Làng cổ Cự Đà Nơi lưu giữ nét xưa
Nép mình bên dòng sông Nhuệ, ẩn sâu sau khu đô thị Thanh Hà, làng Cự Đà (xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) vẫn giữ được cho riêng mình vẻ đẹp yên bình, cổ kính của ngôi làng ven sông quen thuộc vùng Bắc bộ trước thách thức của đô thị hóa.
Mỗi khi nhắc đến Hà Nội, du khách thường nghĩ ngay đến những góc phố quen thuộc của “băm sáu phố phường”, hồ Hoàn Kiếm thơ mộng và những món ăn gắn liền với tuổi thơ nhều người dân Hà thành. Tuy nhiên, Hà Nội còn có những điều khiến ai đặt chân lên mảnh đất này đều có cảm giác như được đi ngược thời gian về quá khứ.
Làng cổ Cự Đà ở đâu?
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây, làng cổ Cự Đà thuộc xã Cự Khê, xã cực Bắc của huyện Thanh Oai, Hà Nội, là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà còn lưu giữ vẹn nguyên dấu ấn của làng quê Việt Nam với mái đình, cây đa, bến nước, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét. Và, không chỉ nổi tiếng với không gian văn hóa độc đáo, làng cổ Cự Đà còn được du khách biết đến bởi nghề truyền thống làm miến và làm tương.
Ngôi làng Cự Đà còn nguyên dấu hoài cổ
Làng cổ Cự Đà – nét rêu phong còn vương vấn mãi
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, bao biến cố của lịch sử, làng cổ Cự Đà dường như vẫn giữ được nét vẹn nguyên thuở ban đầu. Với hàng chục ngôi nhà được thiết kế theo nét kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ xen kẽ trong đó là những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, Cự Đà khiến du khách ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Nét cổ kính trên từng mái hiên, bức tường gạch
Với những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và lối kiến trúc cổ xưa thì Cự Đà là một lựa chọn không thể bỏ qua. Muốn vào tham quan ngôi làng, bạn phải đi qua cổng làng. Cổng được xây bằng gạch chắc chắn, uy nghiêm, là một chứng tích thu nhỏ của thời gian. Bước qua cổng làng, một hệ thống nhà với đường, ngõ ngách như xương cá.
Đường làng thông với các con ngõ, nối liền các ngôi nhà. Vậy nên nào nhà nấy trước mặt đều là ngõ nhỏ, đi qua ngõ là đường làng. Nếu bạn để ý một chút thì sẽ phát hiện ra một đều đặc biệt đây là ngôi làng cổ hiếm hoi ở Việt Nam được đánh số nhà, có biển ghi tên ngõ, xóm.
Mỗi ngôi nhà đều có số nhà, nét đặc trưng riêng hiếm có của những ngôi làng cổ Việt Nam
Những ngôi nhà được xây bằng gỗ ba gian, năm gian lợp ngói đỏ nay đã phai màu theo năm tháng, rêu đã bám đầy trên những bức tường tạo nên nét cổ kính, trầm mặc. Nhiều nhà hiên trước cuốn hình mui thuyền, cửa và các chi tiết được chạm khắc tinh vi. Theo năm tháng những bức tường nhiều mảng đã bị bong tróc vôi vữa, để lại lớp gạch đỏ màu sắc vẫn còn tươi nguyên. Đến đây, du khách tưởng như quay trở lại thời gian hàng trăm năm trước.
Video đang HOT
Mỗi một viên đá lát đều có thể “kể” một câu chuyện, mỗi chi tiết được chạm trổ cầu kì cũng có thể chứa đựng vài ba giai thoại đằng sau
Những mái nhà rêu phong cổ kính
Tản bộ dọc trên đường làng, du khách sẽ bắt gặp những ngôi nhà hai tầng mang phong cách Pháp thuộc. Nhìn từ bên ngoài nổi bật và đặc trưng là kiểu hiên vòm độc đáo, bên trên được trang trí bởi những họa tiết đắp nổi đặc sắc, hoa văn ngọt ngào cầu kì đến từng chi tiết.
