Lần theo dấu vết Covid-19 ở Hải Dương
Sáu dãy bàn trong căn phòng tại sở chỉ huy truy vết dịch tễ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương, hơn 20 sinh viên đang tra dữ liệu trên máy tính với danh sách dài mấy nghìn người.
Gần 12 giờ trưa 30/1, Trần Kiều Trinh, 21 tuổi, và hơn 20 sinh viên vẫn cặm cụi làm việc. Họ đang xác định lịch trình dịch tễ các ca dương tính, truy vết những người các diện tiếp xúc với ca nhiễm.
Trinh đang là sinh viên năm ba, chuyên ngành phục hồi chức năng, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Khi dịch bùng phát, thay vì trở về quê Tuyên Quang, cô quyết định ở lại tham gia vào tổ truy vết chống dịch tại trường.
Tổ “truy vết qua điện thoại” được thành lập từ ngày 28/1. Đây là lực lượng làm việc tại sở chỉ huy đặt ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương, gồm 25 sinh viên và các cán bộ CDC, giáo viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Công việc chính của cô là gọi điện thoại liên lạc để xác định lịch trình ca nghi nhiễm để truy vết dịch tễ, khoanh vùng đối tượng và giảm bớt áp lực cho đội truy vết hiện trường. Đây là bước đầu quan trọng giúp tổ truy vết tại địa phương có được dịch tễ và thông tin của các F1, F2 chính xác. Việc khoanh vùng nguồn lây nhanh và chuẩn phụ thuộc vào đội truy vết tại chỗ này.
Trung bình một ngày có 40-50 ca F0 cần truy vết. Nhóm truy vết chia làm 5 tiểu đội, mỗi tiểu đội phụ trách 10-15 trường hợp, đảm bảo truy vết hết các bệnh nhân trong ngày.
“Nhiệm vụ này không vất vả như các bác sĩ tuyến đầu nhưng đòi hỏi sự gấp gáp, cần tỉ mỉ, cẩn trọng, tránh bỏ sót lịch trình người nghi nhiễm”, Trinh cho biết.
Video đang HOT
Tổ truy vết qua điện thoại làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hải Dương. Ảnh: Trung Sơn
Lần đầu đi chống dịch, điều khiến Trinh và mọi người lo lắng nhất là phải xâu chuỗi lại lịch trình của từng người, tránh bỏ sót. Nguyên nhân là thời điểm bùng dịch gần Tết, người dân đi lại nhiều để liên hoan, tất niên, mua sắm. “Có người phải gọi vài ba lần mới liệt kê được hết”, Trinh nói. Nhiều người không nhớ được lịch trình để khai báo hoặc tên và số điện thoại người tiếp xúc gần.
“Khó khăn khác là áp lực”, Trinh cho biết. Tổ truy vết đốc thúc nhau làm việc khẩn trương khi số ca nhiễm ở Hải Dương tăng ngày càng nhanh. Song, cô gái trẻ cho răng công việc của cô so sánh với đội trực tiếp đi truy vết ở hiện trường vùng dịch vẫn đơn giản hơn nhiều.
Hàng ngày, tổ truy vết làm việc từ 8 giờ đến 12 giờ và chiều từ 14 giờ đến 18 giờ. Phụ trách nhóm truy vết qua điện thoại, cô Trương Thị Thu Hương, Giảng viên môn Thống kê, Khoa cơ bản, cho biết tất cả các sinh viên tham gia điều động được tập huấn nhanh nhưng làm việc hiệu quả, truy vết nhanh và hạn chế thấp nhất bỏ sót ca nghi nhiễm. Mọi thông tin liên quan đến truy vết đều bảo mật kỹ.
Tổ truy vết trở thành “sở chỉ huy” đặc biệt truy vết F0 tại Hải Dương. Mục tiêu quan trọng nhất là nhanh chóng và không bỏ sót bất kỳ trường hợp nào.
Tổ truy vết tại Chí Linh chiều 29/1. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đến ngày 30/1, tổ truy vết huy động được 600 sinh viên của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Trong đó 300 sinh viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm; 300 sinh viên còn lại chia làm hai lực lượng. Một cánh tỏa xuống các địa phương truy vết và một nhóm tập trung tại CDC Hải Dương truy vết các ca bệnh F0 điều tra dịch tễ liên quan, danh sách tiếp xúc gần chuyển xuống địa phương thực hiện cách ly.
