Lan man cá khô và khô cá
Cá khô, cá mắm, hoặc theo cách gọi của người miền Nam là khô cá, đều chỉ loại cá được ướp đậm muối rồi phơi khô.
Có một thời, cá khô là món ăn của nhà nghèo bởi rẻ và để được lâu. Tất nhiên mỗi thời mỗi khác, bây giờ có khi 1kg cá khô giá lên tới cả… nửa triệu. Nó chỉ giống nhau ở chỗ, mỗi khi Hà Nội trở lạnh, nhất là lại mưa phùn, gió bấc… bữa cơm chiều nóng hổi mà có cá khô ăn cùng thì sơn hào hải vị cũng chẳng sánh bằng.
1. Nhớ ngày còn bé, những khi mưa bão, nhà tôi kiểu gì cũng ăn cơm với cá khô. Hoặc là mẹ tôi sẽ rán với một chút mỡ, hoặc là rim chua ngọt. Sau này lớn lên, tôi hiểu giữa trời mưa bão Hà Nội và cá khô là 2 thứ không nhất thiết phải gắn kết với nhau. Đơn giản, ngày ấy cá thì rất đậm muối, lại còn phơi khô, nên đó là một loại thực phẩm dự trữ trong điều kiện không có tủ lạnh.
Trong ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh bản thân trèo lên cửa sổ vừa chơi, vừa xem mẹ nấu cơm, vừa nhìn ra ngoài vườn xao xác bão… và món cá khô của một thời Hà Nội gian khó. Tôi là một người thích mọi món ăn từ cá khô. Sau này trưởng thành, đi nhiều nơi, mỗi khi đặt chân đến khu chợ của vùng biển nào đó, việc đầu tiên là tôi đi tìm hàng bán cá khô. Rồi thì mua, rồi thì lễ mễ vác về Hà Nội, dù tôi biết chẳng cần tay xách nách mang, cứ ngồi ở nhà đặt hàng online thì cùng lắm cũng chỉ 3-4 ngày sau là cá có thể từ Cà Mau, Móng Cái được đội ngũ shipper mang đến tận nhà. Và cùng lắm mất thêm 40 nghìn phí vận chuyển.
Bây giờ ở ngoài chợ, thậm chí siêu thị bán rất nhiều cá khô. Thông dụng nhất vẫn là cá cơm khô, có loại nhạt, có loại mặn. Cá cơm khô thì thường ít khi người ta rán vàng mà chủ yếu là rim chua ngọt. Cá bao giờ cũng thế, mua về ngâm và rửa cho sạch cát. Chảo mỡ đun nóng già, bỏ cá vào đảo đều, cá chín vàng thì thêm hỗn hợp dấm, đường, tỏi, ớt, hạt tiêu và gừng đã đập dập băm nhỏ. Cứ đổ vào, hạ nhỏ lửa đun liu riu đến khi hỗn hợp chua ngọt kia keo lại thì bắc xuống. Cá có thể để ăn trong vài ngày với điều kiện thời tiết mát. Còn không cho vào tủ lạnh ăn dần cũng được.
Video đang HOT
2. Cùng với cá khô, ngoài chợ còn bán thêm loại cá mối (không biết gọi thế có đúng không, vì tôi vốn chỉ biết mua cá ngoài chợ khi đã khô). Cá mối dài cỡ khoảng hơn gang tay, có con dài hơn, đem về cắt thành miếng vừa ăn, rửa sạch rồi rán vàng. Nếu muốn cá bớt mặn thì cũng có thể rim chua ngọt như cá cơm. Đó là 2 cách đơn giản nhất để chế biến cá khô ăn với cơm nóng. Ngoài chợ hay các siêu thị lớn nhỏ cũng bán một số loại thông dụng nữa, đó là cá nục nhỏ được hấp chín rồi phơi khô hoặc là cá đù, cá đổng khô.
Như đã nói ở trên, khi mà cái thời gian khó nhất đã qua đi, cuộc sống dễ thở hơn, thậm chí là dư dả hơn, người ta hay hoài niệm quá khứ. Và ký ức vị giác luôn là nỗi nhớ thường trực nhất. Để tìm về ký ức bây giờ, giá cũng không hề rẻ. Cá đổng khô, siêu thị thường bán 3 con/hộp, mỗi con nhỉnh hơn 2 ngón tay một chút. Nhiều hôm tưởng rẻ mà nhìn vào hóa đơn hơn 1 lạng cá cũng đã có giá 60 nghìn.
