Lằn ranh đỏ trái phiếu doanh nghiệp
Việc nhà đầu tư (NĐT) đổ xô đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) do lãi suất cao, đã đẩy thị trường TP vào nguy cơ tăng trưởng quá nóng. Các cơ quan quản lý nhà nước đã có những chính sách nhằm kìm hãm, nhưng lại vô tình đẩy thị trường tăng nóng hơn trước khi các quy định mới có hiệu lực.
NĐT cá nhân lao vào do lãi suất hấp dẫn
Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ( HNX), trong 5 tháng đầu năm đã có 100 DN phát hành 580 đợt TP, với tổng giá trị phát hành đạt gần 92.000 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp dịch bệnh Covid-19 làm hạn chế các hoạt động kinh doanh đầu tư.
Nếu tính tổng giá trị TPDN phát hành từ đầu năm đến nay, ước tính gần 160.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, NĐT cá nhân mua gần 22.700 tỷ đồng TPDN trên thị trường sơ cấp, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình chỉ hơn 9% của 2019.
Tính cả sơ cấp và thứ cấp, tỷ lệ NĐT cá nhân đầu tư mua TPDN tăng gần 30%, so với các năm trước dưới mức 10%, cho thấy đây là kênh mới cho NĐT cá nhân nhưng cũng phát sinh rủi ro mới.
Tổng giá trị TPDN hiện tại đang hướng tới con số 800.000 tỷ đồng, trong đó hơn một nửa TPDN do các ngân hàng (NH) đang nắm giữ, phần còn lại do các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ, tỷ lệ này tăng hơn 150% trong năm 2019 và khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020.
Nổi bật trên thị trường TPDN là DN lĩnh vực bất động sản (BĐS), đã ồ ạt phát hành với tổng giá trị TPDN lên tới 45.590 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD), chiếm tỷ trọng gần 30% trong số gần 160.000 tỷ TPDN phát hành từ đầu năm.
Thị trường TPDN không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp mà cả thị trường thứ cấp. Đơn cử, lượng TPDN niêm yết trên sàn HOSE đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (năm 2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (tính đến hết 6-2020), tương ứng tỷ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm.
Điều này cho thấy đây là kênh đầu tư mới cho NĐT cá nhân bên cạnh các kênh truyền thống như chứng khoán, BĐS và vàng, nhờ lợi nhuận cao trong bối cảnh lãi suất NH và trái phiếu chính phủ (TPCP) ngày càng giảm. Thậm chí, lãi suất TPCP ở nhiều kỳ hạn thấp hơn 3%, thấp nhất nhiều năm.
Thực tế cho thấy, TPDN ngoài việc giao dịch sôi động, đa số DN đều có lãi suất cao, hầu hết trên 10%, trừ TP được các tổ chức tín dụng (TCTD) như NH phát hành thấp hơn (phổ biến quanh mức 5,5-7,5%). Mức lãi suất này cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Đặc biệt nhóm DN có lãi suất cao tập trung vào nhóm BĐS, trong tình thế BĐS đang bị NH hạn chế cho vay. Thậm chí, nhiều DN phát hành TP quy mô gấp hàng chục, hàng trăm lần vốn chủ sở hữu hay vốn điều lệ.
Bộ Tài chính cảnh báo
Video đang HOT
Trước dự báo tăng trưởng quá nóng của TPDN, Bộ Tài chính tiếp tục cảnh báo rủi ro, khi các công ty chứng khoán (CTCK) và NH đang có dấu hiệu chào mời NĐT cá nhân nhỏ lẻ mua TPDN bằng mọi giá. Theo Bộ Tài chính, NĐT mua TP dựa trên tiêu chí lãi suất cao có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư (bao gồm cả gốc và lãi) nếu DN phát hành gặp khó khăn.
Đây không phải là lần đầu tiên bộ này khuyến nghị NĐT, đặc biệt NĐT cá nhân vì mức độ rủi ro từ những TPDN có lãi suất đặc biệt cao. Đáng chú, sau khi Luật DN (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 17-6, đã “cấm cửa” đối tượng NĐT không chuyên mua bán TPDN phát hành riêng lẻ từ ngày 1-1-2021.
Đây có thể là lý do khiến cho các tổ chức tài chính, DN lại càng cố gắng tăng tốc chạy đua mời chào các NĐT thuộc nhóm này mua TP trước kỳ hạn, dù tốc độ này đã rất cao trong 2 năm qua.
Với các DN BĐS, do bị hạn chế nguồn từ NH, đã chuyển sang kênh TP để vừa huy động vốn từ nhiều nguồn khác như NĐT tổ chức.
Tuy vậy, với tình hình kinh tế dù có sự khởi sắc nhờ kinh tế trong nước mở cửa trở lại sớm, nhưng thế giới vẫn có nhiều nước chưa thể mở cửa làm dòng vốn bị hạn chế, nhiều DN BĐS gặp khó khăn khi nguồn cung lẫn cầu đều ảnh hưởng làm thanh khoản sụt giảm.
Do đó, việc huy động vốn từ TPDN với lãi suất cao để dễ thu hút vốn, dù NĐT có lợi vì được hưởng lãi cao nhưng khả năng kinh doanh có lãi các DN BĐS cũng chịu rủi ro.
