Làn sóng tẩy chay hệ ĐH tại chức

Theo dõi VGT trên

Sau các tỉnh Quảng Nam, Hà Nam, Nam Định, Đà Nẵng… thì Quảng Bình cũng đã có quyết định không tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp hệ tại chức (tức hệ vừa làm vừa học).

Tại chức đang đi không đúng đường vì quan điểm chỉ coi tại chức là “nồi cơm” của các trường và kiểm soát không chặt. Xóa tại chức là không thể nhưng để tại chức tồn tại và được công nhận thì phải siết đầu ra.

.Phóng viên: Hiện nay bằng tại chức bị tẩy chay ở một số nơi, so với phương Tây thì đây là hiện tượng bất thường. Bà nghĩ gì về hệ đào tạo tại chức hiện nay?

Làn sóng tẩy chay hệ ĐH tại chức - Hình 1
TS Vũ Thị Phương Anh (ảnh), nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM: Ở Mỹ không có cái gọi là bằng tại chức. Sinh viên (SV) được lựa chọn phương thức học tập, dù học toàn thời gian hay bán thời gian nhưng điểm chung vẫn là cùng một tiêu chuẩn học tập, giảng dạy và đánh giá. Do đó, cùng một nơi đào tạo, cùng một bằng cấp, SV tốt nghiệp không có sự khác nhau về chất lượng dù họ học theo phương thức nào. Ở Việt Nam, việc nhà tuyển dụng chê hệ tại chức là do chúng ta đẻ ra hệ này mà không dưỡng. Miệng thì nói hệ này tạo cơ hội cho mọi người học nhưng trong bụng thì không tin.

Bỏ tên “tại chức, chính quy” trên bằng

. Có phải do trường cố tình cắt giảm chương trình, không đáp ứng chuẩn đào tạo, giảng viên dễ dãi… nên hệ tại chức bị nhìn một cách méo mó?

Không nên phân biệt gọi hệ tại chức hay hệ chính quy và tiến tới không phân biệt bằng cấp, loại hình đào tạo. Chính hai tên gọi cho thấy tự mình đã phân biệt. Và rõ ràng trong tư duy của các trường cũng xếp đủ giờ chính quy, còn tại chức thì ai cũng nghĩ là làm thêm. Ban ngày đã dạy đủ giờ, buổi tối dạy thêm nữa thì phải cắt xén đi vì người dạy và học đều mệt mỏi. Chính nhà trường là nơi cung cấp sản phẩm cũng đã xem tại chức là hạng hai rồi. Thêm vào đó, không một cơ quan nào kiểm soát việc này nên cuối cùng sản phẩm ra chắc chắn kém. Và đương nhiên hệ quả là nhà tuyển dụng kỳ thị cũng là điều dễ hiểu.

. Vậy làm sao để vực lại hệ tại chức, để xã hội tin tưởng?

Chúng ta có những cái làm hỏng quá rồi nên vực lại rất khó khăn. Giống như căn nhà đã dột nát, chống đỡ lại đôi khi nó cũng không đi tới đâu. Thực tế hiện nay cái tên tại chức nó đã xấu rồi. Trước đây có dạo không cho đào tạo tại chức. Lúc đó tên tại chức mất, ra đời hệ mở rộng. Khoảng thập niên 1990, hệ ĐH mở rộng áp dụng tín chỉ cho học ban ngày, ban đêm. SV được chọn lớp học theo nhu cầu bản thân. Khi đó, dù học theo hệ mở rộng hay hệ chính quy, SV đều được thi chuyển giai đoạn. Nếu đạt yêu cầu thì có quyền chuyển qua hệ chính quy. Đây là cái để xóa nhòa, để không phân biệt hai hệ đào tạo.

Làn sóng tẩy chay hệ ĐH tại chức - Hình 2

Khi đã tuyển đúng đối tượng, nên bỏ cách ghi “hệ tại chức”, “hệ chính quy” trên bằng tốt nghiệp. Ở kỳ thi chung chuyển giai đoạn, nếu SV đạt thì bất kể nguồn gốc khi vào là mở rộng hay chính quy vẫn được cấp bằng như nhau. Vì vậy, không phân biệt hệ đào tạo ngay từ trong nhà trường, khi đó xã hội mới không phân biệt.

