Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi ‘Giới thiệu cuốn sách em yêu thích’
Tham dự cuộc thi, mỗi lớp sẽ cử đại diện lên thuyết trình và kể về nội dung cuốn sách mà mình yêu thích.
Thông qua đó, các em học được những giá trị nhân văn, bài học quý báu về cách ứng xử trong cuộc sống.
Cuộc thi đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của đông đảo học sinh, giáo viên trong trường.
Ngày 21/4, Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) đã tổ chức cuộc thi “Giới thiệu cuốn sách em yêu thích”. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022″.
Theo ban tổ chức cuộc thi, trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng. Đó là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa “lâu đài” trí tuệ và tâm hồn con người. Sách cũng là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người.
Cô Trần Thị Quyên – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thực sự là niềm vui lớn với những người yêu đọc sách.
Qua cuộc thi, các em học sinh được rèn kỹ năng thuyết trình trước nơi đông người.
Hưởng ứng “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2022 với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”, được sự chỉ đạo của UBND quận Hà Đông, Trường Tiểu học Yên Nghĩa đã tổ chức Hội thi “Giới thiệu cuốn sách em yêu thích” nhằm xây dựng thư viện thân thiện, phát triển văn hóa đọc gắn với đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường. Ngoài ra, tại sân trường cũng bố trí ở một số gốc cây một “thư viện mở” nhỏ với nhiều đầu sách khác nhau để học sinh có thể đọc trong thời gian đầu giờ sáng, ra chơi hay lúc tan học.
“Cuộc thi được tổ chức với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc cho học sinh. Qua đây, chúng tôi phát hiện có nhiều em có khả năng làm chủ sân khấu, thuyết trình với giọng giới thiệu tốt để lan tỏa tinh thần cũng như giá trị từ mỗi trang sách đến các bạn. Các thầy cô luôn cố gắng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và tham gia cuộc thi lần này. Công tác chuẩn bị công phu vì có sự vào cuộc và phối hợp giữa nhà trường với các bậc phụ huynh để cuộc thi diễn ra thành công” – cô Trần Thị Quyên nói.
Nhiều em rất tập trung khi nghe bạn giới thiệu một cuốn sách yêu thích.
Video đang HOT
Mỗi lớp sẽ chọn ra 1 tác phẩm, cuốn sách mình yêu thích để giới thiệu tới bạn bè.
Tác phẩm “Totto-Chan bên cửa sổ” của tác giả người Nhật Bản Kuroyanagi Tetsuko được nhiều em yêu thích bởi mang nhiều giá trị giáo dục về tình yêu thương, nuôi dưỡng ước mơ và trân trọng tài năng của con trẻ.
Chương trình được tổ chức thành công nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.
Tại mỗi bồn cây ở sân trường cũng được bố trí một tủ sách nhỏ như một “thư viện mở” để học sinh có thể đọc sách.
Cô giáo Thanh Minh với sáng kiến thư viện "mở" thu hút học trò
Thông qua sử dụng các phần mềm để minh họa những cuốn sách đã đọc giúp cho việc đọc sách và giới thiệu sách của học sinh trở nên lôi cuốn, hấp dẫn, lan tỏa hơn.
"Nhận thấy thực trạng hiện nay học sinh không thích đọc sách, mà thay vào đó là sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn, chính vì vậy tôi rất muốn làm sao để các em yêu thích văn hóa đọc, nghĩ là làm và việc này tôi đã triển khai cách đây khoảng 3 năm, lúc đó thư viện của nhà trường còn rất mới, chưa đầy đủ trang thiết bị cũng như các đầu sách.
Tôi có tìm hiểu các mô hình thư viện mở trên thế giới bởi tôi không muốn trường mình đi theo hướng những thư viện "cổ truyền" với những tủ sách, những bộ bàn ghế,...và những cái "cũ" đó sẽ khó thu hút được các con đến với thư viện, hiểu được đặc tính của trẻ nên tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường biến thư viện thành không gian mở, hiện đại. Đầu tiên, thư viện phải đẹp mới thu hút được trẻ, rồi từ đó mới tính đến chuyện đọc sách.
