Làng chài bích họa – mô hình khu dân cư văn hóa mới
Tam Thanh, Ngư Mỹ Thạnh, An Bình, Tam Hải… là tên các làng chài bích họa không còn xa lạ gì với khách du lịch.
Xu hướng phủ lên các làng chài những bức tranh sơn màu trên tường công cộng một cách phổ thông, sống động đã quá quen thuộc trên thế giới, được phát triển rực rỡ ở Hàn Quốc. Và cũng chính dự án giao lưu mỹ thuật Hàn Quốc – Việt Nam cho ra đời mô hình làng bích họa đầu tiên của Việt Nam ở thôn Trung Thanh, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Cho đến nay, mô hình làng bích họa phổ biến ở miền duyên hải, tạo ra cả một diện mạo nông thôn mới sạch, đẹp.
Vẻ đẹp làng chài Ngư Mỹ Thạnh trong mùa lúa chín bên phá Tam Giang. Ảnh: Thụy Văn
Giữa cái nắng chói chang của miền Trung, tôi đi dọc những bức tường được sơn vẽ rất đẹp của ngôi làng áp sát bên bờ phá Tam Giang. Làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Những con ngõ nhỏ hình xương cá một đầu ngõ tiến ra cửa biển, ra những vạt lúa xen lẫn với đầm sen nở. Phía đầu ngõ còn lại là khu dân cư làng biển của ngư dân xếp lớp những nóc nhà mái ngói, tường bao và cổng gỗ, thuyền nan úp lại sạch sẽ, khô ráo kê gối bên hiên nhà.
Trên những bức tường, hình họa giản dị, rõ nét đầy màu sắc rực lên trong nắng chiều với hình ảnh quen thuộc y như thực tại, cũng là cảnh trẻ nô đùa, thuyền ra khơi, vật nuôi, hoa lá, chim muông. Khung cảnh thực sự không thể thu hết được vào ống kính máy ảnh mà phải trải nghiệm, phải dạo bước qua làng như thể chính mình là một chi tiết trong bức tranh sống động đó.
Trò chuyện với tôi, chị Mỹ Hạnh, một phụ nữ nghèo trước đây chỉ trông chờ vào những chuyến ra khơi của chồng, giờ mở nhà hàng ăn bán cho khách đường xa. Chị nhờ em gái học mỹ thuật ở Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế vẽ trên cổng quán, trên tường nhà một bức tranh liên hoàn về biển, đảo, những con thuyền, khát vọng ra khơi và sự tin tưởng, chờ đợi và tự hào của những người hậu phương ở lại bờ như chị. Kết quả, bức tranh trở nên rất nổi tiếng, quán của chị đông khách đột biến vì tiếng lành đồn xa. Từ đó, làng Ngư Mỹ Thạnh càng nổi tiếng hơn. Chị Mỹ Hạnh nói: “Làng đẹp hơn thì khách du lịch mới đến nhiều. Tôi sinh ra, lớn lên ở đây, việc của tôi chỉ là làm cho quê mình đẹp hơn, khách vui cười nhiều hơn, tôi bán hàng nhiều hơn thôi”.
Video đang HOT
Rõ ràng, các làng chài bích họa đã tạo nên ở chính nơi đó một cuộc sống khác. Những người vợ có chồng đi biển không còn thấp thỏm “hồn treo cột buồm” nữa, mà biết tạo ra cho mình một đời sống mới giao tiếp nhiều hơn, tạo ra thu nhập cho mình, đồng thời, làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. Điều này phù hợp với tiêu chí nông thôn mới, tạo ra trong đời sống nông thôn một môi trường văn hóa văn minh, nơi mọi người có cơ hội như nhau trong việc tạo ra cũng như hưởng thụ văn hóa.
