Lấn sân giáo dục phổ thông
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên có nhiều chức năng nhưng nhiều trung tâm ở TPHCM hiện nay chỉ thực hiện chức năng duy nhất là dạy bổ túc văn hóa
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (TTGDTX) quận 5 – TPHCM từ rất nhiều năm nay chỉ thực hiện việc duy nhất là dạy chương trình THCS và THPT. Ở thời điểm này, trung tâm đang tổ chức dạy học cho 954 học viên khối THCS và THPT. Tình trạng này cũng gặp ở nhiều TTGDTX khác.
Đầu voi đuôi chuột
Đó là ví von của nhiều chuyên gia giáo dục khi nói về hoạt động của các TTGDTX hiện nay. Theo quy chế hoạt động, TTGDTX có nhiều nhiệm vụ nhưng thực tế hoạt động lại rất ít.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc TTGDTX quận 5, cho biết cách nay hơn 3 năm, ông về tiếp quản trung tâm này trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Cơ sở vật chất của trung tâm chỉ là căn nhà phố chật hẹp trên đường Nguyễn Trãi, chỉ đủ tổ chức 4 phòng học, 1 phòng vi tính, 1 phòng thực hành và vài phòng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên của trung tâm. Chính sự khó khăn về cơ sở vật chất đã bó buộc hoạt động của trung tâm. “Nhiều khi chúng tôi muốn mở rộng các hoạt động khác nhưng đành bó tay vì điều kiện cơ sở vật chất không cho phép”- ông Long nói.
Video đang HOT
Một lớp học phổ thông ở TTGDTX quận 10 – TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
TTGDTX quận 4 cũng chung cảnh ngộ. Bà Đinh Kim Hoàng, Giám đốc TTGDTX quận 4, cho biết hoạt động của trung tâm chỉ gói gọn trong việc tổ chức dạy bổ túc văn hóa cho 617 học viên. Việc đa dạng hóa các hoạt động khác là không thể vì cơ sở vật chất không cho phép. Các TTGDTX Nhà Bè, quận 6… cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Ông Phạm Anh Ba, Trưởng Phòng GDTX- Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết sở luôn hối thúc các TTGDTX đa dạng hóa hoạt động nhưng hiện chỉ có một số nơi như TTGDTX quận Phú Nhuận, Tân Phú, quận 3, quận 12 làm được. Số còn lại chưa thể thực hiện vì nhiều yếu tố, trong đó có khó khăn về cơ sở vật chất.
Dạy phổ thông: Liệu có hợp lý?
Tại TPHCM, các TTGDTX là một trong những địa chỉ tiếp nhận học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 công lập trong các kỳ thi tuyển. Hằng năm, các TTGDTX ở TPHCM tiếp nhận trên dưới 10.000 chỉ tiêu (năm học 2012 – 2013: hơn 9.000 chỉ tiêu năm học 2011 – 2012: hơn 13.000 chỉ tiêu). Theo quy định, những học viên ở TTGDTX chỉ học các môn: toán, lý, hóa, văn, sử, địa, sinh. Các môn giáo dục công dân, ngoại ngữ, tin học chỉ là khuyến khích, trung tâm nào có điều kiện thì tổ chức dạy nhưng không ghi điểm trong học bạ.
Việc các TTGDTX tuyển học sinh phổ thông để dạy bổ túc văn hóa được các chuyên gia giáo dục đánh giá là không ổn. Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt – Úc, cho rằng mục tiêu của TTGDTX là tổ chức học tập suốt đời. Đối với chức năng dạy bổ túc văn hóa, TTGDTX hướng đến tổ chức dạy cho các đối tượng quá tuổi học trường phổ thông để phổ cập giáo dục. Do vậy, việc đưa học sinh trong độ tuổi vào học ở TTGDTX là không phù hợp.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng trường công lập không thể đáp ứng được chỗ học của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS nên phải phân luồng. Nhiều phụ huynh không muốn cho con mình học nghề sớm, lại không có điều kiện học ở trường dân lập, tư thục nên vào TTGDTX là một giải pháp. “Đầu vào TTGDTX thường yếu hơn học sinh công lập nên học ở TTGDTX ít môn hơn, các em có điều kiện để tập trung cho các môn học”- ông Đạt nói.
Theo người lao động
Hà Nội: Thanh tra cơ sở vật chất và hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội vừa ký quyết định thành lập 18 đoàn thanh tra cơ sở vật chất và hồ sơ thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Các đoàn thành tra sẽ bắt đầu làm việc từ ngày 14/5 cho đến hết ngày 19/5.
Sở GD-ĐT cho biết, các đoàn thanh tra sẽ có nhiệm vụ kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thi tại các Hội đồng coi thi và thanh tra hồ sơ dự thi của thí sinh tại các trường THPT, bổ túc văn hóa, dân tộc nội trú, các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp thuộc thành phố Hà Nội theo quy định.
Mặc dù được giao quyền chủ động trong việc tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012 nhưng để đảm bảo không có sự xáo trộn, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn tiếp tục tổ chức các Hội đồng coi thi theo mô hình cụm trường. Trong kì thi năm nay sẽ có 79 cụm trường với 149 Hội đồng thi. Mỗi cụm trường sẽ bao gồm từ 2 hội đồng thi trở lên. Chỉ có những vùng đi lại khó khăn, khoảng cách xa thì mới tổ chức Hội đồng thi độc lập.
Được biết, kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Hà Nội có khoảng 75.000 thí sinh (TS) dự thi, trong đó có gần 70.000 TS thi THPT 2.900 TS thi hệ bổ túc THPT và khoảng 2.200 TS tự do. Số đơn vị có HS dự thi tốt nghiệp là 229, tăng hơn 10 đơn vị so với năm 2011. Dự kiến sẽ có hơn 8.000 giám thị được huy động tham gia phục vụ kỳ thi ở 3.130 phòng thi.
N.H
Theo dân trí
Cần một "Tổng công trình sư" cho "bài toán" SGK Việc biên soạn sách giáo khoa cần làm tổng thể và liền mạch. Nên có "Tổng công trình sư" cho cả hệ thống phổ thông để ghép nối các "công trình sư" biên soạn sách của từng năm học. GS Bành Tiến Long đưa ra hướng giải quyết bất cập trong việc biên soạn SGK. Vấn đề SGK từ lâu đã được dư...