Ngoài việc hoạt động kinh doanh bị hạn chế bởi dịch bệnh, nhu cầu chủ yếu từ nội địa nên lợi nhuận từ DN rất khó duy trì được như những năm trước, chưa nói đến việc thua lỗ.
Như thế việc có tiền để trả lãi cho NĐT là câu hỏi lớn khi các TP này đến hạn hay các cam kết mua lại. Rủi ro kinh doanh này có thể đánh giá từ niềm tin của ngành NH, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang có dấu hiệu suy giảm.
NĐT cần tự bảo vệ
Trước dự báo tăng trưởng quá nóng của TPDN, Bộ Tài chính tiếp tục cảnh báo rủi ro, khi các công ty chứng khoán (CTCK) và NH đang có dấu hiệu chào mời NĐT cá nhân nhỏ lẻ mua TPDN bằng mọi giá.
Minh chứng cho những rủi ro khi đầu tư vào TPDN, là hiện tượng hàng loạt NH ồ ạt bán giải chấp BĐS cầm cố, không thiếu trường hợp bán 4-5 lần, mỗi lần hạ giá bán 5-10%. Đơn cử, BIDV Phú Tài (Bình Định) rao bán hàng chục lần vẫn chưa bán được khoản nợ 2.700 tỷ đồng của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn.
Thậm chí, BIDV đã rao bán khoản tài sản cầm cố này chỉ còn 800 tỷ đồng, nhưng cũng không kiếm ra được khách hàng.
Từ thực tế trên cho thấy, việc đầu tư TPDN các NĐT cũng nên phân tích như khi đầu tư chứng khoán. Việc phân tích này sẽ gia tăng sự an toàn cũng như lợi nhuận cho chính mình, bên cạnh các quy định của pháp luật.
Nghĩa là NĐT phải đánh giá tình hình DN, hiệu quả của các dự án, khả năng trả nợ, năng lực ban lãnh đạo. Sau đó là chính sách cho sản phẩm TP như cam kết mua lại trước hạn (nếu có), các mức phí phải chịu. Cần lưu ý trong một số trường hợp, mức phí bán lại TP trước hạn có thể ăn mòn hết phần chênh lệch với lãi suất tiền gửi.
Cuối cùng, NĐT cá nhân nếu cảm thấy quá phức tạp hoặc đơn giản chỉ muốn tối ưu lợi ích, có thể ủy thác cho NĐT chuyên nghiệp như tổ chức tài chính hay quỹ đầu tư thực hiện thay mình.
Khi CTCK và ngân hàng lao vào "môi giới" trái phiếu doanh nghiệp
Nếu như thị trường cổ phiếu đã được xem là một dạng đầu tư bậc cao vì cần những chuyên môn nhất định để thẩm định doanh nghiệp, thì thị trường trái phiếu còn cao cấp hơn nữa và xưa nay vốn không dành cho nhà đầu tư (NĐT) nhỏ lẻ. Thế nhưng, khi "lòng tham" của người gửi tiết kiệm bị đánh thức, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã chạm đến được nguồn tiền "bỏ lọ" này.
Khi người gửi tiết kiệm sụp bẫy
Người viết bài này may mắn được chứng kiến sự lớn lên của lớp người gửi tiết kiệm biến thành NĐT TPDN trong khoảng 2 năm gần đây. Đó là nhờ có tài khoản tiết kiệm "VIP" ở một ngân hàng (NH) nên được nhân viên chăm sóc "nài nỉ" tham gia cho đủ số lượng tại một buổi giới thiệu cơ hội đầu tư TP chuyển đổi của một DN khai khoáng ngay tại hội trường chi nhánh NH.
Chỉ hơn chục "NĐT" tham dự mà phần lớn có tuổi đời phải trên 60. Tập tài liệu chi chít biểu đồ, bảng số mà rất ít người cố công đọc hết chứ chưa nói đến hiểu. Mối quan tâm chính của những người tham gia lúc đó là lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm bao nhiêu và những đồ ăn miễn phí. Đó là những chủ tài khoản tiết kiệm lọt vào tầm ngắm của NH với số dư tương đối ổn định và ở quy mô nhất định.
Bẵng đi 2 năm, lần gặp gỡ Tổng giám đốc một Công ty chứng khoán (CTCK) ở Hà Nội, vị này hồ hởi tiết lộ chiến lược phát triển tài khoản NĐT dựa trên logic thú vị: Hàng chục triệu tài khoản tiết kiệm đang nằm im với số tiền khổng lồ có thể được biến thành các tài khoản đầu tư nếu biết cách thuyết phục.
Vì thế chương trình đào tạo nhân viên môi giới và phát triển tài khoản có thêm những kỹ năng liên quan, cộng với việc kết hợp với các NH. Kết quả là số tài khoản mở mới ở CTCK này đã gia tăng chóng mặt chỉ sau vài tháng.
Khi mọi thứ đã vào guồng, thì hiện không khó bắt gặp những người gửi tiết kiệm ngồi tại trụ sở NH hỏi mua, bán một TP nào đó. Các nhân viên NH cũng sẵn sàng phục vụ nhiệt tình.