Siết chặt đầu ra

Video đang HOT

. Vậy có nên thay đổi cách thi để hệ tại chức được công nhận? Nếu có thì thay đổi như thế nào, thưa bà?

Cần tiến tới dùng một kỳ thi tốt nghiệp, tức không phân biệt kỳ thi chính quy, kỳ thi tại chức mà là tốt nghiệp của toàn khóa. Cùng một đề, nếu SV đạt thì được tốt nghiệp. Đây là cách kiểm soát chất lượng từ trong nhà trường. Kỳ thi tốt nghiệp chung này phải chấm rọc phách. SV nào kém phải lo học để có bằng.

Học theo tín chỉ SV có quyền đăng ký học ban ngày hay ban đêm, miễn là tích lũy đủ tín chỉ thì ra trường. Do đó, có người học bốn năm nhưng có người học 10 năm mới có thể ra trường. Cùng học tín chỉ như nhau, cùng thi tốt nghiệp chung thì trên bằng không nên phân biệt tại chức hay chính quy.Chúng ta không bao giờ chịu giải quyết cái gốc mà toàn lo cái ngọn. Chính vì vậy mà cứ nới tay cho tại chức vì thấy tội nghiệp. Không tội gì cả, anh muốn có bằng mà không muốn bị phân biệt thì phải học cho bằng người ta.

. Nhưng làm sao để tại chức có thể thi chung với chính quy trong khi đầu vào khác nhau?

Như tôi đã nói, đầu vào không nói lên được ý nghĩa gì, bởi mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Không thể truy ngược lại là tại sao lúc 18 tuổi không thi chính quy. Không cần truy, miễn là sau tuổi 25, có một con đường khác để người ta vào ĐH và cuối cùng vẫn hoàn thành số tín chỉ theo quy định. Cái này mới là nhân văn chứ! Do đó, nếu không trường nào nhận mình cắt xén chương trình, không ông thầy nào nói bỏ giờ bỏ giấc, vậy phải để SV được thi với chính quy. Tôi thấy không có lý do nào để phải từ chối cho thi chung cả. Bởi đã dạy chung một chuẩn thì phải thi chung được. Ở ta do có phân biệt, cứ nghĩ đầu vào cao thì đầu ra sẽ cao. Cùng học một chương trình như nhau thì phải cùng được thi như nhau. Công bằng nằm ở năng lực chứ.

Theo tôi, phải tiến tới “mở đầu vào, siết đầu ra” và chỉ cấp bằng cho những người đạt trình độ. Bởi cấp bằng cho người không đủ trình độ chẳng những góp tay làm hư hại xã hội mà trước tiên làm hư hại chính người được cấp bằng. Tuy nhiên, trước hết Bộ GD&ĐT phải thay đổi. Bởi đầu vào nào thì Bộ sẽ cấp phôi bằng đó, nên trước hết Bộ phải không phân biệt, cùng học tín chỉ thì SV hệ chính quy và tại chức phải học chung. Nếu Bộ đồng ý, trường làm chất lượng thì tôi nghĩ sẽ thay đổi được hệ tại chức.

. Xin cảm ơn bà.

Theo Quốc Dũng

Pháp luật TPHCM

Siết chặt hệ tại chức

Ngày 30/8, tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT tổ chức buổi tọa đàm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức) trình độ ĐH, CĐ. 72 cơ sở đào tạo hệ này đã tham dự.

Mở đầu buổi tọa đàm, ông Bùi Anh Tuấn - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) - thẳng thắn nhìn nhận chất lượng đào tạo hệ tại chức còn thấp hơn so với chính quy. Gần đây, khi nhiều địa phương như Đà Nẵng, HàNam, Quảng Nam... không tuyển người tốt nghiệp tại chức gây ra bức xúc cho xã hội và người học.

"Có những ý kiến cho rằng hệ vừa làm vừa học đã đi lệch hướng ngay từ đầu và bị buông lỏng đầu vào, không có chuẩn đầu ra" - ông Tuấn cho hay.

