Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học từ hoạt động tặng sách
Từ nhiều năm nay, Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) đã triển khai hoạt động tặng sách tới các nhà trường nhằm lan tỏa văn hóa đọc.
Các em học sinh Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa (trái) trao tặng sách cho đại diện học sinh Trường THCS Đông La (Hoài Đức, Hà Nội).
Chia sẻ với Báo Giáo dục & Thời đại, cô Ngô Thị Thành – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa cho biết, trong những ngày qua, nhà trường đã tổ chức hoạt động giao lưu tặng sách tại các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên được trường triển khai vào mỗi năm học nhằm rèn cho học sinh của trường tinh thần đoàn kết, chia sẻ yêu thương.
Theo đó, với chủ đề thông điệp “Nhịp cầu tri thức – kết nối niềm vui” đã góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong các nhà trường. Hàng năm, nhà trường có phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ – đọc nghìn cuốn sách hay” của học sinh. Các bậc phụ huynh cũng tham gia đồng hành và hỗ trợ nhà trường rất nhiều để triển khai các chương trình mang tính xã hội này.
Cô Ngô Thị Thành (thứ 2 từ trái sang) – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa tặng sách tại Trường THCS Lê Lợi – quận Hoàn Kiếm ngày 21/9.
Các em Nguyễn Nhật Thành (lớp 11A2) và Nguyễn Anh Bình (lớp 10A1) Trường THPT Phan Huy Chú cùng cho biết: “Được tham gia hoạt động đầy ý nghĩa này, chúng em cảm thấy rất vui và tự hào. Sách là nguồn tri thức vô tận và vô giá của nhân loại. Việc trao tặng những cuốn sách hay và lan tỏa các giá trị cuộc sống sẽ giúp cho các bạn học sinh có thêm nhiều bài học cho riêng mình. Từ đó sẽ có cách ứng xử phù hợp và tinh thần vươn lên trong học tập”.
Là một trong các đơn vị được tiếp nhận sách từ chương trình này, cô Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng Trường THCS Đông La (Hoài Đức, Hà Nội) bày tỏ niềm vui mừng và xúc động trước tình cảm mà thầy trò cùng các bậc phụ huynh Trường THPT Phan Huy Chú. Trong những năm vừa qua, Trường THPT Phan Huy Chú luôn hỗ trợ cho nhà trường về cơ sở vật chất như bàn ghế, thiết bị thể dục thể thao, sách và nhiều đồ dùng học sinh.
“Bên cạnh đó, các thầy cô giáo Trường THPT Phan Huy Chú cũng tổ chức nhiều hoạt động giao lưu về chuyên môn, công tác chủ nhiệm hỗ trợ cho nhà trường từ những năm đầu còn khó khăn để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia và ngày càng phát triển. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp trường THPT Phan Huy Chú dành cho trường THCS Đông La…”, cô Kim Dung chia sẻ thêm.
Ám ảnh nhà vệ sinh che bằng lá cọ, mảnh tôn của học trò vùng cao
Đại diện Phòng GD&ĐT huyện Vân Hồ cho biết, đa số các điểm trường của các trường mầm non, trường tiểu học chưa có nhà vệ sinh hoặc có nhưng không đảm bảo.
Nhà vệ sinh bẩn là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh hiện nay, nhiều em sợ đi tiểu tiện, dẫn đến thói quen vệ sinh kém, có thể gây nhiều bệnh lý và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trên thực tế, nhiều nơi vẫn xem nhà vệ sinh trường học chỉ là công trình phụ, chưa có kinh phí đầu tư và xây dựng để đảm bảo môi trường học tập tốt cho các em.
Thời gian qua, Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) đã phát động dự án "Vệ sinh học đường" và thực hiện khảo sát thực tế tình trạng nhà vệ sinh trường học ở một số trường học vùng cao.
Video đang HOT
Đại diện Quỹ Hy vọng cho biết, hiện tại, quỹ đã hoàn thành việc khảo sát tại địa bàn huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và đang trong quá trình khảo sát tại các trường học, điểm trường thuộc huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).
Qua khảo sát cho thấy, có những trường học đến bây giờ, các nhà vệ sinh vẫn che bằng mảnh lá cọ, mảnh tôn, nhiều nhà vệ sinh không thể sử dụng.
Một số điểm trường tại địa bàn huyện Vân Hồ, nhà vệ sinh vẫn che bằng mảnh lá cọ. (Ảnh: NVCC)
Nhiều nhà vệ sinh đơn sơ, không đảm bảo an toàn. (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đoàn Anh Họa Thuận - Cán bộ phụ trách cơ sở vật chất của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ cho biết, kết thúc năm học 2021 - 2022, toàn huyện có 30 đơn vị giáo dục gồm: 14 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 12 trường tiểu học và trung học cơ sở, 02 trường trung học cơ sở.
Số học sinh toàn huyện là 15.999 học sinh, trong đó: mầm non có 4.686 học sinh, tiểu học 7.023 học sinh, trung học cơ sở là 4.290 học sinh.
