Lần đầu tiên trên thế giới AI được dùng để điều khiển máy bay quân sự
Dù mới chỉ đóng vai trò lái phụ cho phi công, nhưng AI này được toàn quyền điều khiển và ra quyết định đối với một loại cảm biến trên máy bay mà không cần phi công can thiệp.
Trí tuệ nhân tạo (hay AI) đã xuất hiện trong hầu hết các khía cạnh của đời sống con người, nhưng đối với lĩnh vực quân sự, các ứng dụng của nó vẫn rất hạn chế, đặc biệt đối với các nhiệm vụ trên chiến trường. Thế nhưng điều đó sắp thay đổi trong tương lai, ít nhất là với không quân Mỹ.
Lần đầu tiên tại nước Mỹ, một AI đã được ứng dụng trong việc điều khiển một máy bay quân sự – chiếc máy bay do thám U-2 trong một chuyến bay thử nghiệm trên bầu trời California. Tuy nhiên, phần mềm AI này không điều khiển toàn bộ máy bay này. Mang cái tên gần giống như robot phụ lái R2 trong loạt phim Star Wars, ARTU cũng có một nhiệm vụ tương tự như vậy. Nó được thiết kế để điều khiển và định hướng radar cũng như điều hướng chiến thuật trên máy bay do thám U-2 trong khi phi công sẽ lái máy bay và hợp tác với AI này.
Máy bay do thàm U-2 của không quân Mỹ
Theo tuyên bố từ Không quân Mỹ, hoạt động thử nghiệm là nhiệm vụ trinh sát cho một vụ tấn công giả định bằng tên lửa. ARTU có nhiệm vụ tìm kiếm các bệ phóng tên lửa của kẻ thù trong khi phi công của chiếc U-2 tìm quét máy bay của đối phương và cùng sử dụng hình ảnh radar của U-2 với AI này.
Video đang HOT
Trước đó, ARTU đã được huấn luyện trên nửa triệu tình huống giả định trên máy tính. Do vậy, AI này được tin tưởng để trao hoàn toàn quyền điều khiển một cảm biến trong quá trình bay.
Đây cũng là một phần mục đích của hoạt động thử nghiệm này. Giống như chương trình Air Combat Evolution của DARPA, hoạt động thử nghiệm trên còn là một bày kiểm tra về khả năng phát triển lòng tin giữa con người với AI trong việc ra quyết định, ngay cả khi giao phó trách nhiệm cho AI trong các tình huống trong chiến đấu.
ARTU được tích hợp với máy tính và cảm biến trên máy bay U-2 để thực hiện khả năng tìm kiếm cũng như cảnh báo sớm nguy cơ
Trong bài thử nghiệm tình huống giả định, AI trên máy bay U-2 cũng phải chống lại đối thủ của mình là một thuật toán máy tính linh động để chứng minh ưu thế vượt trội của công nghệ mới. Trong khi Không quân Mỹ không cung cấp các chi tiết cụ thể, kịch bản của bài thử nghiệm là thuật toán máy tính của đối phương đã được thông báo về hệ thống AI có khả năng phát hiện và lần theo đối tượng trên máy bay U-2.
Theo Tiến sĩ William Roper thuộc Không quân Mỹ, họ đã “huấn luyện Zero – chương trình máy tính hàng đầu thế giới đã thống trị các môn như cờ vua, cờ Vây, và thậm chí cả các trò chơi điện tử mà không cần biết trước về luật chơi của nó – để vận hành máy bay do thám U-2.” Và với các ứng dụng ngày càng lớn của AI trên toàn cầu, “việc bước ra khỏi các câu chuyện khoa học viễn tưởng sẽ trở thành điều bình thường trong quân đội của chúng ta.”
Trong các bộ phim viễn tưởng Star Wars, mỗi phi công máy bay X-Wing trước khi xuất phát đều được trang bị một lái phụ là robot R2. Thử nghiệm của Không quân Mỹ đang thực sự biến điều này trở thành sự thật mà không cần một cỗ máy phát ra các tiếng bíp bíp, rè rè bên cạnh phi công.
Hàn Quốc điều tiêm kích chặn máy bay Trung Quốc và Nga xâm nhập
Quân đội Hàn Quốc ngày 22/12 triển khai chiến đấu cơ để xua đuổi 19 máy bay quân sự Trung Quốc và Nga xâm nhập vùng nhận diện phòng không.
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết 4 máy bay Trung Quốc đi vào vùng nhận diện phòng không của nước này (KADIZ), theo sau đó là 15 máy bay Nga.
Do vậy, quân đội Hàn Quốc triển khai chiến đấu cơ để ngăn chặn, theo Reuters .
Tiêm kích F-15 của quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Getty .
Trong một tuyên bố đưa ra sau đó, quân đội Hàn Quốc nói phía Trung Quốc đã thông báo trước về cuộc diễn tập không quân thường niên.
"Các máy bay xâm nhập là những phi cơ tham gia tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga. Nhưng quân đội cần phân tích sự việc thêm nữa", thông báo của JCS cho biết.
Hồi tháng 7 năm ngoái, máy bay Hàn Quốc phải bắn cảnh báo hàng trăm phát hướng về phi cơ quân sự Nga sau khi nó đi vào vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc.
Các máy bay Nga khi đó đang tham gia tuần tra trên không cùng đối tác Trung Quốc.
Trong những vụ ngăn chặn xâm nhập, Hàn Quốc và Nhật Bản luôn nói phía Nga và Trung Quốc là bên vi phạm không phận trước tiên. Bắc Kinh và Moscow luôn phủ nhận cáo buộc.
Mỹ - Nga dẫn đầu thế giới về quy mô sức mạnh không quân Mỹ và Nga là hai nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia có số máy bay chiến đầu lớn nhất thế giới, theo kết quả khảo sát của Flight International. Tạp chí Flight International của Anh vừa công bố kết quả cuộc khảo sát thường niên về quy mô lực lượng không quân các nước trên thế giới. Theo đó,...