Lan tỏa phong trào không dùng ống hút nhựa trong trường học

Theo dõi VGT trên

Từ phong trào được nhiều bạn trẻ kêu gọi, giờ đây việc hạn chế và ngưng dùng các vật dụng bằng nhựa đã trở thành quy định của nhiều trường học.

Thời gian gần đây, phong trào #ChallengeForChange (tạm dịch: Thách thức để thay đổi) hay “Trào lưu dọn rác” được nhiều bạn trẻ trên thế giới hưởng ứng, trong đó có Việt Nam.

Nhiều người đã hiện thực hóa những lượt like, share của mình bằng hành động dọn rác và hạn chế sử dụng các vật dụng làm từ nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.

Mới đây, việc ngưng sử dụng các loại ống hút, chai, cốc nhựa dùng một lần đã được nhiều trường học, quán cà phê đưa vào quy định, được nhiều người hưởng ứng.

Cụ thể, từ ngày 5/5, trường ĐH Mở TP.HCM ra quyết định không sử dụng nước đóng chai, ống hút nhựa trong các cuộc họp tại trường. Cũng từ thời gian trên, tất cả phòng học ngưng phục vụ nước đóng chai nhựa cho giảng viên. Thay vào đó, nhà trường sẽ cho bố trí bình nước lớn tại các phòng họp.

Lan tỏa phong trào không dùng ống hút nhựa trong trường học - Hình 1

Trào lưu dọn rác” được nhiều bạn trẻ Việt hưởng ứng trong thời gian gần đây. Ảnh: Cổ động.

Tại trường THCS Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), toàn bộ giáo viên, học sinh trong trường cũng đều sử dụng ống hút làm từ cây sả. Đây là sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của hai học sinh Nguyễn Thị Bảo Ngân và Nguyễn Hữu Khang do cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh hướng dẫn, được nhà trường áp dụng.

Nguyên tắc: “Bước vào cổng trường, nói không với rác thải nhựa” cũng được trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ áp dụng từ gần một năm nay. Ngoài ra, trường còn có các câu lạc bộ gây quỹ từ việc bán các loại rác thải, chai lọ nhựa, được nhiều học sinh hưởng ứng.

Video đang HOT

Lan tỏa phong trào không dùng ống hút nhựa trong trường học - Hình 2

Ống hút làm từ cỏ, inox được nhiều quán cà phê bắt đầu đưa vào sử dụng. Ảnh: FB.

Không chỉ các trường học, nhiều doanh nghiệp, quán cà phê cũng áp dụng những cách riêng của mình để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

Tại thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp), ống hút làm từ bột cũng đang được làng bột trăm năm Sa Đéc sản xuất, hướng tới việc thay thế hoàn toàn ống hút nhựa. Loại ống hút này có thể bảo quản trong môi trường bình thường khoảng 18 tháng, giữ nguyên dạng trong môi trường nước nhiệt độ bình thường và nước lạnh trong khoảng 30 phút đến 2 tiếng.

Cùng chung mục đích, nhiều quán cà phê ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng chuyển qua sử dụng các loại ống hút làm từ cỏ, tre, inox thay cho ống hút nhựa.

Theo Zing

Khi trường học không là nơi an toàn

Trường học là nơi cả xã hội gửi gắm niềm tin về một môi trường an toàn nhất, nơi truyền thụ kiến thức, giáo dục đạo đức cho những thế hệ tương lai của đất nước. Nhưng gần đây liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực, xâm hại tình dục đã xảy ra khiến trường học - nơi tưởng là an toàn thì lại không an toàn.

SOS bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ nghiêm trọng cũng như tính chất, diễn ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Ngày 29/3, theo thông tin từ Trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), ngày 22/3, tại nhà trường đã xảy ra sự việc đáng tiếc khi một nhóm 5 nữ học sinh lớp 9 đã tham gia đánh bạn ngay tại lớp học, làm em này phải nhập viện điều trị.

Vụ việc chưa kịp lắng xuống, ngày 1/4, mạng xã hội tiếp tục lan truyền đoạn video 1 nữ sinh bị hành hung và phải quỳ gối ở huyện Diễn Châu (Nghệ An). Nữ sinh này vừa quỳ gối vừa liên tục khóc lóc trước yêu cầu "mày phải xin lỗi" của nhóm nữ sinh.

Khi trường học không là nơi an toàn - Hình 1

Những vụ bạo lực học đường diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Mới nhất, sáng 7/4, mạng xã hội xôn xao clip ngắn ghi lại cảnh một nữ sinh bị khoảng hơn chục em khác lao vào đánh tới tấp, chửi bới. Thậm chí một số em còn dùng chân đạp thẳng vào người, lấy mũ bảo hiểm đập vào vùng đầu nữ sinh kia, dù em ấy nằm bệt xuống đất, đau đớn chịu đựng. Sự việc xảy ra tại khu vực quảng trường Cung cá heo, TP. Hạ Long (Quảng Ninh). Nhóm nữ sinh tham gia đánh hội đồng gồm 12 người, sinh năm từ 2002 - 2004, hiện là học sinh tại một số trường THPT, THCS trên địa bàn TP. Hạ Long. Nữ sinh bị đánh (tên L.A) sau đó đã phải nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, nghi bị tụ máu trong não.

Khi thầy, cô là thủ phạm

Bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong mối quan hệ bạn bè giữa các học sinh mà vấn đề bạo lực đó lại là do chính những người làm cô, làm thầy gây ra. Năm 2018, dư luận xã hội đã "dậy sóng" trước hàng loạt vụ việc cô giáo chỉ đạo tát học sinh hay giáo viên phạt học sinh cho uống nước giặt dẻ lau bảng... Mới đây, vụ việc thầy giáo dâm ô học sinh được đưa ra ánh sáng càng khiến dư luận không khỏi lo lắng về sự an toàn trong môi trường giáo dục - môi trường trong sáng nhất mà lẽ ra học sinh phải được bảo vệ.