Bất cứ ai khi đặt chân đến Cự Đà lòng không khỏi lâng lâng, làng quê Việt Nam hàng trăm năm trước như hiện diện lại trước mắt du khách với nếp sống giản dị, cuộc sống yên bình gắn với con sông, cây đa, bến nước. Vẻ đẹp trầm mặc của ngôi làng cùng khung cảnh sinh hoạt thường nhật của người dân nơi đây khiến lòng an nhiên đến lạ. Cái bình dị, ấm áp, gần gũi của Cự Đà như một phần thân thuộc đã gắn bó từ lâu trong tiềm thức mỗi chúng ta.
Cự Đà – làng nghề truyền thống nổi tiếng
Đến Cự Đà, du khách không chỉ được khám phá nét cổ kính của ngồi làng, mà còn được tận mắt chứng kiến quá trình làm miến, làm tương là những sản phẩm truyền thống của làng Cự Đà.
Nghề làm miến nức danh
Nhắc về làng Cự Đà là nghĩ ngay đến nghề làm miến dong truyền thống. Sợi miến Cự Đà có đặc điểm rất dễ nhận là thường có màu vàng óng, đều tăm tắp hoặc trắng mịn, khi nấu lên có vị thơm ngon, giòn và dai rất vừa miệng.
Miến Cự Đà được làm từ củ rong diềng, sau đó đem xay nhuyễn thành bột. Tiếp tục ngâm với nước để lọc lấy phần tinh bột rồi đánh đều tay. Một phần bột được ngâm với nước sôi gọi là bột chín. Bột chín mang hòa với bột đã lọc, với tỷ lệ 1/10 tạo nên hỗn hợp. Tiếp đó, bột được tráng thành bánh, hấp chín và đem phơi nắng. Sau khi khô, bánh được đưa qua máy cán thành từng sợi miến nhỏ, dài và tiếp tục đem phơi cho thật khô.
Nghề làm miến Cự Đà cũng giống như nhiều nghề truyền thống khác, đòi hỏi người làm phải thực sự cẩn trọng và tận tụy hết mình trong từng công đoạn. Ảnh: VNP
Vào những ngày nắng đẹp, dọc trên những con đường làng Cự Đà sóng sánh sắc vàng của miến. Nhìn từ xa, cả ngôi làng như được khoác lên một màu vàng óng ánh huyền ảo. Những sợi miến phơi trên hiên nhà rũ xuống, lấp lánh như những sợi tơ trong nắng thu.
Những sợi miến vàng óng phơi vàng cả góc sân
Miến Cự Đà làm bằng bột dong riềng, được tráng thành từng bánh hấp chín rồi đem phơi. Sau khi bánh đủ độ khô và dẻo, sẽ được mang đi thái sợi rồi lại được phơi khô, sau đó cuộn thành những cuộn nhỏ đóng gói mang đi tiêu thụ.
Miến Cự Đà ngon nức tiếng bởi độ ngon, dai và mùi thơm đặt trưng của bột dong riềng khó nơi nào có được. Nếu đến đây vào buổi sáng, du khách sẽ thấy khung cảnh nhộn nhịp của người dân nơi đây. Người bưng các phên bánh miến gác vào các băng gỗ bên đường, người mang miến ra phơi, người lại chở miến đi giao. Cuộc sống bình dị nhưng đong đầy niềm vui.
Trẻ em hồn nhiên chơi đùa bên các phên bánh
“Tương Cự Đà – cà làng Đám”
Có lẽ người dân Thủ đô cũng như cả nước đều biết đến độ nổi tiếng thơm ngon của tương Cự Đà qua câu ca dao “Tương Cự Đà – cà làng Đám”. Nghề làm tương gia truyền ở Cự Đà đã có từ bao đời nay, một thứ tương có mùi hương đặc trưng và hấp dẫn. Tương Cự Đà được làm từ bốn nguyên liệu chính là đậu tương, gạo nếp, nước mưa và muối trắng.
