Lần lượt cho 2 con đi du học, mẹ xấu hổ lẫn nghẹn ngào nhận ra chân lý: Du học không phải là con đường cho tất cả mọi đứa trẻ
Xấu hổ, ngậm ngùi, chả dám nhìn ai, nhưng làm sao, chẳng nhẽ cứ để con bên đấy? Tôi nhận ra, du học không phải là nơi gửi gắm niềm hy vọng của tất cả cha mẹ cho những đứa con.
Năm năm trước, con trai tôi tốt nghiệp đại học Kinh tế quốc dân. Như bao người cha, người mẹ khác, tôi cũng muốn con mình được như “con nhà người ta”, bước qua cánh cửa biên giới để được tiếp tục học tập ở một vùng đất tiên tiến. Úc là đất nước tôi chọn cho con.
Gia đình tôi làm kinh doanh. Kinh tế không phải quá bí bách. Việc lo cho con đi du học nằm trong khả năng tài chính của gia đình. Tiễn đứa con trai cả đi du học, mong con học hành giỏi giang để thu nạp được những kiến thức quý báu, đồng thời cũng mong con trưởng thành hơn trong những năm tháng xa gia đình.
Con trai cả đi mở đường, nửa năm sau gia đình tôi quyết định cho con trai thứ hai sang đó học cấp ba. Có anh có em vừa là để quản nhau, vừa là có chỗ dựa, con trai thứ hai lại được học trong môi trường tiếng Anh từ sớm. Tiễn hai con đi du học cùng trong một năm, lòng tôi bồn chồn, lo lắng nhưng cũng đầy hy vọng.
“Như bao người cha, người mẹ khác, tôi cũng muốn con mình được như “con nhà người ta”, bước qua cánh cửa biên giới để được tiếp tục học tập ở một vùng đất tiên tiến”.
Ngày tiễn con đi du học hy vọng là vậy, nhưng một năm sau tôi nhận ra, có lẽ con đường đó không dành cho hai con của tôi.
Cũng như bao gia đình Việt Nam truyền thống khác, vì có hai đứa con trai, nên tôi “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Ở nhà, tôi và chồng lo toan mọi chuyện, hai đứa chỉ việc ăn học. Chưa từng giặt một cái quần, không biết nấu một món ăn, chưa một lần phải chịu vất vả, thậm chí nước cam mẹ vắt cũng gạt từng cái hạt, mang lên phòng, nhìn con uống xong rồi mẹ mang cốc xuống. Tôi cứ nghĩ, thả con đi, xa mẹ, con sẽ học được kỹ năng. Con sẽ có cơ hội để trưởng thành.
Dắt túi một tài khoản mấy chục nghìn đô cho con làm tiền tiêu dần mỗi tháng. Cũng là sợ xa gia đình nhỡ nhàng có chuyện gì đó con còn có cái để dùng. Những thanh niên mới lớn, lần đầu được nắm giữ một khoản tiền lớn như vậy, cộng thêm không biết nấu nướng, mua sắm và ăn ngoài liên tục, tiền trong tài khoản như mọc cánh bay. Chưa đầy bốn tháng hai đứa thay nhau gọi điện về tới tấp xin tiền. Tôi giật mình, suốt mười mấy năm con bên mình, hình như tôi đã sống thay chúng nó, chỉ lo thúc chúng nó học, mà chẳng nghĩ đến việc phải trang bị kỹ năng sống để chúng tồn tại.
Nào đâu chỉ có vậy!
Hai đứa nhà tôi sức học làng nhàng. Cho con đi du học tôi không mong chúng mang về tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, chỉ hy vọng các con sẽ học thêm được chút kiến thức. Thằng cả nghỉ học liên miên vì đi học nghe không hiểu, số môn nợ ngày một nhiều. Nó giấu tiệt chẳng kể gì. Đợt nghỉ học năm rưỡi sau đó, nó về nhà chơi, ngày quay lại bên kia, qua cửa hải quan, con nhận được thông báo, visa đã bị cắt do số tiết nghỉ quá nhiều, số môn nợ quá lượng cho phép. Tôi lặng đi, cổ nghẹn nấc, mắt hoa, đầu choáng váng.
Video đang HOT
Thằng bé thứ hai ở bên đó thêm nửa năm tôi cũng đành phải cho về. Con tiêu tiền, bố mẹ ở nhà không kịp làm. Nay nó nã tiền, mai nó nã tiền.