Cụ thể, chiều 19/11/2018, tại Trường THCS xã Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), em Hoàng Long Nhật (11 tuổi), học sinh lớp 6.2 đã bị bạn bè và cô giáo tát 231 cái do nói tục trong lớp khiến em phải nhập viện trong tình trạng 2 má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt. Không lâu sau đó, tại Hà Nội, giáo viên Trường Tiểu học Quang Trung (quận Đống Đa) bị phụ huynh "tố" đã yêu cầu bạn trong lớp tát học sinh khác 50 cái vì lỗi nói bậy.

Đau lòng hơn nữa là chuyện Hiệu trưởng trường nội trú huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) Đinh Bằng My nhiều lần dâm ô học sinh nam. Theo phản ánh trên báo chí, nạn nhân nghi bị ông My xâm hại chính là các nam sinh đang học hoặc đã ra trường. Một số nam sinh cho hay, nhiều lần bị ông My gọi lên phòng làm việc nói chuyện. Vị Hiệu trưởng sau đó yêu cầu các em thực hiện một số hành vi lạm dụng tình dục. Sau mỗi lần, ông ta sẽ cho kẹo và vài chục nghìn đồng... Và mới đây nhất là ở trường Tiểu học Tiên Sơn (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) với nghi án thầy giáo trường THPT chuyên Thái Bình bị tố nhắn tin "gạ tình" học sinh đã khiến dư luận không khỏi bức xúc, phẫn nộ.

Lo nhồi nhét kiến thức, quên giáo dục giá trị sống

Thống kê gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) cho thấy, trung bình trong 1 năm học, trên cả nước xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong hoặc ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày); hơn 5.200 học sinh có 1 vụ đánh nhau; hơn 11.000 học sinh có 1 học sinh bị buộc thôi học vì đánh nhau; 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau. Trong giai đoạn 2010 - 2018, 7.735 học sinh, sinh viên vì đánh nhau đã bị xử lý kỷ luật; so với 10 năm trước, số vụ bạo hànhtại trường học tăng gấp 13 lần.

Khi trường học không là nơi an toàn - Hình 2

Nữ sinh đánh bạn.

Lý giải nguyên nhân tình trạng học đường gia tăng, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội (Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng) cho rằng: "Chúng ta cứ nói giáo dục kỹ năng sống nhưng không giáo dục giá trị sống cho học sinh, các em sẽ không có giá trị yêu thương, giá trị tôn trọng, không biết bảo vệ kẻ yếu, không dám chống lại điều dối trá... thì sẽ vẫn xảy ra những vụ bạo hành tương tự. Chúng ta cứ hô hào dạy làm người nhưng có dạy đâu, chỉ mải chạy theo điểm số, thành tích..., ra sức nhồi nhét những kiến thức khô cứng cho trẻ".

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, quan trọng nhất vẫn là làm sao để có nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với học sinh, đến được với học sinh; hiện giáo dục toàn nằm trên sách giáo khoa, trên nghị quyết, chỉ thị.

TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết thêm, ông đã góp ý vào Luật Giáo dục là cần xác định vai trò, vị trí của giáo viên chủ nhiệm. Họ phải được đào tạo, bồi dưỡng đủ năng lực để làm việc này. Hiện ở nhiều trường công lập, công tác chủ nhiệm gần như được làm theo kiểu không công nhưng ở các trường dân lập như trường THPT Đinh Tiên Hoàng thì giáo viên chủ nhiệm được trả 3 - 5 triệu đồng/tháng. Tại sao các trường công lập không có cơ chế đãi ngộ như vậy để chọn được những người có năng lực sư phạm tốt, có kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm.

Nhận định của các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học cũng cho rằng, trong chương trình, quá trình đào tạo giáo viên vẫn còn để "trống" mảng đào tạo về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên; giáo viên không được bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp sư phạm, năng lực chuyên môn... là nguyên nhân dẫn tới có một số thầy, cô giáo chưa đáp ứng năng lực và theo kịp sự biến động về tâm lý của học sinh, cá biệt còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm, cứng nhắc, chưa chia sẻ với học sinh dẫn đến tình trạng bạo lực học đường.

NGUYỄN SÍU - CÙ HÒA

Theo baodansinh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Hình ảnh gây tiếc nuối của Kỳ Duyên sau khi trượt Top 12 Miss Universe
19:52:11 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Biết tin chị dâu cũ bị ung thư, tôi ngỏ ý muốn anh trai giúp đỡ chị, ngờ đâu anh đập bàn, thốt một câu đầy hận thù

Góc tâm tình

05:25:19 18/11/2024
Biết là chị dâu cũ từng sống lỗi với anh. Nhưng lần này, tôi thấy anh trai cư xử hơi quá đáng. 4 năm trước, vợ chồng anh trai tôi hoàn tất thủ tục ly hôn.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cảnh báo về ý định đảo ngược chính sách hỗ trợ xe điện

Thế giới

05:23:13 18/11/2024
Để làm được việc này, ông Trump cần được Quốc hội thông qua. Vào thời điểm ông quay trở lại vào Nhà Trắng thì lưỡng viện đã trong tầm kiểm soát của đảng Cộng hòa, do đó, nếu thực sự muốn thì ông Trump có thể hoàn toàn thực hiện được.

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'

Sao việt

23:39:23 17/11/2024
Diễn viên Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, mặn mà sau sinh con thứ 2. Vợ chồng ca sĩ Tuấn Hưng hâm nóng tình cảm khi cùng ra sân chơi Pickleball.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.