Tiền lệ về ngôi làng bích họa Tam Thanh, Quảng Nam khiến các làng chài khác trong suốt miền duyên hải đi theo mô hình này thành công. Ban đầu, các tình nguyện viên chỉ muốn giới thiệu, tạo ra môi trường văn hóa có sự giao lưu Việt Nam – Hàn Quốc. Bởi lẽ, mô hình làng bích họa đã từng biến những ngôi làng tẻ nhạt, quanh năm bão gió biển thổi bạt đi chỉ có vài loại cây chịu được gió quật là sống lay lắt trở nên thơ mộng hơn với tranh tường. Rồi từ đó, hình ảnh của ngôi làng loang đi, khách du lịch ghé đến nhiều hơn, cơ hội du lịch mở ra với một vẻ đẹp đầm ấm, sinh động, đầy màu sắc văn hóa của cộng đồng ngư dân miền biển.
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, con đường đi tới của miền duyên hải nước ta hiện nay trong vòng một thập kỷ tới sẽ là du lịch làng chài. Đó là các mô hình kết hợp 2 tác động: Xây dựng nông thôn mới và tạo ra một môi trường văn hóa, văn minh làm du lịch. Các homestay ven biển mọc lên như nấm và hầu hết mang lại hiệu quả. Người đi du lịch hướng ra biển và các làng chài chỉ việc bắt kịp xu hướng đó. Nguyên tắc bất di bất dịch để tạo ra môi trường văn hóa là xanh – sạch – đẹp phải được tạo nên từ bàn tay con người. Mọi tài nguyên hoang sơ cần bồi đắp và có ý thức giữ gìn mới trở nên lâu bền được.
Du lịch ở các làng bích họa không bị cách trở đò giang như biển, đảo, không bị giao thông hiểm trở khó khăn như ở vùng núi cao. Hầu hết các làng chài đều nằm trong bán kính vài chục cây số so với các đô thị lớn. Như vậy, du lịch làng chài duyên hải nằm trong phương án khả thi nhất để xây dựng mô hình khu dân cư văn hóa mới trong xây dựng nông thôn mới. Các làng chài hiện nay giải tỏa phần lớn sức ép của lao động nghề biển. Phụ nữ, thanh niên mới lập nghiệp chuyển cơ cấu việc làm sang làm du lịch đều là những lao động có học thức. Việc tạo ra diện mạo mới của một ngôi làng là việc trong tầm tay.
Không chi phí lớn, không cần tổ chức quy mô, các làng chài bích họa xuất hiện mang lại hình ảnh mới cho biển, đảo Việt Nam. Đây là một trong những mô hình, bao hàm cả việc thi công các bức tranh tường của các cá nhân thiện nguyện trong thời gian vừa qua được đánh giá là hoạt động ấn tượng cho đời sống cộng đồng.
Thụy Văn
Theo bienphong.com.vn
Phim truyền hình Tiếng sét trong mưa : Đầu tư 10 tỷ trong hai năm, khảo sát hơn 100 ngôi nhà cổ để làm bối cảnh thời chiến
Tại họp báo ra mắt bộ phim truyền hình "Tiếng sét trong mưa", đại diện nhà sản xuất cho biết, trong 2 năm ròng rã quay phim, cả công ty đã dồn số vốn lên đến gần 10 tỷ đồng, hình ảnh đều được chăm chút một cách kỹ lưỡng để không trùng lặp với bất cứ bộ phim nào cùng bối cảnh lịch sử.
Sáng ngày 28/8, sự kiện họp báo ra mắt bộ phim truyền hình "Tiếng sét trong mưa" đã được diễn ra tại TP.HCM với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ như : Nhật Kim Anh, Cao Minh Đạt, nghệ sĩ Kim Hiền, Oanh Kiều, Quách Ngọc Tuyên, Tam Thanh, Cao Thái Hà..
Tại buổi họp báo, đạo diễn Nguyễn Phương Điền cho biết, trong hai năm thực hiện bộ phim, đoàn đã gặp rất nhiều khó khăn từ bối cảnh, diễn viên, kịch bản,.. ."Khi nhận kịch bản tôi nghĩ mình tự làm khó mình. Có những phim cùng thể loại chỉ làm theo cách truyền thống là vào những nhà cổ đã cho các phim quay, với từng đó tiền, khu vực dễ di chuyển, thuận tiện cho cả diễn viên. Tuy nhiên, Điền không muốn hình ảnh trùng lặp và thế là quyết tâm đi tìm những ngôi nhà cổ mới." Được biết, anh đã đi xuống An Giang để khảo sát 21 căn nhà cổ, xuống cả Đồng Tháp, Long An nhưng đều không có kết quả. Toàn bộ quá trình, đạo diễn Nguyễn Phương Điền khảo sát tổng cộng hơn 100 căn nhà cổ khác nhau.