Cũng chỉ cần dạo qua trang web của các CTCK là thấy hàng loạt các sản phẩm đầu tư TP được chào mời với các lời lẽ hấp dẫn: "Kỳ hạn cố định và linh hoạt phù hợp với mọi NĐT. Lợi tức thực nhận xx.x% và được cam kết mua lại bởi công ty XXX. Được cam kết tạo thanh khoản, khả năng rút vốn linh hoạt...". Thậm chí còn có những lời giới thiệu đầy thuyết phục như "Cánh cửa mở ra tương lai thịnh vượng cho các cá nhân và gia đình Việt Nam"!
Gần như tất cả các CTCK lớn trên thị trường hiện tại đều đang tung ra những gói dịch vụ đầu tư TP phục vụ đủ loại nhu cầu. VNDS có sản phẩm TP D-Bond, V-Bond; MBS có sản phẩm Abond; SSI có sản phẩm Sbond; TCBS có iBond...
Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng điểm chung là các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ đến tận "chân răng" của các tổ chức trung gian phân phối này để khách hàng "gà" nhất cũng có thể mua bán được TPDN.
Một thị trường "hoang dã"
Nếu như cách đây 2 năm việc thuyết phục người gửi tiết kiệm quan tâm tới TPDN là cần những nỗ lực lớn, thì hiện tại việc đầu tư TP gần như trở thành mốt. Làn sóng giảm lãi suất "thủng đáy" đang hỗ trợ các chuyên viên NH dễ dàng khuyến khích người gửi tiết kiệm chuyển sang một sản phẩm đầu tư dựa trên TP với lãi suất cố định cao hơn NH.
Khách hàng được hướng dẫn và hỗ trợ tối đa đến mức gần như chỉ ngồi một chỗ và nói ra yêu cầu của mình. Mọi thao tác, thủ tục còn lại đều có người hướng dẫn hoặc làm giúp. Sự tiện lợi của công nghệ 4.0 cũng đơn giản hóa rất nhiều các khâu trung gian.
Mặc dù công nghệ và hỗ trợ tư vấn rất sẵn, nhưng thị trường TPDN vẫn là một thị trường "hoang dã" sơ khai khi đối tượng chính và đang tăng nhanh lại là người gửi tiết kiệm chứ không phải các NĐT thực thụ.
Rất ít TPDN được niêm yết trên TTCK chính thức, phần lớn các sản phẩm đầu tư TP được cung cấp là giao dịch trên thị trường OTC. Thậm chí, các tổ chức trung gian (NH, CTCK) tự tạo ra các thị trường riêng cho khách hàng của mình giao dịch với nhau.
Do đó việc yết giá khó có thể mang tính hiệu quả. Việc mua bán có hợp lý về giá hay không phụ thuộc chủ yếu vào "đạo đức nghề nghiệp" của người môi giới.
Thực tế thông lệ quốc tế TPDN cũng chỉ giao dịch trên thị trường OTC là chính. Tuy nhiên ở thị trường phát triển, TP là lãnh địa của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, các quỹ, các NH hay NĐT lớn có nhu cầu đa dạng hóa danh mục.
Đó là nơi mà các tay giao dịch/nhà môi giới đấu trí với nhau thay mặt khách hàng và kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp được coi là thước đo sống còn.
Còn thị trường TPDN Việt Nam hiện tại, phần lớn TPDN đến tay người gửi tiết kiệm là TP phát hành riêng lẻ. Chỉ số rất ít NĐT chuyên nghiệp cùng các tổ chức tham gia mua thời điểm phát hành sơ cấp.
Sau đó các tổ chức trung gian cắt lại một phần lãi cho mình và chia nhỏ lô TP đó để đẩy ra thị trường thứ cấp và đến tay người gửi tiết kiệm hoặc các NĐT cá nhân khác. Giá mua bán hàng ngày cũng ở mức lãi suất đã được chiết khấu một phần mà rất hiếm người có thể tính toán được có hợp lý hay không. Con số duy nhất được nhấn mạnh là so với mức lãi suất tiết kiệm và thậm chí đến mức lạm phát cũng bị bỏ qua.
Hầu hết người gửi tiết kiệm biến thành "NĐT TP" không thể phản biện được thông tin từ nhà môi giới vì không đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm. Sự "hoang dã" của thị trường này còn là do thiếu hẳn yếu tố định mức tín nhiệm trung gian đối với DN phát hành.
Thật kỳ quặc khi chính tổ chức hỗ trợ phát hành, thậm chí là công ty có liên quan tới DN phát hành lại đi bán chính TP đó. Khi đó, bản chào thông tin sẽ chẳng bao giờ có một vết sạn!
Cảnh báo sớm từ trái phiếu doanh nghiệp Trong vòng 3 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam ở trong tình trạng phát triển nóng, với mức tăng trưởng bình quân 45%/năm. Và một điều không bình thường khi có sự tham gia đáng kể của nhà đầu tư (NĐT) cá nhân với khoảng 15% lượng phát hành hiện nay. Không phải chỗ cho...