Siết chặt hệ tại chức - Hình 1

Đại diện các cơ sở đào tạo hệ tại chức đóng góp ý kiến với Bộ GD-ĐT tại hội thảo. (Ảnh: Đoàn Cường)

Siết chặt chỉ tiêu

Nói về chất lượng tại chức, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã dẫn ra một ví dụ mà ông từng gặp khi hỏi một sinh viên tại chức phép toán đơn giản 6:0 bằng mấy thì sinh viên này hồn nhiên nói: Vì không chia cho ai nên 6:0=6.

ÔngGa khẳng định: "Tất cả chúng ta ai cũng biết thực chất, ai cũng biết vấn đề của tại chức không bài bản như chính quy. Không phải vì các địa phương từ chối tuyển dụng tại chức mà từ lâu xã hội đã biết chất lượng như thế nào rồi. Chúng ta không thể trách các nhà tuyển dụng không mặn mà với hệ này được". Tuy nhiên, ông cũng khẳng định sẽ không khai tử hệ tại chức. Nó tồn tại vì nhu cầu học tập của người dân.

"Riêng đối với các trường đại học nghiên cứu thì tại chức phải giảm dần và tiến tới bỏ hẳn" - ông Ga nói thêm.

Siết chặt hệ tại chức - Hình 2
"Đào tạo phải theo hình chóp. Đầu vào có rộng nhưng cửa ra phải hẹp, như vậy chất lượng mới lên được" - TS Mai Hồng Quỳ (hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM)

Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra một thực tế là trong suốt thời gian dài việc phát triển ồ ạt hệ tại chức, liên kết đào tạo khắp các địa phương, dễ dãi cho đầu vào khiến chất lượng có vấn đề đã kéo theo hệ lụy là gây dư luận như hiện nay. Chương trình đào tạo cũng bị cắt xén từ khung của hệ chính quy. Còn đầu ra thì do các trường tự quyết. "Quan điểm là những năm tới sẽ siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh tại chức không quá 30% tổng chỉ tiêu" - ông Ga cho hay.

Nhiều ý kiến của các trường cho rằng hệ tại chức mang tiếng phần nhiều là do học sinh thi rớt ĐH mới xin đi học tại chức. Chính đầu vào như vậy khiến chất lượng không đảm bảo.

Ông Trần Văn Nam - giám đốc ĐH Đà Nẵng - chỉ ra một điều rất trớ trêu như ở Đà Nẵng học tại chức ngành xây dựng tuyển đầu vào rất khắt khe, đầu ra thì chỉ 5-7% ra trường. Chính vì làm căng như vậy nên học viên không dám đăng ký học và nhà trường tuyển không ra người. Tương tự, ông Đỗ Văn Xê - phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ - cho hay khi trường này hạ chỉ tiêu xét tuyển từ 3.500 xuống còn 1.500 thì lập tức có nhiều trường khác nhảy vô giành giật tuyển sinh ngay. Đó là kiểu "đánh bắt xa bờ" của các trường đào tạo tại chức khác.

Ông Phạm Quang Trung - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân - dẫn chứng vừa rồi tỉnh Hà Giang đến trường này để đặt vấn đề đào tạo hệ tại chức. "Lãnh đạo địa phương nói rằng nếu không đào tạo hệ tại chức nữa thì địa phương sẽ vắng cán bộ. Không chỉ Hà Giang mà nhiều địa phương ở Tây Bắc, Tây nguyên, Nam bộ... cũng vậy" - ông Trung cho biết.

Nhưng ông thừa nhận ở một số nơi và ngay như trường này cũng có một số lớp chất lượng chưa tốt. "Học xong một môn rồi thi ngay thì làm sao hấp thụ, tiêu hóa kiến thức. Tài liệu hướng dẫn học tập hầu như không có" - ông Trung cho biết.