Toàn huyện có 168 điểm trường lẻ (89 điểm trường mầm non; 79 điểm trường tiểu học).
Tại thời điểm cuối năm học 2021 - 2022, toàn huyện có có 08 trường đạt chuẩn quốc gia.
Chia sẻ về thực trạng nhà vệ sinh tại các đơn vị trường học, ông Thuận cho biết, đa số các điểm trường của các trường mầm non, trường tiểu học chưa có nhà vệ sinh hoặc có nhưng không đảm bảo: nhà vệ sinh xuống cấp do xây dựng đã lâu, không đạt tiêu chuẩn; nhà vệ sinh bán tự hoại gây ô nhiễm môi trường; tại một số điểm trường học sinh đang sử dụng là nhà vệ sinh tạm (khung tre quây bạt, lợp lá cọ,...).
Nhà vệ sinh tại điểm trường Bản Bó thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng. (Ảnh: NVCC)
Cụ thể, một số điểm trường còn phải đang sử dụng nhà vệ sinh tạm như: điểm trường Pà Puộc (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Yên), điểm trường Tân Thành (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Xuân), điểm trường Pa Đì (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng)...
Tại các điểm trường như Co Hó, Tàu Dàu (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Song Khủa), điểm trường trung tâm trung học cơ sở (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng), điểm trường trung tâm trung học cơ sở (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Khoa),... chưa có nhà vệ sinh cho học sinh.
Hay như tại xã Suối Bàng, có 02 trường là Trường Mầm non Suối Bàng, Trường Tiểu học và Trường Trung học cơ sở Suối Bàng. Hiện tại cả 2 đơn vị trường đang gặp khó khăn về nhà vệ sinh.
Trường Mầm non Suối Bàng có 7/7 điểm trường đều có nhà vệ sinh được xây dựng liền kề lớp học, diện tích nhỏ, tuy nhiên tất cả đều đã xuống cấp không sử dụng được.
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng có 5/8 điểm trường chưa có nhà vệ sinh, 2/8 điểm có nhà vệ sinh nhưng đã hỏng và không thể sử dụng.
"Mặc dù hàng năm địa phương cũng đã phân bổ kinh phí để sửa chữa, xây mới nhà vệ sinh nhưng do kinh phí hạn hẹp, nhiều điểm trường lẻ nên việc sửa chữa và xây mới nhà vệ sinh mới chỉ đáp ứng được khoảng 65% so với số lượng các trường, điểm trường trên địa bàn huyện", ông Thuận cho biết.
Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) cùng với sự đồng hành của nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina phát động dự án "Vệ sinh học đường". Dự án mong muốn xây mới ít nhất 20 nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Thông qua đó giúp cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh học đường, giúp trẻ em vùng cao sẽ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, góp phần đảm bảo sức khỏe và nâng cao hiệu quả học tập.
Đại diện Quỹ Hy vọng cho biết, thực trạng nhà vệ sinh tạm bợ, xuống cấp ở nhiều trường học đã thúc đẩy Quỹ nỗ lực để ngoài xây trường học còn hướng tới xây dựng, cải tạo thêm hệ thống nhà vệ sinh, giúp các em học sinh có không gian học đường sạch đẹp, an toàn và đảm bảo sức khỏe.
Đây là dự án mang ý nghĩa xã hội, với sự chung tay của các đơn vị, của cộng đồng sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp.
Khởi đầu sẽ là xây dựng 20 nhà vệ sinh mới tại huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La). Mục tiêu của Quỹ là trong thời gian tới sẽ hoàn thành 100 nhà vệ sinh đạt chuẩn cho học sinh ở những vùng khó khăn tại một số tỉnh như Sơn La, Điện Biên, Hà Giang...
Một số hình ảnh thực trạng nhà vệ sinh trường học tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La do ông Đoàn Anh Họa Thuận cung cấp:
Nhà vệ sinh tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Xuân. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại điểm trường Pà Puộc, thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Yên. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại điểm trường trung tâm trung học cơ sở, thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Yên. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại điểm trường Suối Nậu, thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Liên Hòa. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại trường Tiểu học Vân Hồ. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Khoa. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mường Men. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh điểm trường Tàu Dàu, thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Song Khủa. (Ảnh: NVCC)
Khu vực vệ sinh tại một điểm trường thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng. (Ảnh: NVCC)
Công trình vệ sinh tại Trường Trung học cơ sở Lóng Luông. (Ảnh: NVCC)
Kêu gọi tài trợ nhưng đặt mức thu 200.000 đồng/HS, Hiệu trưởng phủ nhận Một phụ huynh có con học lớp 1 phản ánh việc phải quyên góp 200 nghìn đồng theo yêu của trường để tài trợ bàn ghế, nâng cấp phòng vi tính, chưa kể tiền mua ti vi. Vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của phụ huynh có con đang học lớp 1 tại Trường Tiểu...