Ban giám hiệu nhà trường đã thiết kế thư viện với những không gian đẹp, góc ngồi riêng, có sân khấu để các em biểu diễn các hoạt động, khu vực thu âm, khu hoạt động nhóm,...". Cô Phạm Thanh Minh - Khối trưởng chủ nhiệm, Tổ phó chuyên môn Tổ Khoa học tự nhiên Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã chia sẻ khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Cô Phạm Thanh Minh - Khối trưởng chủ nhiệm, Tổ phó chuyên môn Tổ Khoa học tự nhiên Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội), đã tham dự Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo" lần thứ V, năm học 2020 - 2021. Ảnh: NVCC.
Khơi dậy và duy trì văn hóa đọc
Cô Minh cho biết: "Có thể nói đây là một thư viện mở rất đẹp và tiện lợi nên thu hút được rất nhiều học sinh đến đọc sách và tham gia các hoạt động hàng ngày. Thay vì phải đọc sách một cách khiên cưỡng thì các con sẽ say mê, hứng thú, chủ động đọc sách. Muốn vậy, phải có môi trường văn hóa đọc mọi lúc, mọi nơi như tại thư viện, trong lớp hay ở nhà, bên cạnh đó cũng cần tổ chức hiệu quả các hoạt động để hình thành thói quen đọc sách cho học sinh...
Trong thời gian đầu tiên, tôi đẩy mạnh phong trào "sách cũ của bạn là sách mới của tôi" để học sinh mang sách của mình đã đọc đến thư viện cho bạn khác mượn, các em giao lưu và chia sẻ những cuốn sách hay với bạn bè trong trường, ngoài ra nhà trường cũng bổ sung thêm khá nhiều đầu sách mới.
Mọi việc bước đầu được đi đúng hướng khi trong khuôn viên trường, tại lớp học hoặc tại nhà, thầy cô, cha mẹ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các con tay cầm cuốn sách và say mê nghiền ngẫm. Tránh tình trạng đọc sách tràn lan, sa đà, ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch đọc có định hướng cho học sinh thông qua phương pháp đọc sách và lựa chọn các chủ đề phù hợp với sở thích của các em. Việc định hướng này rất quan trọng, giúp học sinh có kỹ năng đọc, bổ sung thêm kiến thức trên lớp theo môn học, đồng thời khơi gợi niềm đam mê đọc sách theo nhu cầu.
Nhưng đến giai đoạn các con phải học trực tuyến, phải sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, và nếu không kiểm soát được sẽ dẫn đến việc các con sa đà vào những trang web "độc hại", các con không có cơ hội đến trường đọc sách tại thư viện, các cô cũng không thể giám sát để biết được học sinh của mình có đọc sách sau khi kết thúc buổi học chính khóa hay không.
Vì vậy, tôi lại tiếp tục nghĩ suy, trăn trở khi mà trong giai đoạn học online, học sinh được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ thông tin, cơ hội học hỏi có nhiều nhưng nguy cơ gặp nguy hiểm luôn thường trực bởi việc sử dụng các thiết bị thông minh nếu không được định hướng sẽ rất dễ sai mục đích. Vậy tại sao không gắn việc đọc sách với khai thác ứng dụng của các thiết bị công nghệ".
Những góc đọc sách rất đẹp thu hút nhiều học sinh đến với thư viện. Ảnh: NVCC.
Thư viện có cả sân khấu để các em học sinh biểu diễn các hoạt động. Ảnh: NVCC.
Áp dụng Công nghệ thông tin vào đọc sách
Cô Minh chia sẻ: "Nghĩ là làm, tôi đã có sáng kiến: "Duy trì văn hóa đọc trong giai đoạn học trực tuyến bằng việc sử dụng các phần mềm minh họa những cuốn sách đã đọc". Với ý tưởng hướng dẫn các con sử dụng phần mềm để phát huy tính sáng tạo, và có thêm nhiều kĩ năng về Công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ có ích kết hợp phát triển, duy trì việc đọc sách.