Sau khi các đối tượng lấy mẫu cộng đồng có thông tin về ca bệnh, ngay lập tức tổ truy vết sẽ thực hiện gọi điện truy vết dịch tễ, các đối tượng tiếp xúc gần và thống kê báo cáo, lập danh sách chuyển đi cho địa phương.
Xác định Tết năm nay không về, Trinh và mọi người hơi tiếc, mong dịch được khống chế để mọi người trên cả nước đón Tết bình an. Cô tự động viên bản thân đang làm việc có ích cho cộng đồng, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế tuyến đầu để có thêm động lực đi chống dịch.
“Cuộc chiến này còn dài nhưng vì sức khỏe toàn dân, không có lý do gì mà chúng ta đứng ngoài cuộc”, cô sinh viên chia sẻ.
Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM làm 'lễ tốt nghiệp' hạng xuất sắc cho bác bảo vệ
Trong lòng nhiều sinh viên, bác bảo vệ Trần Thúc Bảo đã 'tốt nghiệp' với tấm bằng hạng xuất sắc bởi tình yêu thương, sự chu đáo, tận tụy mà không phải ai cũng có...
Ông Trần Thúc Bảo tại buổi "lễ tốt nghiệp" do sinh viên tổ chức cho mình - Ảnh: Hoàng Trung Đức
Ông Trần Thúc Bảo - nhân viên bảo vệ của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - vừa về hưu sau gần 20 năm gắn bó với công việc. Để chia tay người bảo vệ tận tụy này, sinh viên đã tổ chức một buổi tiệc 'tốt nghiệp ký túc xá' cho ông.
Gọi là lễ tốt nghiệp vì ông đã "qua môn", một môn học mà sinh viên cho rằng cần rất nhiều trách nhiệm và yêu thương. Và trong lòng nhiều sinh viên, ông chắc chắn đã "tốt nghiệp với tấm bằng hạng xuất sắc".
Ông Bảo chia sẻ: "Bí quyết để sinh viên quý mình thì tôi chẳng có bí quyết gì đặc biệt, chỉ là xem sinh viên như con cháu mình. Tôi cho đi yêu thương chân thành nên điều nhận lại là sự yêu mến, quý trọng của sinh viên. Và tôi xem đó là gia tài không gì quý báu hơn".
Công việc chính của ông Bảo là giữ gìn trật tự an ninh. Nhưng những hành động quan tâm và gần gũi khiến ông trở thành "ông bố quốc dân" của biết bao thế hệ sinh viên tại đây. Nếu ai đã từng ở ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM đủ lâu, chắc chắn sẽ không thể không biết đến người bảo vệ luôn cười hiền hậu với sinh viên ra vào cổng ký túc xá.
Nhiều sinh viên thường hay đi làm thêm về trễ, nếu gặp ca trực của ông thì luôn cảm thấy an tâm vì ông luôn thức để mở cổng và hỏi han, động viên. Đôi khi lời nhắc mang dù, mang áo mưa của ông cũng khiến sinh viên ấm lòng.
Ngày đóng tiền phòng, nhiều sinh viên chưa có tiền, ông lại cho mượn tiền hoặc đứng ra nói với trưởng nhà cho thêm vài ngày để xoay xở. Có đồ ăn ngon ông luôn gói ghém, dành phần và chia cho mỗi người một ít.
Hoa Nguyễn, sinh viên ở ký túc xá, chia sẻ: "Những ngày đầu ra vào ký túc xá mình thấy ấm áp bởi nụ cười hiền hậu của bác. Thỉnh thoảng có quà bánh gì bác cũng dành phần. Gói xôi, cục kẹo hay bánh trái chẳng đắt đỏ gì, cái đắt giá là sự quan tâm, chu đáo của bác mà có tiền người ta cũng chẳng mua được đâu".
Cuộc sống xa nhà không dễ gì có người cười hiền hậu với mình mỗi ngày, động viên an ủi, bảo ban ân cần... Có bác bảo vệ như ông Bảo, những sinh viên xa gia đình cảm thấy ấm lòng vì những quan tâm thấu đáo.
Biệt đội giải cứu chó mèo ở Tây Nguyên Ở Tây Nguyên lâu nay có một mái ấm đặc biệt mang tên "Nhà của Cún em". Mái ấm cưu mang nhiều chó mèo bị bỏ rơi, bị tai nạn. Trong một lần tìm chó cưng đi lạc vào cuối năm 2017, anh Phan Hoàng Phát (sinh năm 1980, ngụ phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phát hiện một con...