Xấu hổ, ngậm ngùi, chả dám nhìn ai, nhưng làm sao, chẳng nhẽ cứ để con bên đấy? Tôi nhận ra, du học không phải là con đường cho tất cả mọi đứa trẻ. Du học không phải là nơi gửi gắm niềm hy vọng của tất cả cha mẹ cho những đứa con.
Đi du học như ra khơi. Muốn người ra khơi có thể bình an và thu hoạch thì trước đó người ra khơi cần phải có khao khát ra khơi chứ không phải mang theo khao khát ra khơi của người khác. Bọn trẻ cần phải thích học, yêu việc nắm bắt kiến thức, muốn đi để được thu nạp tri thức mới. Chỉ có thế chúng mới có trách nhiệm với việc “ra khơi” của mình.
Và rồi muốn ra khơi không chưa đủ, người ra khơi còn phải có kỹ năng ra khơi mới mong tự tin trước sóng gió, mưa bão ngoài biển. Hai đứa con tôi ra đi khi không biết làm một việc gì. Tôi cứ nghĩ cho con đi để vùng đất mới tôi luyện con, để con trưởng thành. Nhưng tôi đã nhầm! Nhầm to! Mẹ nó đây không lo dạy dỗ con, tôi điên dại thế nào lại nghĩ rằng nơi xa lạ đó sẽ là lò luyện tốt cho con mình?
Tôi đã sai!
Tôi đã sai thật rồi!
UEH-ISB hợp tác ĐH Macquarie, Úc triển khai chương trình Du học bán phần
Hơn 850.000 thí sinh đã dự kỳ thi THPT Quốc gia, tuy nhiên đại dịch vẫn diễn biến xấu, khiến con đường du học của học sinh khóa 2K2 vẫn ở trạng thái bị "nghẽn". Trước tình hình đó, nhiều du học sinh đã chuyển hướng sang Du học bán phần.
Đại học Macquarie, bang New South Wales, Australia
Đại học Macquarie, Australia - Điểm đến lý tưởng cho sinh viên quốc tế
Chỉ cách trung tâm thành phố Sydney 15km, Đại học Macquarie mỗi năm thu hút hơn 44,000 sinh viên đến từ hơn 100 quốc gia. Không chỉ lọt top các Đại học hàng đầu tại Úc, Macquarie cũng luôn giữ vững vị trí danh giá của mình trên các bảng xếp hạng về hệ thống giáo dục và chất lượng đào tạo toàn cầu - Top 1% (#214) Đại học xuất sắc nhất thế giới (theo bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021).
Được công nhận là Đại học 5* về nghiên cứu, giảng dạy, chất lượng đầu ra, cơ sở vật chất, quốc tế hóa, đổi mới và phát triển toàn diện, Đại học Macquarie cung cấp hơn 30,000 vị trí thực tập và làm việc sau tốt nghiệp cho sinh viên thông qua chương trình PACE - Kết nối cộng đồng. Cụ thể, 97% sinh viên Đại học Macquarie được khảo sát có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đầu tư trên 1 tỷ AUD vào cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại trong những năm gần đây, Đại học Macquarie ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền giáo dục toàn cầu cả về chất lượng đào tạo và cơ sở giảng dạy.
Về tình hình dịch bệnh tại Úc nói chung và Sydney nói riêng, chính phủ Úc vẫn rất thận trọng trong việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, các chuyến bay quốc tế và cửa khẩu vẫn chưa được mở lại. Chính phủ đang xem xét khả năng mở cửa cho du học sinh trong thời gian tới, tuy nhiên, theo Th.S. Võ Thanh Hải - Giảng viên Viện ISB, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, kế hoạch du học Úc của nhiều học sinh, sinh viên có khả năng phải trì hoãn từ 1 học kỳ đến 1 năm, bởi nhiều khả năng sinh viên vẫn chưa thể du học 'bình thường' trước tháng 6/2021.
Du học bán phần tại Đại học Macquarie - giải quyết điểm gãy du học mùa Covid
Hiểu được tâm trạng hoang mang, lo lắng của học sinh, sinh viên đang bị đứt quãng quá trình học tập vì dịch bệnh, Đại học Macquarie đã hợp tác cùng Viện ISB, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM triển khai chương trình Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus, tiếp nhận du học sinh Việt Nam nhập học ngay trong năm 2020 và chuyển tiếp sang Úc năm 2021.