Đạo diễn Nguyễn Phương Điền bật khóc khi chia sẻ về bộ phim "Tiếng sét trong mưa".
Bên cạnh đó, phía đại diện nhà sản xuất cũng đã công bố kinh phí làm phim kiến nhiều người bất ngờ : "Với Tiếng sét trong mưa, thật sự tôi không nhớ được kinh phí chi tiết cho mỗi tập phim. Theo báo cáo của công ty, có thể nói ra nhiều người không tin nhưng với số vốn bỏ ra gần 10 tỷ đồng sau 2 năm, chúng tôi lời chưa được 1 tỷ. Là người làm kinh doanh, đôi khi tôi tự hỏi tại sao mình lại bỏ nhiều tiền như vậy và quá trình làm cũng rất vất vả, kể cả khi chọn kịch bản cũng rất khó khăn. Nhưng tôi xác định nó là nghề, không đơn thuần là kinh doanh. Ngay cả khi lợi nhuận thậm chí không bằng bỏ vốn ngân hàng nhưng tôi vẫn chấp nhận. Thực tế, nếu yêu cầu đài truyền hình trả nhiều hơn cũng làm khó cho đài." 10 tỷ đồng thực sự là một số tiền đầu tư vô cùng mạo hiểm cho lĩnh vực phim truyền hình trong thời điểm hiện tại.
Dàn diễn viên "Tiếng sét trong mưa"
Tiếng sét trong mưa là dự án rất đặc biệt, được phóng tác từ vở cải lương nổi tiếng Lôi Vũ được chuyển soạn bởi 2 soạn giả Thế Anh - Thế Châu. Vở cải lương này từng được trình diễn bởi những tên tuổi lẫy lừng: Minh Vương, Lệ Thủy, Tô Kim Hồng, Diệp Lam, Thanh Nguyệt... Dù xuất phát điểm là kịch phẩm của tác giả Tào Ngu (Trung Quốc), nhưng khi được chuyển soạn thành cải lương, nó trở thành một trong những tác phẩm kinh điển trên sân khấu cải lương Việt Nam. Sau mấy chục năm ra đời, tồn tại tác phẩm vẫn luôn được nhiều thế hệ khán giả nhắc nhớ. Tiếng sét trong mưa được biên kịch Hạ Thu phóng tác từ vở cải lương nói trên, dưới bàn tay nhào nặn của đạo diễn Nguyễn Phương Điền.
Bộ phim quy tụ dàn diễn viên gồm:Nhật Kim anh, Cao Minh Đạt, NSUT Diệu Đức, NSUT Thành Nam, nghệ sĩ Kim Hiền, Oanh Kiều, Quốc Huy Khương Thịnh, Hứa Minh Đạt, Cao Thái Hà, Lê Bê La, Lâm Minh Thắng, Kiều Khanh...
Với lợi thế từ vở cải lương nổi tiếng được khán giả yêu mến, Tiếng sét trong mưa với cốt truyện nhiều kịch tính, cao trào và đặc biệt bi kịch của số phận nhân vật được đẩy lên đến đỉnh điểm hứa hẹn sẽ gây bão trên truyền hình khi lên sóng.
Theo yeah1.vn
Cặp "đũa lệch" 20 tuổi Tam Thanh - Ngọc Phú: Vượt qua rào cản gia đình để kết hôn Trong chương trình Mảnh ghép hoàn hảo, cặp đôi diễn viên Tam Thanh - Ngọc Phú cho biết để có được hạnh phúc như ngày hôm nay cả hai đã phải trải qua rất nhiều sóng gió. Mảnh ghép hoàn hảo: Tam Thanh - Ngọc Phú Tam Thanh - Ngọc Phú là cặp đôi diễn viên nổi tiếng trên các sân khấu hài...