Lan đột biến thành vật phẩm số giá nghìn USD
Lan đột biến được mã hóa thành tài sản NFT để giao dịch, nhưng người mua sẽ chỉ sở hữu lan dạng kỹ thuật số, trên mạng blockchain.
Những vật phẩm “ Lan NFT” bắt xuất hiện trên sàn giao dịch OpenSea một tuần trở lại đây. Người mua có thể sở hữu sản phẩm này thông qua hình thức đấu giá và giao dịch bằng tiền mã hóa, phổ biến nhất là đồng ETH. Với tính chất của NFT, chủ sở hữu có thể chứng minh mình là chủ sở hữu duy nhất của “cây lan” này, tương tự việc sưu tầm lan đột biến ngoài đời thực.
Mỗi cây lan thuộc cùng một giống sẽ được đánh số để phân biệt.
“NFT lan đột biến” xuất hiện không lâu sau cơn sốt NFT trên khắp thế giới hồi đầu năm nay. Về cơ bản, NFT (Non-Fungible Token) là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép, được lưu trữ trong một blockchain và được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử. Với tính chất này, bất cứ sản phẩm kỹ thuật số nào cũng có thể trở thành NFT và có thể dùng để sưu tầm, hay mua bán.
Với lan đột biến, để trở thành NFT, đơn vị phát hành token này đã sử dụng công nghệ AR để đưa những cây lan ngoài đời thực thành dạng kỹ thuật số. Sau đó sử dụng các công nghệ như smart contract, blockchain… biến chúng thành NFT. Đây cũng là điểm khác biệt của lan NFT với lan ngoài đời thực. Người mua lan đột biến NFT thực chất sẽ sở hữu phiên bản kỹ thuật số cây lan đó và được công nhận trên mạng blockchain, chứ không sở hữu cây thật.
“Với hình thức này, người mua lan đột biến sẽ không sở hữu bản vật lý của cây lan để thưởng thức, nhưng bù lại, không cần tốn công chăm sóc mà vẫn khoe việc mình sở hữu cây lan này. Đồng thời, chúng cũng không bị mất đi và có thể giao dịch trên khắp thế giới”, Phan Đức Nhật, chuyên gia về đầu tư tiền số nhận định.
Video đang HOT
Khi đưa lên sàn, giá trị của NFT lan đột biến được quyết định dựa trên cộng đồng thông qua đấu giá. Theo lý thuyết, những dòng lan hiếm, có giá trị cao ngoài đời thực cũng sẽ có giá trị cao khi trở thành NFT.
Để tạo sự khác biệt về giá trị, các loại lan khác nhau sẽ có thời gian và số lượng NFT phát hành khác nhau. Một dự án tạo lan NFT mới xuất hiện gần đây dự kiến tung ra NFT cho 10 dòng lan đột biến. Những dòng lan đột biến có giá trị càng cao sẽ được phát hành với số lượng càng thấp.
Chẳng hạn, dòng lan Phú Thọ có giá thị trường 100 USD mỗi cây, lan HO giá 250 USD mỗi cây, sẽ có tối đa 2.000 NFT được phát hành. Trong khi loại lan Ngọc Sơn Cước có giá 10.000 USD/cây, hay lan Cờ Đỏ 12.500 USD/cây, sẽ chỉ có tối đa 100 NFT được phát hành. Mỗi NFT sẽ được đánh số để tạo sự khác biệt.
Lan đột biến NFT được tạo bởi Varchain và giao dịch trên sàn OpenSea.
Theo ghi nhận trên sàn OpenSea tính đến 20/6, mới có khoảng hơn 100 NFT lan được đưa lên đây. Số lượng giao dịch cũng chưa nhiều và hiện mức đấu giá cao nhất cho một lan NFT là 0,2 ETH (khoảng 10 triệu đồng).
Chuyên gia Phan Đức Nhật cho rằng, người đầu tư nên cân nhắc khi mua NFT lan cũng như bất cứ loại NFT nào. Bởi tương tự các loại tiền điện tử hay vật phẩm kỹ thuật số khác, giá trị của chúng có thể lên tới hàng triệu USD nếu được quan tâm và săn lùng, nhưng cũng có thể bằng 0 nếu không được giao dịch.