Về chương trình đào tạo, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng chỉ ra thực tế là tài liệu học tập của hệ chính quy tốt hơn, đầy đủ hơn. Còn nhiều ngành tại chức tổ chức chiêu sinh nhiều nhưng không có phòng thí nghiệm, thực hành thì cũng bằng không. Trường ĐH Thái Nguyên cũng nhìn nhận ngay như trong hệ tại chức với nhau cũng không thống nhất, có ngành ở trường này học năm năm rưỡi mới xong nhưng trường khác chỉ bốn năm là rồi.

Nhiều ý kiến của các nhà giáo dục cho rằng thực chất của việc nở rộ tại chức là do các trường muốn tăng nguồn thu cho mình do nguồn thu của hệ chính quy chỉ bằng 1/3 hệ này. Cũng vì "nồi cơm" của các trường dẫn đến việc tuyển sinh có vấn đề. Để tồn tại "vấn đề" tại chức như vậy là do Bộ GD-ĐT trong suốt một thời gian dài chỉ quan tâm đến chính quy mà quên đi hệ này.

Lấy điểm sàn cho hệ tại chức

Nhiều ý kiến của các trường cho rằng cần phải có khung, phải tăng cường kiểm soát đầu vào, đầu ra của hệ tại chức. Ông Phạm Quang Trung đề nghị: "Nguồn tuyển phải tăng cường dành cho cán bộ, người đi làm thì sẽ tốt hơn. Đối tượng học sinh thi rớt ĐH rồi lại đi học ĐH tại chức thì phản cảm lắm". Ông Bùi Văn Ga cho rằng: "Chúng ta lấy điểm thấp xuống so với điểm sàn vài điểm chứ không nên lấy những học sinh thi ĐH chỉ 1-2 điểm".

Siết chặt hệ tại chức - Hình 3
"Xã hội không chấp nhận do chính chúng ta dễ dãi làm mất uy tín của mình" - TS Đỗ Văn Xê (phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ)

Ông Đỗ Văn Xê cũng thống nhất với quan điểm này và cho biết thêm có thể xét tuyển dựa vào mức điểm sàn do bộ quy định và được sử dụng kết quả thi ĐH của những năm trước để xét. Đối với học sinh phổ thông, các ý kiến cho rằng cần tách ra thành một loại hình khác bởi không thuộc phạm trù hệ vừa làm vừa học. "Trước đây, học hệ vừa làm vừa học phải có quyết định của cơ quan cử đi, giáo viên dạy phải giỏi mới được dạy hệ này. Vì vậy cần tách học sinh phổ thông ra để hệ này khỏi bị oan" - ông Nguyễn Hoàng Việt (ban đào tạo ĐH Đà Nẵng) cho hay.

Về đầu ra, ông Trần Văn Nam cho rằng phải tiến tới không phân biệt bằng cấp, loại hình đào tạo. Nếu vậy, phải cho thí điểm ở một số trường để thử. Cho sinh viên tại chức và chính quy thi cùng tín chỉ để "cân đo" năng lực xem đến đâu. ÔngGa góp ý thêm: "Nếu trường nào sàng lọc kỹ, đầu ra kiểm soát chặt chẽ thì bộ sẽ tăng chỉ tiêu lên. Ngược lại, trường nào ra trường 100% thì bị xử lý".

Ông Bùi Văn Ga cho biết thi tại chức do trường tự tổ chức khiến rất khó tin kết quả. Vì vậy, buộc phải đi thi ĐH một lần để kiểm soát trình độ tối thiểu. Với đầu vào sẽ tính phương án trên điểm sàn thì sẽ nhận học ngay, dưới điểm sàn thì học bổ sung một kỳ. Với người đi làm phải dự một kỳ thi ĐH bất kỳ, nếu điểm thi 1-2 điểm thì loại ngay. Trong quá trình học như chính quy không cắt xén, thi cùng với chính quy ở những tín chỉ giống nhau để có cùng một thước đo.

"Nếu không muốn nhà tuyển dụng chê, chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ, căn cơ hệ tại chức. Kỳ thi chung sẽ là thước đo của cả hai loại hình đào tạo để đạt chuẩn đầu ra" - ông Ga kết luận.

