể thao
22:08:59 10/04/2025
Tiết lộ gây sốc về Kim Soo Hyun khiến netizen hoảng hốt: "Sao khán giả Hàn Quốc lại ám ảnh với..."
Sao châu á
21:55:47 10/04/2025
Vụ cháy 4 người chết: Con gái ngã quỵ khi nghe tin cha mẹ mất
Tin nổi bật
21:24:12 10/04/2025
Trung Quốc gửi thông điệp mới tới Mỹ
Thế giới
21:22:28 10/04/2025