Và một lần nữa tôi đã bắt tay ngay vào thực hiện ý tưởng. Đầu tiên, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và sử dụng các phần mềm để minh họa cho các cuốn sách. Hiện có rất nhiều phần mềm nhưng tôi chọn một số phần mềm có ưu điểm dễ sử dụng, không mất chi phí, có nhiều tính năng vượt trội, dễ dàng chèn âm thanh, thuyết minh, tạo hiệu ứng di chuyển của kho ảnh các nhân vật trong nhiều tác phẩm văn học cũng rất đa dạng. Sau thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thành công, tôi bắt tay vào triển khai hướng dẫn học sinh.
Thông qua sử dụng các phần mềm minh họa những cuốn sách đã đọc giúp cho việc đọc sách và giới thiệu sách của học sinh trở nên lôi cuốn, hấp dẫn, lan tỏa hơn. Duy trì văn hóa đọc cho học sinh trong thời gian học trực tuyến, và thông qua sử dụng các phần minh họa đã giúp học sinh đọc lại cuốn sách nhiều lần, dễ ghi nhớ, hiểu rõ nội dung câu chuyện. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, các con lại phát hiện được các nhân vật mới trong kho dữ liệu của phần mềm, điều này giúp thúc đẩy mong muốn học sinh tìm hiểu các cuốn sách mới để đọc.
Có thể hiểu đơn giản, trước kia nếu như đọc xong một cuốn sách, các con có thể viết thu hoạch những gì mình cảm nhận từ cuốn sách đó, nhưng nay phải ở nhà học trực tuyến, thay vì viết cảm nhận thì các con có thể dùng phần mềm công nghệ để vẽ tranh, vẽ hình để minh họa, hoặc có thể đứng trước máy quay diễn thuyết về nội dung cuốn sách mình vừa đọc, nhưng tất cả những việc này được làm thành clip ngắn để giới thiệu với bạn bè trong trường.
Việc này cũng giúp cho các con thỏa sức sáng tạo về công nghệ thông tin, không chỉ dừng lại ở việc đọc sách, mà còn diễn đạt, truyền cảm hứng đọc sách đến với các bạn theo cách mà các con thích".
Thư viện "mở" hiện đại của Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: NVCC.
Nhiều góc đọc sách hiện đại, thoải mái thu hút học sinh. Ảnh: NVCC.
Theo cô Minh: "Thay vì viết cảm nhận thì các con có thể dùng phần mềm công nghệ để vẽ tranh, vẽ hình để minh họa". Ảnh: NVCC.
Cô Minh chia sẻ thêm: "Sau gần hai tháng triển khai, phong trào duy trì văn hóa đọc trong giai đoạn học trực tuyến, học sinh thực sự duy trì được thói quen đọc sách, đam mê tìm kiếm những cuốn sách hay để đọc, số lượng sách mà học sinh đọc cũng được tăng lên đáng kể. Điều đặc biệt, các con đã biết bộc lộ những năng lực và phẩm chất của mình trong các tình huống thực tế của cuộc sống, biết yêu thương, chia sẻ, thể hiện tình cảm với người thân, thầy cô, bạn bè thông qua những hình ảnh ngộ nghĩnh, tinh nghịch và đáng yêu".
Sáng kiến của cô giáo Phạm Thanh Minh (1984) được Hội đồng khoa học xét duyệt Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo" lần thứ V, năm học 2020 - 2021 đánh giá cao. Cô vinh dự là một trong 40 nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo được vinh danh tại Lễ kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam: Thắp lửa tri thức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; đồng thời, tôn vinh những người có đóng góp cho việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. (Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn) Ngày 21/4 được chọn là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngày Sách và...