Xây dựng quy chế mới Theo kế hoạch, sau buổi tọa đàm giữa các trường, Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) sẽ tổng hợp các ý kiến để chuẩn bị xây dựng quy chế đào tạo mới cho hệ vừa học vừa làm. Bản dự thảo quy chế sẽ được lấy ý kiến rộng rãi trên mạng trước khi hoàn chỉnh để chính thức ban hành. Ngọc Hà

Theo Đoàn Cường

Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận raThảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận ra
23:41:18 20/02/2025
'Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối''Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối'
23:13:59 20/02/2025
Vợ 3 kém 29 tuổi nhắc Bảo Chung: "Quãng đời còn lại đừng có ai nữa nhé!"Vợ 3 kém 29 tuổi nhắc Bảo Chung: "Quãng đời còn lại đừng có ai nữa nhé!"
20:57:29 20/02/2025
Nóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người HànNóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người Hàn
21:42:07 20/02/2025
HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?
23:22:59 20/02/2025
Bắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủngBắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủng
21:44:25 20/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điềuCặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều
23:43:18 20/02/2025
Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)
23:17:38 20/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ cảng vụ hàng không lừa đảo xin việc vào sân bay

Cựu cán bộ cảng vụ hàng không lừa đảo xin việc vào sân bay

Pháp luật

07:03:47 21/02/2025
Ngày 20/2, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Ngọc (65 tuổi, trú tại quận Hải Châu) 15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Phim châu á

07:03:32 21/02/2025
Tuần qua, bộ phim ma hài Thái Lan Rider: Giao hàng cho ma là phim nước ngoài có doanh thu cao nhất tại thị trường điện ảnh Việt Nam
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Du lịch

06:48:15 21/02/2025
Với hang động kỳ bí, dòng suối mát lành và hệ sinh thái phong phú, khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn.
Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

06:41:21 21/02/2025
Sự trở lại của thành viên đẹp nhất BLACKPINK làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều khi cô liên tục gây tranh cãi về kỹ năng.
Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Sao châu á

06:36:33 21/02/2025
Chiều 20/2, ký giả từ tờ Edaily đã đăng tải bài viết chỉ trích Lee Jin Ho, đồng thời vạch trần trò lố và những lời nói dối của cựu phóng viên này.
Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

Thế giới

06:29:12 21/02/2025
Dù vậy, Yak-130M là minh chứng cho chiến lược của Nga trong việc kết hợp khả năng mua sắm với tính linh hoạt chiến thuật, nhằm thu hút các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế.
Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Ẩm thực

06:03:15 21/02/2025
Khi món ăn hoàn thành, bạn mở nắp nồi hấp ra, mùi thơm của thịt quyện với hương tỏi xông thẳng vào mũi, cực hấp dẫn...
'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

Hậu trường phim

06:00:47 21/02/2025
Theo nhiều nguồn tin, cựu điệp viên 007 Daniel Craig sẽ không tham gia dự án chuyển thể sắp tới thuộc vũ trụ siêu anh hùng DC, dù cuối năm 2024 ông được dự đoán sẽ góp mặt.
'Nosferatu' - phim ma cà rồng xuất sắc ra rạp Việt

'Nosferatu' - phim ma cà rồng xuất sắc ra rạp Việt

Phim âu mỹ

05:58:11 21/02/2025
Nosferatu (Ma cà rồng Nosferatu), một trong những phim kinh dị xuất sắc năm 2024, sẽ chiếu thương mại tại rạp Việt từ ngày 28.2.
Nửa năm sau khi ra mắt, iPhone 16 Plus vẫn chơi game cực ổn, cấu hình "bao ngon" chiến mọi tựa game AAA

Nửa năm sau khi ra mắt, iPhone 16 Plus vẫn chơi game cực ổn, cấu hình "bao ngon" chiến mọi tựa game AAA

Mọt game

05:52:25 21/02/2025
Khi iPhone 16 Plus chính thức lên kệ vào tháng 9 năm ngoái, giới công nghệ và game thủ đã ngay lập tức dự đoán về hiệu năng khủng khiếp của con chip Apple A18 Bionic.