Có nhà hàng thuộc loại tầm tầm ở Hà Nội “thiết kế” một mâm cơm bao cấp cho thực khách quay trở về quá khứ gồm: bát canh riêu cua, dăm quả cà, ít rau muống chẻ, đĩa cá khô, đậu phụ tẩm hành và tóp mỡ… Mâm cơm được bày biện đẹp như tranh, mâm đồng hẳn hoi, bát chiết yêu hẳn hoi, đĩa men mẻ cạnh một tẹo… vậy mà giá hơn 1 triệu đồng/mâm. Thực khách vừa ăn vừa xuýt xoa, cá mặn thế, đậu mặn thế, tóp mỡ ngon thế, lâu lắm mới ăn, nhớ quá….
Lại cũng bây giờ, cá khô nếu không cố tình làm mặn thì cũng có loại chỉ mặn sơ sơ. Vì lẽ, có tủ lạnh, tủ đông nên tiện lắm. Cứ cho vào tủ lạnh thì ăn vài tháng cũng được. Đừng để lâu hơn, cá mất đi vị tự nhiên. Cũng chính vì sinh ra cái tủ lạnh mà cá khô nhiều khi mua còn khó hơn cá… hơi khô, tức là cá một nắng theo cách gọi bây giờ, hoặc là cá phơi héo theo cách gọi dân dã.
3. Chợ trung tâm thành phố Hạ Long cả loạt hàng cá ngồi dàn dạt. Khách Hà Nội đến sà vào mua, đủ các loại, cá thu một nắng, cá đẻn, cá hồng… tha hồ mà chọn. Cá một nắng thịt dai, mặn đủ độ và vẫn còn vị tự nhiên. Chế biến cũng tiện, rán kho, rim tiêu, sốt cà chua thế nào cũng được. Tất nhiên, cá này phải để tủ đá. Nếu không chỉ vài hôm là hỏng.
Lại cũng là tiện thông thương, ngồi một chỗ chỉ cần vài thao tác trên mạng là có thể đặt mua cá ở tận Cà Mau. Khô cá lóc được tẩm ướp kỹ, không khô đét như cá ngoài Bắc, có khi được ướp cả ớt và chút đường. Nướng lên, dùng chày giã dập là có mồi nhậu ngon lành. Hoặc cứ thế cắt khúc mà rán thì có món mặn ăn cùng cơm. Xé nhỏ ra, trộn xoài xanh cùng dấm, đường, tỏi, ớt, rau thơm là ra món gỏi xoài cá lóc.
Tương tự có thể làm với cá sặc. Khô cá dứa chính hiệu Cần Giờ cũng chỉ cần vài thao tác mạng là có thể mua được, dĩ nhiên tuỳ “” cá to hay nhỏ mà giá cũng nhỏ hay to. Cá to có giá gần 1 triệu/kg cũng là bình thường. Cá dứa nướng hay rán đều ngon, thịt dày và béo. Lại thêm được tẩm muối trước đó và phơi vài nắng nên thịt cá mềm, dai, dẻo mà không bở. Nói chung, khô cá dứa cũng là một trong những “tuyệt phẩm” không thể không nhắc tới.
Dông dài chuyện ẩm thực lại nhớ đến NSƯT Mỹ Uyên – “bà bầu” của sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần (TP.HCM), bà Lan quyền lực trong phim “Cả một đời ân oán” – có sở thích mua khô cá Cần Giờ tặng bạn bè mỗi dịp ra Hà Nội. Có lần một thân một mình xách đến cả 20kg quà ra Bắc kèm theo vali hành lý lủng củng. Bạn bè nhận quà, lúc ăn thì rưng rưng xúc động. Không chỉ vì cá quá ngon mà còn vì “của một đồng công một nén”. Có lần khẽ bảo: “Thôi từ lần sau ra chơi không phải tay xách nách mang đâu, cứ váy áo thật xinh là được”. Như mọi lần, Mỹ Uyên đều hỏi lại bằng giọng Sài Gòn dễ thương muốn xỉu: “Ủa, ăn được không?”. Và: “Lần sau ra tôi lại mua. Chứ các mẹ mua ở đây mắc lắm, lại ăn không có ngon”.
Đợi mãi không thấy gia sư đến dạy, hai anh em đang ngồi chờ thì nhận được tin nhắn với nội dung sốc
Tin nhắn của cô gia sư quả thực khiến cậu học trò không biết nói gì nữa. Đúng là một tình huống 'cạn lời'.