Theo một chuyên gia về blockchain, mức độ rủi ro với NFT còn phụ thuộc vào hợp đồng (smart contract) với vật phẩm đó, chẳng hạn có những hợp đồng đi kèm điều khoản cho phép người mua được sở hữu phiên bản thật của vật phẩm. Tuy nhiên, điều này chưa khả thi khi áp dụng với lan NFT.
Kể từ khi ra đời vào năm 2017 và tạo cơn sốt vào đầu năm nay, NFT từng được áp dụng trên nhiều lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, vật phẩm game… Với các tính chất, như tính duy nhất, dễ dàng xác minh trên blockchain, tính bền vững, người sở hữu NFT có thể chứng minh quyền sở hữu để tạo ra các bộ sưu tập kỹ thuật số, hoặc kiếm lời từ việc mua đi bán lại vật phẩm.
Thế giới từng ghi nhận nhiều vật phẩm NFT được đánh giá “kỳ quặc”, chẳng hạn NFT của cuộn giấy vệ sinh dưới dạng ảnh từng được bán với giá hơn 3.000 USD, ảnh meme hình mèo giá 83.000 USD, hay câu tweet của nhà sáng lập Twitter được bán với giá 2,9 triệu USD.
'Blockchain là công nghệ có ảnh hưởng nhất kể từ sau Internet'
Theo chuyên gia tài chính Ric Edelman, công nghệ Blockchain có tiềm năng mang tính cách mạng đối với ngành thương mại quốc tế.
Ric Edelman, nhà sáng lập Edelman Financial Engines, cho rằng giới tài chính chưa hiểu rõ bản chất của các loại tài sản kỹ thuật số mới, nên đã bỏ lỡ các cơ hội cải thiện phương thức kinh doanh sử dụng công nghệ.
"Hầu hết chuyên gia tài chính là những người đã kinh doanh trong một thời gian dài, rất thành công, rất tài năng và giàu kinh nghiệm, nhưng càng có nhiều kinh nghiệm, càng có nhiều bằng đại học trong lĩnh vực này, càng khó". Edelman nói. "Ta có thể thấy Bitcoin là một tài sản kỹ thuật số trong số hàng nghìn loại. Điều quan trọng là phải nhận ra đây là một loại tài sản hoàn toàn mới và khác biệt, không có điểm chung với bất kỳ thứ gì khác mà chúng ta quen thuộc".
Edelman cho rằng các tài sản kỹ thuật số, như Bitcoin, khác với cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, dầu mỏ, vàng và các tài sản truyền thống khác vì chúng không tương quan với nhau. Khả năng kháng cự với những biến động lớn của thị trường khiến tài sản kỹ thuật số trở thành cơ hội đầu tư có giá trị cho các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục của mình. Edelman nói: "Đây là loại tài sản thực sự mới đầu tiên trong khoảng 150 năm qua".
Dù sự biến động giá của Bitcoin không thể đoán trước, vẫn có đủ tiềm năng tăng giá để các nhà đầu tư phân bổ 1 hoặc 2% trong hầu hết danh mục đầu tư, Edelman cho biết. Tuy nhiên, ông lưu ý: "Đây có thể là chiến lược có lợi để cải thiện lợi nhuận tổng thể của bạn trong dài hạn".
Bitcoin và các loại tiền điện tử không phải là phiên bản đột phá duy nhất của công nghệ blockchain.
Các tài sản NFT trong vài năm qua đã nổi lên như một trong những ứng dụng mới nhất của công nghệ blockchain. Mã thông báo NFT có thể đại diện cho các tài sản vật lý và không thể thay thế. Chúng đã được sử dụng để mã hóa cho các nội dung khác nhau, từ âm nhạc và trò chơi điện tử đến hình ảnh và tác phẩm nghệ thuật. Những tài sản này sau đó được lưu trữ dưới dạng mã thông báo trên một blockchain lớn hơn.
Edelman cho biết: "Công nghệ blockchain và các ứng dụng của nó như NFT và CBDC là những đột phá thương mại mới có tác động mạnh mẽ nhất kể từ sự phát triển của Internet. Ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn đến thương mại toàn cầu".
5 điều thú vị cần biết về cơn sốt đầu tư mới sau Bitcoin Loại hình vật phẩm ảo sử dụng công nghệ blockchain (NFT) đang là trào lưu kinh doanh mới, đem lại nguồn thu khổng lồ cho người bán. NFT là viết tắt của Non Fungible Token (token không thể thay thế), loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho tài sản duy nhất. Thời gian gần đây, NFT thu hút sự chú ý...