Lan tỏa tinh thần vì người nghèo
Các hoạt động chung tay vì người nghèo đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhiều nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh.
Những nghĩa cử cao đẹp vì người nghèo không chỉ góp phần cải thiện cuộc sống của những người khó khăn mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay vì cộng đồng của toàn xã hội.
Bàn giao nhà ở cho gia đình ông Đào Văn Mễ, xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn). Ảnh: Thanh Tùng (Trung tâm TT-VH huyện Vân Đồn)
Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội trong tỉnh đã tích cực triển khai các cuộc vận động chung tay vì người nghèo, gây quỹ ủng hộ người nghèo.
Trong 5 năm qua, Quỹ Vì người nghèo tại các cấp đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa hơn 1.500 căn nhà cho người nghèo. Ở cấp tỉnh đã phân khai gần 30 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hơn 900 hộ nghèo; hỗ trợ trên 60 tỷ đồng để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, chỉnh trang diện mạo cho các xã, thôn vùng khó.
Gia đình ông Đào Văn Mễ, thôn Bồ Lạy, xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn), là hộ cận nghèo có người khuyết tật, hiện đang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Ngôi nhà của gia đình ông đang sinh sống đã cũ nát và xuống cấp nghiêm trọng, không an toàn nhất là trong mùa mưa bão.
Nhận thấy hoàn cảnh khó khăn của ông Mễ, huyện Vân Đồn đã kêu gọi nhiều nhà hảo tâm trên địa bàn huyện ủng hộ với số tiền 60 triệu đồng để giúp gia đình ông xây dựng lại căn nhà. Ngôi nhà với kinh phí xây dựng là gần 200 triệu đồng, diện tích là 60m 2 được hoàn thành và bàn giao cho gia đình ông Mễ vào đầu tháng 10 vừa qua, đã giúp gia đình ông có được mái ấm khang trang, vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Video đang HOT
Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ, các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội và các chương trình đồng hành, trợ giúp để ngày một cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.
Hội LHPN tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh khánh thành nhà cho chị Chìu Nhì Múi, thôn Mạ Chạt, xã Vô Ngại (huyện Bình Liêu).
Tiêu biểu có thể kể đến, hoạt động xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” và chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” được Hội phụ nữ các cấp triển khai thời gian qua. Triển khai các chương trình đồng hành cùng phụ nữ nghèo, điển hình là phụ nữ vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, các cấp Hội phụ nữ đã huy động xã hội hóa trợ giúp họ xây dựng lại nhà ở, hỗ trợ trao sinh kế để phát triển sản xuất. Qua đó, nhiều chị em phụ nữ đã có ý thức vươn lên, thay đổi chính mình, chịu khó làm ăn để ổn định cuộc sống.
Trong 9 tháng năm 2020, Hội LHPN tỉnh đã tiến hành trao 15 mô hình kinh tế trị giá 75 triệu đồng; giải ngân thực hiện 10 mô hình sinh kế trị giá 100 triệu đồng tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu; tổ chức trao vật tư, con giống hỗ trợ mô hình nuôi dê sinh sản cho 20 hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Tình Húc, huyện Bình Liêu và bàn gia nhiều ngôi nhà mái ấm cho các đối tượng phụ nữ nghèo ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Hội LHPN TX Đông Triều trao tặng quà cho hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn phường Hồng Phong.
Chị Triệu Thị Miên, xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) chia sẻ: “Trước đây cuộc sống gia đình khó khăn, làm lụng vất vả nhưng chẳng đủ ăn, đủ mặc. Nhưng nhờ sự hỗ trợ, động viên của hội phụ nữ, tôi dần thay đổi tư duy lạc hậu, mạnh dạn phát triển kinh tế nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ để trồng mía tím, trồng keo, nuôi gà. Sau 5 năm, tôi đã có thể xây dựng được căn nhà khang trang, đời sống kinh tế gia đình cũng dần ổn định”.
Bên cạnh đó, các cấp, ngành còn có những hình thức giúp đỡ hỗ trợ thiết thực như: Hội Nông dân tỉnh với hoạt động khuyến nông, hỗ trợ cây, con giống, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất; Đoàn Thanh niên từ tỉnh đến địa phương đã xung kích tình nguyện trong các hoạt động hỗ trợ ngày công xây dựng và sửa chữa nhà ở, tặng quà thăm hỏi, hướng về các xã, thôn nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó…
Có thể thấy rằng, những cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, tham gia ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” đã góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Ưu tiên tăng chi cho an sinh xã hội
Điểm lại chính sách chi ngân sách trong thời gian qua có thể thấy, một điểm nổi bật đó là đã ưu tiên tăng chi đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo với tỷ trọng chi thường xuyên tăng mạnh, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Trong giai đoạn 2011-2015, đã có trên 10 triệu lượt học sinh được hỗ trợ học phí với tổng kinh phí khoảng 35 nghìn tỷ đồng.