Mỗi lớp học thông thường sẽ có 20 - 45 em học sinh. Chính vì vậy giáo viên nhiều khi không thể bao quát hết các thành viên trong lớp. Thầy cô cũng khó lòng dừng tiết học để giảng bài thêm cho những em chưa hiểu bài.
Vì sợ con không theo kịp bài giảng nên không ít cha mẹ quyết định thuê gia sư về kèm cặp thêm cho con. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, con em họ chẳng những không học khá hơn mà còn kém đi. Nguyên do là bởi nhiều gia sư dạy không đúng cách, làm hết bài tập cho học trò khiến các em ỷ lại. Lại có những trường hợp, gia sư bận việc riêng nên bỏ mặc học sinh, nhưng người đáng trách ở đây lại chính là các bậc phụ huynh!
Mới đây, một nick facebook đã chia sẻ câu chuyện có "1-0-2" xảy ra ở nhà mình. Theo đó, cậu bạn P.Q cho biết: "Mình đang phải làm gia sư bất đắc dĩ cho em trai theo cách không ngờ được. Nhà mình đang thuê một chị làm gia sư cho thằng em lớp 11. Chị này dạy rất tốt, hiệu quả nhưng lại cực kì buôn chuyện, tính tình cũng sốc nổi nữa. Rất giống tính của mẹ mình.
Thế nên từ khi mẹ mình "bắt sóng" được với chị gia sư thì giờ học của em mình bị cắt đi một nửa vì những pha buôn chuyện. Đỉnh điểm là vào ngày hôm nay, chị vừa đến dạy học thì thấy mặt vừa mếu vừa rơm rớm nước mắt.
Mẹ mình thấy thế lên hỏi thì chị kể là vừa bị bạn trai phản đối. "Con giáp thứ 13" còn vừa chụp ảnh đi ăn với bạn trai gửi cho chị. Thế là mẹ mình không ngần ngại đi mượn 2 cái gậy bóng chày, đang nấu dở nồi cá kho cũng bỏ luôn, nhất quyết đòi rủ bà chị kia đi tìm "con giáp thứ 13" để tìm công lý. Thế là tự nhiên mình phải làm gia sư bất đắc dĩ cho thằng em!".
Tin nhắn chị gia sư gửi cho học trò.
Theo tin nhắn được chia sẻ thì chị gia sư sau đó đã nhắn tin cho cậu học trò "đáng thương" và giải thích: "Bài tập chị để trong cái tập Clear (một loại túi đứng giấy kiểm tra) nhé, tự lôi ra học đi. Lớn rồi. Chị với mẹ em đi tập thể dục một lúc, chắc hôm nay không về kịp đâu. Mẹ em bảo tí về chưa xong bài tập là mẹ đánh cả em luôn đấy nhé".
Cộng đồng mạng sau khi biết câu chuyện đã không thể nhịn cười và thi nhau thả nút "haha" vào bài đăng. Ai nấy đều phải lắc đầu trước sự bá đạo xen lẫn lầy lội của cả gia sư và bà mẹ. Một số bình luận hài hước như: "Bà mẹ chất quá! Học hành để sau, chị em đang gặp đau khổ là phải lên đường ngay", "Anh họ mình cũng có bà gia sư y chang vậy. Bác mình với chị gia sư hợp sức lại "quát bung nóc" anh mình vì học dốt. Chưa thấy gia sư với gia chủ nào hợp nhau như vậy. Khéo vài bữa nữa 2 bà rủ nhau đi đánh ghen mướn hoặc cãi lộn thuê cũng nên",...
Tuy nhiên một số cư dân mạng cũng tỏ ra nghi ngờ tính chân thực của câu chuyện này. Bởi một bà mẹ sẵn sàng kéo gia sư của con đi đánh ghen thật sự quá hiếm có! Hiện tại câu chuyện vẫn đang được cộng đồng mạng chia sẻ và nhận về hàng nghìn bình luận cùng lượt chia sẻ.
Hà Tĩnh: Độc đáo ngôi làng quanh năm tranh thủ "chớp" nắng hanh vàng, tất bật phơi mẻ cá thờn bơn tươi ngon Những ngày này, bà con làm nghề phơi cá khô ở làng biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang tranh thủ "chớp" nắng thu hanh vàng, tất bật phơi những mẻ cá thờn bơn tươi ngon. Cá mua từ bến Cồn Gò, được làm sạch, lóc hết da, sau đó ngâm nước muối và rửa sạch nhiều lần Vừa làm sạch cá,...