Đây là giải pháp hữu hiệu cho những bạncó kế hoạch đi du học trong năm nay, bởi nếu chưa thể đi ngay giữa mùa dịch, người học vẫn có thể chọn chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam và được chính Đại học đối tác thuộc Top 1% thế giới công nhận. Hơn nữa, bằng cấp của Đại học Macquarie giành cho sinh viêndu học bán phần hay toàn phần hoàn toàn không có sự khác biệt, và sinh viên vẫn được trải nghiệm du học tại xứ sở chuột túi như dự định ban đầu.
Matthew Monkhouse - Giám đốc phát triển thị trường (Đông Nam Á) của Đại học Macquarie, Sydney nhận định: "Mô hình du học bán phần và chuyển tiếp đại học ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Châu Á, đặc biệt ở các nước có nền giáo dục đang phát triển mạnh mẽ về chất lượng như Việt Nam. Khi chọn hình thức du học bán phần, sinh viên sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian khi hoàn thành phần đầu của chương trình tại Việt Nam. Đây cũng là bước đệm giúp các bạn làm quen với môi trường học đại học 100% bằng tiếng Anh và chuẩn bị các kỹ năng cần thiết trước khi trải nghiệm du học tại Úc và nhận bằng tốt nghiệp được công nhận toàn cầu của Đại học Macquarie."
Sinh viên học tập chương trình Du học bán phần tại Đại học Macquarie
Theo học chương trình Du học bán phần này, Sinh viên học các môn đại cương và rèn luyện khả năng và kỹ năng cần thiết tại Việt Nam trong 1-2 năm đầu và lựa chọn chuyên ngành, chuyển tiếp du học sang Macquarie ở các năm tiếp theo. Sinh viên có thể chọn hoàn thành một trong hai tấm bằng Cử nhân, Bachelor of Business Administration hoặc Bachelor of Commerce (13 chuyên ngành đào tạo).
Khi học tập chương trình Du học bán phần sinh viên tiết kiệm được 60% học phí so với học toàn phần. Thêm vào đó là những suất học bổng giá trị lên đến 10.000 AUD dành cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc.
Trang tin du học uy tín University World News cũng ghi nhận ngày càng nhiều các trường ĐH hợp tác xuyên quốc gia để đưa ra các chương trình Du học bán phần để cùng vượt qua khó khăn. Vì thế, Du học bán phần được xem là giải pháp tối ưu cho các bạn trẻ vẫn kiên định với ước mơ của mình trên con đường vươn ra nền giáo dục quốc tế.
Để các du học sinh 2020 không bị đứt quãng việc học trong đại dịch, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM phối hợp cùng Đại học Macquarie (Australia), Top 1% - #214 Đại học xuất sắc nhất thế giới, tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Du học bán phần - Lộ trình học tập lý tưởng tại Đại học Macquarie"
Thời gian: Lúc 15 giờ, Thứ Sáu ngày 28/08/2020
Tại Fanpage UEH-ISB: https://isb.edu.vn/live-webinar-du-hoc-ban-phan-lo-trinh-hoc-tap-ly-tuong-tai-dai-hoc-macquarie/
Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus là chương trình chuyển tiếp du học 2 1 dựa trên thỏa thuận hợp tác liên thông giữa Viện ISB - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) với 4 Đại học hàng đầu ở Úc và New Zealand. Chương trình gồm 2 giai đoạn đào tạo:
- Giai đoạn 1 - Học tại Việt Nam: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh.
- Giai đoạn 2 - Học tại nước ngoài: Sinh viên chọn 1 trong 4 Đại học và chuyên ngành đào tạo tương ứng để chuyển tiếp.
Xem thêm chi tiết chương trình Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus: https://isb.edu.vn/du-hoc-ban-phan/
Covid-19: Sự dịch chuyển từ du học sang trường đại học quốc tế trong nước Dịch Covid-19 đã tác động lớn tới kế hoạch du học của nhiều học sinh, cánh cửa du học năm 2020 đang dần khép lại, nhiều thí sinh đã dịch chuyển ý định sang học trường quốc tế trong nước. Cơ hội du học đã bị khép nhỏ Vì dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã đưa ra những thay đổi trong phương thức...