Phải bàn tay người Cự Đà thì làm chum tương mới đúng vị và thơm ngon được. Tương làm từ khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 là ngon nhất, vì thời điểm này thời tiết thuận lợi, nắng đẹp làm cho những mẻ tương thơm ngon và dậy mùi hơn.
Những chum tương được làm thủ công
Trước đây, nhà nào cũng có một chum tương trong nhà để phục vụ cho bữa ai ăn hằng ngày của gia đình. Nhưng từ khi thứ “tài sản” quý báu của người xưa để lại này nức tiếng xa gần thì mỗi gia đình không chỉ làm tương để ăn mà còn bán ra các tỉnh lân cận. Dưới ánh nắng của ngày thu tháng 8, bóng của những người làm tương đổ dài trên nền gạch, trong không gian yên tĩnh, mùi thơm quyến rũ nồng nàn tỏa khắp làng quê.
Những chum tương Cự Đà dưới nắng được chăm chút cẩn thận
Không gian Cự Đà như lắng động, nhẹ nhàng trôi khiến người ta không kịp nhận ra ngoài kia là cả một cuộc sống vội vã xô bồ. Bất cứ ai khi đến làng cổ Cự Đà đều không khỏi ấn tượng trước vẻ đẹp cổ kính còn nguyên dấu thời gian của ngôi làng. Đằng sau những sản vật của quê hương như bó miến, lọ tương là nét chân chất, giản dị của người dân thôn quê.
Thời gian vốn dĩ không chờ đợi ai, một khi đã đi qua rồi thì không thể quay trở lại, nhưng thời gian khắc lên bao dấu ấn khó phai trên những hình hài mà nó đi qua. Làng cổ Cự Đà đẹp, cổ kính, trầm mặc như chính dấu chân của thời gian. Nếu bạn muốn đến một nơi thời gian trôi qua chậm, sao không đến Cự Đà trong chuyến du lịch Hà Nội sắp tới.
Nét rêu phong cổ xưa ở làng cổ Cự Đà
Ngày cuối tuần, nhiều người đã tìm về làng cổ Cự Đà. Nơi đây cho đem lại cho du khách cảm giác khoan khoái, thư giãn với không khí trong lành và đầy hoài niệm. Tuy nhiên, nơi đây đang mất dần những nếp nhà cổ.
Tìm hoài niệm
Chỉ mất chứng 20 - 30 phút di chuyển từ trung tâm TP Hà Nội, chúng ta đã bắt gặp làng Cự Đà nằm ngay cạnh dòng Nhuệ Giang. Làng cổ Cự Đà cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Ông Trịnh Thái Sủng giới thiệu nhà cổ làm bằng gỗ xoan đào và mái ngoái còn nguyên bản.
Ông Trịnh Thái Sủng, chủ căn nhà cổ 5 gian mái ngói còn nguyên vẹn chia sẻ: Ngôi nhà của gia đình ông vẫn được giữ từ năm 1874 đến nay, chỉ có một số viên ngói vỡ được thay thế đúng những viên ngói cổ. Bên trong nhà được làm toàn bộ bằng gỗ xoan đào, nền gạch đỏ nung. Gia đình ông muốn giữ gìn ngôi nhà cổ như một gia bảo của cha ông để lại và truyền đời cho con cháu.
Nói về làng cổ Cự Đà, ông Vũ Văn Bằng - nguyên là cán bộ Văn hóa xã Cự Khê cho biết: Từ giữa những năm 1800 trở đi, làng Cự Đà đã có những ngôi nhà dựng bằng gỗ mái ngói mũi. Nhưng làng Cự Đà phát triển mạnh mẽ nhất vào những năm 1915 - 1945.