Chi an sinh xã hội không ngừng tăng
Trong giai đoạn 2011 - 2020, một trong những chính sách chi ngân sách nhà nước (NSNN) nổi bật là tập trung tăng chi đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo với tỷ trọng chi thường xuyên tăng mạnh, nhằm tăng chi phát triển con người (an sinh xã hội và cải cách tiền lương, bình quân 7%/năm).
Theo thống kê của Bộ Tài chính, về chi cho an sinh xã hội, nếu như năm 2012, tổng chi cho an sinh xã hội bằng 5,88% GDP thì đến năm 2015 con số này tăng lên trên 6,6% GDP và 2017 gần 8,58% GDP. Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng chính sách và các khoản chi dành cho lĩnh vực này không bị cắt giảm; các chính sách xã hội được thực hiện hiệu quả...
Bên cạnh đó, việc chi đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, thực hiện cải cách tiền lương, không ngừng tăng (năm 2013 tăng 60% so với năm 2010). Chi NSNN cho phát triển nông nghiệp và nông thôn hàng năm có tốc độ tăng cao so với năm trước (tỷ trọng chi nông nghiệp và phát triển nông thôn trong tổng chi NSNN đã tăng từ 32,8% năm 2008 lên 41,3% năm 2013 và 41,8% năm 2015. Theo Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2012 - 2015, tính đến hết năm 2015, NSNN đã chi trên 60.000 tỷ đồng hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách. Trong đó 70 triệu lượt người nghèo, dân tộc thiểu số được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, 30% tổng số người thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế.
Cũng trong giai đoạn 2011-2015, đã có trên 10 triệu lượt học sinh được hỗ trợ học phí với tổng kinh phí khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Nhà nước cũng dành 5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho 350 nghìn lao động nghèo học nghề miễn phí, 10 nghìn lao động thuộc các huyện nghèo được đào tạo nghề, giáo dục định hướng và đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó có khoảng 100 nghìn lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí; 11 lượt triệu hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện với kinh phí trên 3,5 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt trong 3 năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, nguồn NSNN chi cho giảm nghèo và an sinh xã hội đã không ngừng tăng lên và phát huy hiệu quả ngày càng cao. Cụ thể: Năm 2017, ngân sách đã dành kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 7.231 tỷ đồng (trong đó vốn sự nghiệp là 2.231 tỷ đồng; vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng). Năm 2018, ngân sách trung ương (NSTW) đã bố trí thực hiện cho chương trình giảm nghèo bền vững là 7.305 tỷ đồng. Năm 2019, NSTW bố trí trên 10.400 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vốn đối ứng địa phương và các nguồn huy động hợp pháp tại 40/63 tỉnh là 2.177 tỷ đồng.
Năm 2020, nguồn NSNN chi cho giảm nghèo bền vững, đặc biệt là hỗ trợ người nghèo đối phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đã tăng lên đáng kể và đang phát huy tác dụng lớn trong cộng đồng, xã hội.
Đa dạng hóa nguồn lực
Có thể nói, chính sách an sinh xã hội là nền tảng cho tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững. Tuy nhiên, bài toán khó đặt ra là đảm bảo nguồn lực để chi cho công tác này.
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thu NSNN còn nhiều khó khăn, chi NSNN phải thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại, nhưng chính sách an sinh xã hội vẫn được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, do có nhiều chính sách trong khi nguồn lực hạn chế, nên tình trạng nguồn lực bị phân tán, hiệu quả thấp, gây lãng phí nguồn lực vẫn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý.
Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, trong điều kiện NSNN khó khăn, việc xác định các chỉ tiêu đảm bảo phòng ngừa rủi ro an sinh xã hội cần cân nhắc đến các điều kiện đảm bảo nguồn lực, trước hết là nguồn tài chính của Nhà nước và bố trí kịp thời nguồn tài chính thực hiện theo tiến độ đề ra. Bên cạnh nguồn ngân sách từ Trung ương, cần tăng cường huy động nguồn ngân sách địa phương, các nguồn tài chính ngoài ngân sách như nguồn tín dụng, nguồn vốn nước ngoài, nguồn hỗ trợ, đóng góp của người dân. Điều này đòi hỏi sự chủ động của chính quyền địa phương tham gia vào các chương trình.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đối với các chính sách an sinh xã hội, không thể trông chờ vào nguồn lực của ngân sách mà cần tăng cường huy động các nguồn lực khác. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự tham gia của cộng đồng... trong việc cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với những nhóm yếu thế, những đối tượng đặc thù. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm của các nước trong xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Chỉ có như vậy, việc thực hiện chính sách này mới bền vững, đáp ứng theo đúng các mục tiêu của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Thanh Hóa: Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa trao 24 con bò sinh sản cho hộ nghèo Sáng ngày 17/8, tại xã Quảng Cát (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Hội Nông dân TP. Thanh Hóa đã trao 24 con bò cái sinh sản cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở xã Quảng Cát. Nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 của Hội Nông dân TP....