Khi đó, người Cự Đà đã phát triển mạnh việc kinh doanh, buôn bán có từ thời xưa. Cùng với đó, người Cự Đà đã phát huy tốt lợi thế "nhất cận thị, nhị cận giang" của dòng sông Nhuệ để giao thương hàng hóa với bên ngoài. Nhiều người đi vào trung tâm Hà Nội để kinh doanh, buôn bán, đưa tiền về tạo dựng nhà cửa.
Ngôi nhà cổ 5 gian còn nguyên vẹn của gia đình ông Trịnh Thái Sủng.
Men theo con đường nhỏ bên làng dọc theo dòng sông Nhuệ phóng viên bắt gặp chiếc cổng làng cũ kỹ, mái đình, chùa, mái nhà xưa còn nguyên vẹn màu ngói đỏ phủ lên lớp rêu xanh. Ở đó còn có giếng làng, xung quanh là những cây xoài, quéo cổ thụ, thân mang đầy rêu mốc của thời gian.
Theo những người dân ở làng, cuối tuần có nhiều du khách đến tham quan làng cổ Cự Đà; chụp ảnh mái đình, chùa, nhà cổ; lối ngõ rêu phong, trải nghiệm về những hoài niệm xưa.
Cần giữ lại những nếp nhà cổ
Theo ông Vũ Văn Bằng, trước năm 1980, làng Cự Đà vẫn còn trên 100 nhà cổ nguyên bản 5 gian, mái ngói mũi. Đến nay, chỉ còn khoản 50 ngôi nhà kể cả đình, chùa. Khi còn làm cán bộ văn hóa xã ông đã ví von nói với người dân rằng: Nếu chúng ta xây nhà vài tỷ đồng, không ai hỏi đến, nhưng giữ mái nhà cũ, xiêu vẹo lại có rất nhiều đoàn đến tham quan, quay phim, chụp ảnh.
Cổng làng đầy rêu phong.
Nguyên nhân là do sự phát triển dân số, phát triển làng nghề miến dong, nhiều gia đình cần diện tích nên họ đã phá dỡ nhà để lấy diện tích sản xuất. Cùng với đó, do đây là khu vực ven đô nên trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa phát triển nhanh.
Chủ tịch UBND xã Cự Khê Đặng Anh Phương cho biết: Đảng bộ chính quyền Cự Khê đã tuyên truyền đến Nhân dân Cự Đà để giữ được những nếp nhà cổ, ngõ cổ. Từ đó, phát huy giá trị du lịch từ làng cổ. Tuy nhiên, du khách đến tham quan làng Cự Đà chưa nhiều, vì vậy địa phường phải làm tốt hơn công tác quảng bá hình ảnh của làng cũng như kêu gọi đầu tư để phát triển du lịch, dịch vụ.
Làng Cự Đà với những công trình kiến trúc văn hóa cổ.
Được biết, cách dây 5 - 6 năm, huyện Thanh Oai đã xây dựng kế hoạch kết nối làng cổ Cự Đà với các điểm di tích, các du lịch trên địa bàn huyện với nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể hình thành được các tour du lịch theo chuỗi liên kết.
Mặc dù, địa phương đã tuyên truyền vận động người dân giữ lại ngôi nhà cổ, nhưng do nhu cầu phát triển kinh tế và quá trình đô thị quá rất cao, trong khi đó du lịch chưa phát triển nên khó có thể động viên Nhân dân giữ được nhà cổ.
Mong muốn người dân Cự Đà cũng như cấp ủy, chính quyền xã Cự Khê giữ lại những ngôi nhà cổ hiện có. Cùng với đó, các cấp sớm có kế hoạch phát huy giá trị văn hóa làng cổ và nghề làm miến dong, tạo thành tour du lịch trải nghiệm...
Một ngày ở làng cổ Cự Đà Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) mang trong mình những không gian văn hóa độc đáo. Nằm bên dòng sông Nhuệ, ngôi làng còn đó những cây đa cổ thụ, mái đình, cổng làng với các ngôi nhà cổ sẽ khiến bất kỳ ai tới đây cũng...